Bùng nổ hoạt động cho vay ngang hàng: Có tiện nhưng… chưa lợi
Trước sự bùng nổ của hoạt động cho vay ngang hàng trong nước cùng với những rủi ro được cảnh báo trước từ những bài học quốc tế, cơ quan quản lý đang tính toán việc đưa hoạt động này vào khuôn khổ…
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
“Người đi vay có thể vay tiền siêu nhanh, thủ tục đơn giản, kín đáo, còn người cho vay có thể nhận được lợi nhuận siêu hấp dẫn” – đây là những thông tin quảng cáo đang được nhiều website, ứng dụng vay tiền trực tuyến (Peer to Peer – P2P) đưa ra. Theo đó, người vay chỉ cần cài ứng dụng trên điện thoại thông minh, đăng ký tài khoản, sau đó tải lên ảnh chụp một số giấy tờ liên quan là đã hoàn tất một bộ hồ sơ để vay tiền.
Khi khoản vay được phê duyệt, người vay sẽ nhận được tiền qua tài khoản ngân hàng hoặc điểm giao dịch của bên cho vay. Còn những người có tiền nhàn rỗi, họ chỉ cần tải ứng dụng, đăng ký tài khoản để trở thành nhà đầu tư. Khi có một khoản vay được phê duyệt, nhà đầu tư nhận được thông báo của ứng dụng. Nếu chấp thuận cho vay, khoản tiền sẽ được chuyển từ tài khoản của nhà đầu tư sang tài khoản ngân hàng của người vay.
Mô hình này vốn được các nhà cung cấp dịch vụ ví von giống như taxi Uber hay Grab (do cách kết nối trực tiếp giữa người bán và người mua thông qua ứng dụng) trong lĩnh vực tài chính và bắt đầu nở rộ tại Việt Nam. Tùy vào mô hình hoạt động mà người cho vay có thể được xác định cụ thể là một đối tác của công ty tư vấn (như mô hình của ucash.vn; ATM online.vn, avay.vn, clickvay.vn, doctordong.com; monily.vn, olava.vn, fastdong.com, dongshopsun.vn…) hoặc không được xác định cụ thể, có thể là tổ chức, cá nhân bất kỳ có đăng ký cho vay trên hệ thống của công ty tư vấn (như mô hình của tima.vn; vaymuon.vn). Trên thị trường thế giới, tất cả các mô hình nói trên được biết đến với tên gọi là: mô hình cho vay ngang hàng.
Theo các chuyên gia, cho vay ngang hàng là hình thái tín dụng phi chính thức với những đặc điểm như: quy mô nhỏ, món vay nhỏ, ai cũng có thể tiếp cận, kể cả những người không đủ tiêu chuẩn tiếp cận các hệ thống tài chính chính thức. Tuy nhiên, dù được đánh giá là tiện lợi, đáp ứng nhu cầu tài chính của nhiều người, nhưng nó cũng bị các chuyên gia và cơ quan quản lý đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cả người cho vay lẫn người đi vay. Tiến sỹ Cấn Văn Lực – chuyên gia tài chính, Ngân hàng BIDV cho rằng, hình thức cho vay ngang hàng thực chất được coi là một kênh đầu tư. “Đã đầu tư thì sẽ có rủi ro, mà rủi ro lớn nhất là mất tiền. Ngân hàng cho vay có tài sản bảo đảm còn khó đòi, tỷ lệ nợ xấu còn cao huống hồ vay không tài sản bảo đảm… Vì vậy, sẽ có nhiều tranh chấp xảy ra và rủi ro sẽ rất lớn” – vị chuyên gia cho biết.
Đã đầu tư thì sẽ có rủi ro, mà rủi ro lớn nhất là mất tiền. Ngân hàng cho vay có tài sản bảo đảm còn khó đòi, tỷ lệ nợ xấu còn cao huống hồ vay không tài sản bảo đảm… Vì vậy, sẽ có nhiều tranh chấp xảy ra và rủi ro sẽ rất lớn.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực – chuyên gia tài chính, Ngân hàng BIDV
Ngoài ra, hình thức tín dụng này do đôi bên thỏa thuận và không theo quy định nào của Ngân hàng Nhà nước, do vậy lãi suất cũng sẽ rất cao. Khi lãi suất cao dẫn tới hệ lụy là người đi vay không đủ thu nhập trang trải lãi suất đúng hạn, từ đó dẫn tiếp đến lãi chồng lãi, thậm chí có thể mất nhà cửa, tài sản, gây nên những hậu quả xã hội khác…
Video đang HOT
Đó là chưa kể đến những biến tướng của mô hình này như tín dụng đen trá hình hoặc lừa đảo. Trong khi đó, người cho vay lại không có khả năng thẩm định năng lực tài chính của người đi vay, còn các công ty môi giới chỉ là đơn vị đứng lên thu thập thông tin giữa 2 bên. Họ hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm gì đối với kết quả của việc vay mượn này. Giữa các bên vay và cho vay lại hoàn toàn không có hợp đồng, không có thỏa thuận, vì vậy toàn bộ rủi ro đổ lên đầu họ.
Hoạt động vay tiền online được quảng cáo rầm rộ thời gian gần đây
Sẽ thí điểm, coi là hoạt động kinh doanh có điều kiện
Những hệ luỵ của cho vay ngang hàng đã được cảnh báo trước từ kinh nghiệm tại Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. Gần đây, khi Chính phủ Trung Quốc thắt chặt quản lý P2P Lending thì các công ty này có xu hướng chuyển địa bàn hoạt động. Theo các thông tin được công bố, trong năm 2018, số lượng các công ty cho vay ngang hàng tại Trung Quốc giảm 25% xuống còn hơn 1.000 công ty. Mới đây, Dianrong – một trong những công ty cho vay ngang hàng lớn nhất Trung Quốc cũng đã tuyên bố đóng cửa 60/90 chi nhánh. Thông tin được Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc Trung Quốc siết chặt quản lý hoạt động cho vay ngang hàng đã khiến các công ty chuyển hoạt động sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Cụ thể, theo thống kê của cơ quan quản lý, trong số 40 công ty P2P Lending đang hoạt động ở nước ta thì có 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số công ty từ Indonesia hoặc Singapore. Một số công ty trong số 40 doanh nghiệp này đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật về ngân hàng và tín dụng. Trước thực trạng này, các chuyên gia và cơ quan quản lý đồng loạt lên tiếng cho rằng, cần sớm có khuôn khổ pháp lý phù hợp để quản lý hoạt động cho vay ngang hàng, và đây phải là loại hình kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan Nhà nước cấp phép.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực cho rằng, để hoạt động cho vay ngang hàng đi vào khuôn khổ có 3 việc phải làm: Thứ nhất là phải xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu lớn (big data) để nhận diện một cách dễ dàng trên cơ sở nền kinh tế số. Thứ hai là phải có khung pháp lý cho các công ty fintech (financial technology – công nghệ trong tài chính). Thứ ba là phải có một Nghị định thí điểm về quản lý cho vay ngang hàng.
Mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước là đầu mối nghiên cứu vấn đề này. Hiện Ngân hàng Nhà nước cũng đã khảo sát kinh nghiệm quản lý của các nước và sẽ đề xuất thí điểm hoạt động này, coi đây là ngành kinh doanh có điều kiện. “Đây là hình thức giao dịch dân sự và pháp luật hiện hành chưa có quy định giao cho cơ quan chức năng nào quản lý. Cơ quan quản lý không cấm các sản phẩm của xu hướng kinh doanh mới, nhưng phải đảm bảo việc quản lý chặt chẽ” – Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.
Các chuyên gia cho rằng, khuôn khổ pháp lý phải đặt ra các điều kiện, trách nhiệm, quyền lợi rõ ràng đối với các công ty cho vay ngang hàng. Đó là điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở dữ liệu để định danh, chấm điểm khách hàng. Trách nhiệm của họ đối với việc cung cấp thông tin rõ ràng, các khuyến cáo đối với người vay và cho vay. Đồng thời, cơ quan quản lý phải tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn với những người cho vay, những người có tiền nhàn rỗi về quy mô cho vay, cách thực hiện cho vay, sự thận trọng việc ra quyết định cho vay. Ngược lại những người đi vay cũng phải được cảnh báo về những rủi ro, những nguy cơ có thể phải gánh chịu đối với các vấn đề phí, lãi suất, vấn đề sử dụng vốn… Nếu những người đi vay và cho vay biết được những giới hạn của mình thì rủi ro sẽ được hạn chế.
Theo anninhthudo.vn
Có phải tư duy người mua nhà đang thay đổi?
Với quy mô thị trường như hiện nay, người mua nhà đã không còn khó khăn trong việc lựa chọn dự án. Nhưng để tìm được dự án thật sự an tâm hoặc có thể mua những ngôi nhà tốt hơn trong khi "túi tiền" chưa thật rủng rỉnh thì không phải ai cũng biết. Đâu sẽ là cách mua nhà thông minh trong thời gian tới?
Chọn mua căn hộ đã hình thành
Chọn mua căn hộ đã hình thành hoặc đang hoàn thiện: Sau những "nỗi đau" mang tên "mua nhà trên giấy" hay "bàn giao chậm tiến độ"... giờ đây người mua nhà đã dần thay đổi suy nghĩ, không nhiều người còn duy trì thói quen đặt cọc từ khi lên "cốt 0" nữa, thay vào đó là xu thế chọn mua căn hộ đã hình thành hoặc đang trong quá trình hoàn thiện, nói cách khác người mua nhà giờ đây cần phải "nhìn tận mắt, sờ tận tay" vừa tránh được rủi ro vừa nhanh chóng đưa khoản đầu tư vào chu kỳ sinh lời.
Nắm bắt được xu thế của thị trường, một số chủ đầu tư có tiềm lực tài chính vững mạnh đã chủ động "xây trước, bán sau" họ thường mở bán khi đã xây xong phần thô hoặc đã cất nóc, tiêu biểu như MIKGroup hay Geleximco...
Nhận hỗ trợ tài chính tối đa từ ngân hàng
Mua nhà bằng tiền đi vay nhờ các chính sách hỗ trợ từ ngân hàng đã được áp dụng từ lâu nhưng mua nhà bằng tiền thuê nhà là xu thế hoàn toán mới. Các chủ đầu tư sẽ liên kết với ngân hàng để hỗ trợ tốt đa cho người mua, đây là giải pháp tài chính tối ưu cho cả người mua nhà ở thực và nhà đầu tư căn hộ cho thuê.
Với người mua nhà ở thực họ sẽ gỡ bỏ được gánh nặng tài chính ban đầu, chia nhỏ khoản vay đó ra và trả trong nhiều năm, giúp họ sớm có cơ hội sở hữu căn hộ trong mơ. Còn với những nhà đầu tư cho thuê, công cụ này sẽ giảm tới đa suất đầu tư ban đầu hàng chục lần, còn tiền lãi trả hàng tháng sẽ được giải quyết bằng chính số tiền cho thuê. Trên thị trường đã bắt đầu có những dự án áp dụng chính sách này như VinCity hay Imperia Sky Garden
Hiện tại Imperia Sky Garden (số 423 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang áp dụng chính sách mua nhà bằng tiền thuê nhà: Khách hàng sẽ chỉ cần thanh toán 10% giá trị căn hộ, tương đương với từ 210 triệu đồng là đã được sở hữu ngay căn hộ dự kiến bàn giao quý II/2019. Người mua có nhu cầu vay vốn ngân hàng sẽ được sử dụng gói vay dài kỷ lục lên tới 35 năm, ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng, lãi suất 0% trong 10 tháng, miễn phí phạt trả nợ trước hạn 12 tháng. Với chính sách cho vay "ưu việt" này, khách hàng sẽ chỉ phải trả gốc và lãi hàng tháng trung bình khoảng 10 triệu đồng - tương ứng với tiền đi thuê nhà hàng tháng là đã có cơ hội sở hữu căn hộ cao cấp tại dự án.
Căn hộ nhiều phòng ngủ
Với hầu hết những người mua nhà lần đầu họ thường hướng đến căn hộ 1 - 2 phòng ngủ do năng lực tài chính chưa vững mạnh, nhưng chỉ sau một thời gian họ thường có nhu cầu đổi sang căn hộ lớn hơn, có 3 - 4 phòng ngủ. Nhu cầu này thường xuất hiện khi họ có khả năng tài chính tốt hơn hoặc số thành viên trong gia đình tăng lên. Theo CBRE Việt Nam, các giao dịch chứng tỏ xu hướng tiêu dùng đang có sự chuyển dịch sang dòng căn hộ diện tích lớn, nhiều phòng ngủ. Dẫn chứng trong năm 2018, tỷ lệ người mua căn diện tích trên 90 m2 chiếm đến 60%, chỉ có 30% người chọn mua căn 60-90 m2.
Nhà mẫu căn hộ tại dự án Imperia Sky Garden.
Thực tế, thị trường Hà Nội những năm gần đây đã có sự nóng dần các căn 3 phòng ngủ trở lên, phần vì thị trường đang quá chú trọng vào các căn 2 phòng ngủ, phần vì cách thiết kế chưa tối ưu nên các căn 3 phòng ngủ thường có diện tích lớn (trên dưới 100m2) nên giá thành căn hộ khá cao, khiến người mua khó tiếp cận.
Theo kiến trúc sư Cung Thành Đạt, CEO của BEA Asean, đơn vị thiết kế Imperia Sky Garden "bài toán thiết kế luôn đặt ra câu hỏi: làm sao vừa tối đa hóa được diện tích dành cho phòng ngủ nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu sống tiệm cận với thiên nhiên, ánh sáng và gió trời của hầu hết các gia đình". Cũng theo ông Đạt, do tối ưu hóa thiết kế nên các căn hộ tại Imperia Sky Garden đều có cửa số lớn đón ánh sáng mặt trời, giúp các đều đón được không khí trong lành. Đặc biệt có nhiều căn diện tích chỉ trên dưới 90 m2 được thiết kế 3 phòng ngủ nhưng vẫn mang lại cảm giác rộng rãi và tràn đầy sinh khí cho các chủ nhân sử dụng.
Cùng với 3 xu thế trên, Thị trường BĐS những năm tới được dự báo sẽ có xu thế phát triển mạnh sản phẩm căn hộ 2 chìa khóa (Dual Key), Officetel 2 chìa khóa (Dual Key Officetel), căn hộ cho thuê hướng tới khách nước ngoài, đặc biệt sẽ xuất hiện mô hình kinh doanh đáp ứng nhu cầu thuê nhà ở trong khoảng thời gian ngắn (theo mô hình thuê nhà của Airbnb) đang khá phổ biến trên thế giới.
Từ nay đến 31/3, tất cả khách hàng đặt mua thành công căn hộ Imperia Sky Garden sẽ được nhận ngay một cây vàng 9999 trị giá 35 triệu đồng. Đồng thời, có cơ hội nhận thêm bộ Phúc Lộc Thọ bằng vàng trị giá 45 triệu đồng và tham dự bốc thăm may mắn sở hữu xe Mercedes, cùng nhiều chuyến du lịch đi Mỹ, Pháp, Singapore.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Lợi nhuận tăng, liệu các ngân hàng có giảm lãi suất cho vay? Thông tin lợi nhuận các ngân hàng liên tục khởi sắc những năm gần đây khiến nhiều người kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay thời gian tới có thể giảm. Tuy nhiên, trên thực tế đây là bài toán khó đối với các ngân hàng. Lợi nhuận liên tục "bùng nổ" Năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự "bùng nổ" lợi...