‘Bùng dịch bị xử lý, lãnh đạo đứng đầu họ sẽ khóa cứng thôi’
Việc chuyển đổi mô hình chống dịch thay đổi tư dư từ “ Zero Covid-19″ sang “sống chung với dịch”, theo các chuyên gia, là vấn đề quan trọng nhất hiện nay.
Mỗi địa phương áp dụng quy định một kiểu khiến các DN khó khăn trong lưu thông hàng hóa. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Thảo luận tại “Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế – xã hội” do Văn phòng Quốc hội (QH) và Ủy ban Kinh tế tổ chức sáng nay, 27.9, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng QH, cho rằng việc quan trọng nhất hiện nay là chuyển đổi mô hình chống dịch như thế nào, khi vừa qua chúng ta khóa cứng kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế – xã hội.
“Vừa rồi rất mừng là Thủ tướng nói sẽ chuyển sang sống chung an toàn với Covid-19. Còn như trước, chúng ta cứ đặt mục tiêu “Zero Covid-19″ phong tỏa cứng cả đất nước, mỗi lần từ 7 – 10 ngày. Nếu cứ phong tỏa nửa năm trời như thế thì đổ vỡ hết”, ông Dũng lo ngại.
Vẫn theo chuyên gia này, hiện tại, các địa phương vẫn áp dụng cách chống dịch rất khác nhau, nó như “vòng kim cô” cho các lãnh đạo đứng đầu.
“Chúng ta áp đặt nếu để bùng dịch người đứng đầu chịu trách nhiệm thì người ta cứ có 1 – 2 ca là sẽ khóa cứng thôi. Như TP.HCM khóa cứng không cho chợ dân sinh, đầu mối… chỉ cho mỗi siêu thị hoạt động thì người nghèo họ không tiếp cận được, sẽ sống khốn khổ như thế nào?”, ông Dũng băn khoăn, và đề nghị cần xóa bỏ ngay quy định mỗi tỉnh mỗi kiểu, đòi hết giấy này giấy kia, tỉnh cho qua, tỉnh lại không, thì nền kinh tế không thể lưu thông được.
TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, cũng chỉ ra 3 vấn đề chưa được thời gian qua. Đó là chính sách thiếu nhất quán, giật cục thay đổi nhanh khiến DN bị động. Khi sửa thì quá chậm gây tăng chi phí, tạo ra đứt gãy chuỗi cung ứng ở nhiều thời điểm.
Thứ hai, cải cách và cải thiện thể chế bị chậm lại; cơ cấu lại nền kinh tế cũng bị chững và cổ phần hóa chậm, trong khi nếu làm tốt cổ phần hóa, tái cơ cấu thì chúng ta sẽ có thêm 39.000 tỉ đồng. Thứ 3, thu ngân sách thiếu bền vững, thất thu do DN khó khăn, nguồn thu hoạt động giao dịch đất đai tăng nhanh, thu từ chứng khoán… khó mà ổn định.
Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế – xã hội do Văn phòng Quốc hội và Ủy ban Kinh tế tổ chức ngày 27.9. Ảnh GIA HÂN
Video đang HOT
Tháo gỡ khó khăn, phục hồi sau dịch
Bàn thêm về giải pháp chuyển đổi mô hình chống dịch, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đề xuất Chính phủ cần tăng cường chi tiêu tài khóa nhiều hơn nữa. “Gói hỗ trợ cho phục hồi 2 năm tới thứ nhất là vượt khó, thứ 2 là bắt nhịp đà phục hồi của thế giới, và thứ 3 là nắm bắt xu hướng lớn của thế giới như tiêu dùng, lối sống và cuộc Cách mạng 4.0, năng lượng tái tạo”, ông Thành lưu ý.
Hiện nay, theo ông Thành, khó khăn lớn nhất đối với các DN (đặc biệt ở khu vực phía nam) là họ đang rất băn khoăn với mô hình, khuôn khổ chống dịch của Chính phủ để có thể chủ động quay lại sản xuất. Đối với vấn đề lao động, thực sự đang trở thành “đại sự cho cả nước mắt và lâu dài”. Nhiều DN cho biết họ ít nhất phải mất 2 năm mới thu hút được lao động quay lại. Cuối cùng là vấn đề cạn kiệt dòng tiền, DN cần phải được hỗ bằng gói tài khóa, hỗ trợ lãi suất.
Về giải pháp cụ thể hơn, TS Cấn Văn Lực đại diện cho nhóm nghiên cứu của BIDV, kiến nghị Chính phủ xem xét ban hành các gói hỗ trợ tiếp theo với tổng giá trị bổ sung khoảng gần 40.000 tỉ đồng (0,62% GDP năm 2020), chưa kể giá trị các gói hỗ trợ hiện tại có thể còn gia tăng khi được điều chỉnh, gia hạn.
Gói này cần mở rộng đối tượng hỗ trợ người lao động tới tất cả lao động phi chính thức (lao động tự do) với mức trợ cấp 1 triệu đồng/người với quy mô 29.300 tỉ đồng (khoảng 29,3 triệu người, chiếm 53,7% lực lượng lao động là lao động tự do), ngoài phần hỗ trợ riêng của các địa phương theo Nghị quyết 68.
Với gói hỗ trợ tiền điện, theo ông Lực, nên mở rộng đối tượng và giảm mạnh hơn cho người dân và DN, tương đương năm 2020 (khoảng 10.900 tỉ đồng). Theo đó, EVN có thể xem xét mở rộng đối tượng được giảm, với ngân sách giảm bổ sung khoảng 7.750 tỉ đồng.
Với gói hỗ trợ viễn thông, nên thiết thực hơn để nhiều người có thể tiếp cận và được hưởng, chẳng hạn nên giảm giá cước 20 – 30% trong 3 tháng, thay vì cách hỗ trợ bằng nâng cấp hạ tầng, khuyến mại cho một số đối tượng như hiện nay.
Một giải pháp nữa, theo TS Lực, NHNN tăng cường cho vay tái cấp vốn, tiếp tục linh hoạt hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng để họ có thêm nguồn lực giảm lãi suất, cung ứng tín dụng hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Bên cạnh đó, sớm xây dựng chiến lược, kịch bản phòng, chống dịch trong điều kiện mới và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh “bình thường mới”; cần có các động lực tăng trưởng mới và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô nhằm chủ động tận dụng cơ hội phục hồi mạnh cũng như kiểm soát rủi ro.
'Mồi nhử' lãi suất cao, liều chơi trái phiếu DN nhà đất
Các chuyên gia lo ngại về "bong bóng tài sản" và những rủi ro đến kinh tế vĩ mô từ tình trạng các DN, đặc biệt là DN bất động sản, vừa tăng phát hành trái phiếu riêng lẻ với lãi suất cao.
Dùng lãi cao làm "mồi nhử"
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, tình trạng doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu riêng lẻ gia tăng trong thời gian qua, với lãi suất cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh, đã nêu vấn đề này trong Báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước 6 tháng cuối năm.
Ông đề nghị Chính phủ đánh giá khả năng về "bong bóng tài sản" và những rủi ro đến kinh tế vĩ mô; trong đó phân tích kỹ hơn tình trạng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, phát hành trái phiếu riêng lẻ với lãi suất cao thời gian qua.
DN bất động sản thi nhau phát hành trái phiếu với lãi suất cao
Theo số liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), 6 tháng đầu năm 2021, có 306 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước, với tổng giá trị phát hành đạt 186.683 tỷ đồng. Trong đó, có 293 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị phát hành là 177.098 tỷ đồng và 13 đợt phát hành ra công chúng giá trị 9.584 tỷ đồng.
Nhóm các ngân hàng thương mại vẫn dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 68.113 tỷ đồng, nhóm bất động sản xếp vị trí thứ hai với tổng khối lượng phát hành 61.988 tỷ đồng.
Nếu như trái phiếu doanh nghiệp do các ngân hàng thương mại phát hành có lãi suất thấp từ 3-4,2%/năm thì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bất động sản vẫn cao ngất ngưởng, từ 8-12%/năm, chủ yếu thuộc về các tập đoàn như Sovico, Sunshine, BCG Land, Helios, Vinaconex, Tân Hoàng Minh, Kinh Bắc...
Chẳng hạn, cuối tháng 7/2021, DN S.S về BĐS ở Hà Nội đã phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 4 năm, 12 tháng trả lãi một lần, kỳ trả lãi đầu có lãi suất 11%/năm. Các kỳ sau là trung bình cộng lãi suất tiết kiệm cao nhất của kỳ hạn 12 tháng, của 4 ngân hàng lớn, cộng với 4,5%/năm.
Hiện có rất nhiều các nhà môi giới chào mời khách hàng mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, kỳ hạn từ 12-48 tháng, lãi suất cao. Với những lời đường mật như: bỏ một tỷ đồng để mua trái phiếu sẽ có lãi cao hơn gửi tiết kiệm từ 50 triệu đồng/năm trở lên.
Thậm chí, một doanh nghiệp có trụ sở chính tại TP.HCM kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp, sửa chưa bảo dưỡng ô tô, karaoke, nhà hàng, bất động sản,... hàng ngày vẫn gửi thông tin qua tin nhắn mời chào nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu, lãi suất lên tới 18%/năm cho khoản đầu tư 1 tỷ đồng, bất chấp dịch Covid-19 bùng phát và đang trong thời kỳ giãn cách, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh phải tạm dừng.
Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi kinh doanh không hiệu quả
Phát hành bằng mọi cách
Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn lớn và tăng hơn 3% so với cùng kỳ 2020. Theo quy định (Nghị định 153/2020/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, đối tượng mua trái phiếu phát hành riêng lẻ phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, có hiện tượng tổ chức cung cấp dịch vụ chào mời, phân phối trái phiếu doanh nghiệp không đúng đối tượng là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Trên thực tế, nhiều môi giới sẵn sàng hỗ trợ cấp giấy xác nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp, nếu người mua muốn trực tiếp đứng tên trên hợp đồng mua trái phiếu. Nếu không, người mua có thể ký hợp đồng hợp tác đầu tư, trái chủ nắm giữ trái phiếu là một bên thứ ba và cam kết trả lãi cho người mua.
Đánh giá chung về thị trường trái phiếu nửa đầu năm 2021, nhóm nghiên cứu của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản sẽ khiến nhu cầu huy động vốn qua kênh trái phiếu của các doanh nghiệp tăng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp hạn chế về tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Lãi suất trái phiếu bất động sản vì thế có thể nhích tăng và sẽ hấp dẫn hơn so với các nhóm trái phiếu khác.
Nhưng SSI cũng khuyên nhà đầu tư nên thận trọng, vì lượng trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu có nhiều rủi ro.
Một chuyên gia tài chính cho biết, có những doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn về dòng tiền. Để duy trì dòng tiền luôn luôn dương thì chỉ có cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhiều đợt, với lãi suất lần phát hành sau cao hơn lần trước, dùng lãi suất cao để thu hút vốn, nên rất rủi ro.
Theo số liệu của công ty xếp hạng tín nhiệm Fiin Ratings năm 2020, các doanh nghiệp bất động sản đã huy động tới 162 nghìn tỷ đồng qua phát hành trái phiếu. Lãi suất trái phiếu bình quân khoảng 10,5%/năm, kỳ hạn bình quân 3,8 năm. Kết quả khảo sát 17 công ty bất động sản niêm yết, có phát hành trái phiếu vào cuối năm 2020 cho thấy, một số doanh nghiệp có lợi nhuận tạo ra không đủ trang trải lãi vay.
Các chuyên gia tài chính cho rằng, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chiếm tỷ trọng cao trong danh mục đáo hạn 3 năm tới. Trong khi đó, khả năng chi trả của doanh nghiệp phát hành lại phụ thuộc vào sự hồi phục của thị trường bất động sản.
Tình hình dịch Covid-19 vẫn còn nhiều phức tạp khó lường, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh sa sút thì rủi ro rất lớn. Rủi ro thường rơi vào thời điểm đáo hạn trái phiếu, nhất là đối với các trái phiếu lãi suất cao nhưng doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Bộ Tài chính cũng cảnh báo, doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ. Những doanh nghiệp phát hành khối lượng lớn trái phiếu, lãi suất cao mà sử dụng vốn không hiệu quả hoặc tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, hoặc lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động gặp khó khăn, có thể dẫn đến việc doanh nghiệp không hoàn trả được gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư. Điều này sẽ gây bất ổn cho thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường tài chính nói chung.
Quốc hội xem xét cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ mới Hôm nay (22/7), Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Theo chương trình ngày làm việc thứ 3 của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, hôm nay, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 Phạm Minh Chính trình bày Tờ trình về cơ cấu tổ...