Bưng bê cà phê thành thủ khoa, mơ làm nhà báo
Thi 3 môn được 26 điểm, Phạm Thị Ngọc Biển chiếm ngôi thủ khoa ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, mang niềm tự hào về huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Nhưng phía sau niềm vui là bao gánh nặng, toan tính mưu sinh.
Nhận được tin báo đậu thủ khoa, Phạm Thị Ngọc Biển tích cực tìm việc làm thêm để lấy tiền nhập học.
Thường ngày, ngoài giờ học, Biển phụ mẹ làm đậu hũ, dọn hàng ra chợ bán. Từ khi nhận được tin đậu thủ khoa, Biển còn xin làm phục vụ cho một quán cà phê ở thị trấn, gom góp tiền chuẩn bị xuống TP.HCM nhập học.
Phạm Thị Ngọc Biển.
Bà Nguyễn Thị Bê – mẹ của Biển cho biết, bà có 3 người con đều đang đi học, chồng mất cách đây hai năm, cả nhà 4 người sống dựa vào gánh đậu hũ của bà.
Hoàn cảnh khó khăn, các con của bà Bê đều chăm ngoan, học giỏi. Con trai cả hiện là sinh viên năm cuối trường đại học Quy Nhơn, để đỡ đần mẹ chi phí ăn học, đã 3 năm cậu con trai không về nhà ăn Tết vì ở lại làm thêm.
Biển cho biết, nữ sinh này thích nghề báo từ khi còn là học sinh cấp 2 khi xem những bộ phim trên ti vi thấy người làm báo được đi nhiều nơi. Năm lớp 11, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức lớp tiếp xúc với nhà văn, nhà báo tại trường, Biển được gặp những nhà báo nổi tiếng, gạo cội của làng báo, được nghe tâm sự về những chuyến đi, những vất vả trong nghề báo, nhất là nhà báo nữ.
Nhưng bù lại là được đi đến các bản làng xa xôi, được chia sẻ những câu chuyện của cuộc sống khắp nơi, em càng quyết tâm trở thành phóng viên. Nhớ khi làm hồ sơ dự thi, các thầy cô đều khuyên “nghề này vất vả, học hành tốn kém, xin việc cũng khó khăn nhưng em vẫn quyết thực hiện mơ ước của mình”, Biển nói.
Video đang HOT
Bí quyết để đạt điểm cao của Biển là vận dụng sơ đồ tư duy để học tốt. “Với môn Sử, em lập sơ đồ tư duy các mốc sự kiện tiêu biểu theo từng thời kỳ, không học lan man.
Ở môn Địa, ngoài những kiến thức trên lớp, Biển tự bổ sung thêm ý kiến riêng rồi trao đổi thêm với bạn và thầy cô. Còn môn Văn, trên lớp tập trung nghe giảng, đọc thêm nhiều sách báo, tìm cảm hứng thực tế”, Biển chia sẻ. Thành tích của cô học trò nghèo còn là đoạt giải Ba môn Văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 11 và 12.
Tháng 9 tới, Biển nhập học, chính thức trở thành sinh viên ngành báo chí, bắt đầu cuộc sống tự lập nơi đất khách. “Xuống Sài Gòn, em sẽ ở trọ ngoài để tự nấu ăn, tiết kiệm chi phí và tìm việc làm thêm phụ giúp mẹ”, Biển nói.
Theo Lê Hường-Tuyết Mai/Báo Tiền phong
Bảng thành tích dài và sáng của thủ khoa HV Ngân hàng
Từ cô gái lạ lẫm với môi trường ĐH, khóc ngay trong kỳ đầu tiên cầm kết quả , sau 4 năm, Lê Minh Hương không chỉ chững chạc hơn mà còn trở thành thủ khoa đầu ra của HV Ngân hàng.
Đứng dậy từ nơi đã vấp ngã
Họ tên: Lê Minh Hương
Ngày sinh: 27/5/1992
Thủ khoa HV Ngân hàng với điểm học tập toàn khóa: 3,88/4
Quê quán: Hải Phòng- Học bổng CPA Úc năm 1 đại học.- Học bổng của ngành Ngân hàng năm 1, năm 3- Học bổng đặc biệt của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2- Học bổng Khuyến khích học tập của Học viện Ngân hàng năm 1, 2, 3, 4- Bằng khen của Giám đốc học viện Ngân hàng cho sinh viên xuất sắc năm 4- Giải xuất sắc môn Sinh Các tỉnh duyên hải miền bắc lớp 10- Giải nhì môn Sinh cấp thành phố lớp 11 và 12.
Một Minh Hương xinh xắn, đa tài và học giỏi của hôm nay, trong quá khứ từng là một cô gái hay khóc và cũng đã từng "ngã rất đau" trong học tập.
Ngày học cấp 3, Minh Hương bước vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học với tâm thế của người mới giành giải xuất sắc trong kỳ thi HSG các tỉnh duyên hải miền Bắc. Nhưng kết quả cuối cùng lại không như mong muốn, cô chia sẻ: "Mình là người duy nhất bị trượt khi đó trong số 5 người đi thi. Không chỉ bất ngờ mà mình còn thực sự bị sốc và cảm giác như mọi thứ sụp đổ".
Nhưng cô học trò "mít ướt" ngày nào đã can đảm đứng dậy từ chính nơi mình vấp ngã. Và một bài học Minh Hương rút ra được để luôn mang theo bên mình trong hành trình dài rộng phía trước: "Khi con người ta chưa vấp ngã thì họ sẽ không biết mình có nghị lực như thế nào để có thể đứng dậy và kiên trì đi đến thành công".
Minh Hương sở hữu ngoại hình xinh xắn.
Kết quả cho sự kiên trì, nỗ lực của Minh Hương chính là sự rộng mở của cánh cổng trường đại học. Cô trở thành sinh viên học viện Ngân hàng và rồi khi ra trường, Minh Hương cũng là người "về đích" nhanh nhất.
3,88/4 là điểm tổng kết toàn khóa mà cô gái quê Hải Phòng đạt được cùng với một bảng thành tích cao. Đó là những phần thưởng xứng đáng cho nghị lực của cô gái đất cảng trong suốt 4 năm qua.
Học 1,5 tiếng mỗi ngày: Chìa khóa để thành công
Cũng giống như rất nhiều tân sinh viên, những ngày đầu tiên ở môi trường đại học của Minh Hương cũng là khoảng thời gian khó khăn. Cô tâm sự: "Khi mới đi học, mình thấy mọi thứ đều lạ lẫm: tiết học kéo dài hơn, thầy cô giảng bài cũng nhanh hơn, nhìn vào quyển giáo trình thì toàn thấy chữ".
Kết thúc kỳ học đầu tiên, Minh Hương đã khóc khi cầm trên tay kết quả học tập quá tệ. Nhưng bài học trong quá khứ đã dạy Hương cách mạnh mẽ để đối diện và thay đổi.
Và chìa khóa để mở cánh cửa thành công của Minh Hương rất đơn giản: "Chăm chỉ và học tập một cách khoa học". Hương luôn duy trì thói quen học ít nhất 1,5 tiếng mỗi ngày để tự tổng hợp kiến thức vào đề cương hoặc xem trước bài của ngày mai.
Thay vì đến gần kỳ thi mới bắt đầu "vắt chân lên cổ" thì Minh Hương luôn chủ động ôn luyện, tập hợp kiến thức. Cô chia sẻ: "Mình luôn làm đề cương từ những bài học đầu tiên, đến cuối kỳ chỉ cần học theo đề cương, không sợ nhầm lẫn hoặc bỏ sót kiến thức".
Với 1,5 tiếng mỗi ngày, Minh Hương không chỉ tạo cho mình được một thói quen tốt mà còn có thể dễ dàng chinh phục những môn học "khó nhằn", là nối "ám ảnh" với nhiều sinh viên.
Cô thủ khoa đa tài
14 năm giữ vai trò lớp trưởng, Minh Hương được chứng kiến sự trưởng thành của chính bản thân. Cô gái đất cảng chia sẻ: "Ngày học cấp 2, mỗi lần bị các bạn phản bác, nói lại điều gì mình đều chỉ biết khóc. Nhưng dần dần, mình biết cách lắng nghe, đón nhận ý kiến góp ý của mọi người và dần hoàn thiện bản thân".
Với khuôn mặt xinh xắn và một nụ cười hút hồn người đối diện, Minh Hương nhận được rất nhiều lời mời làm người mẫu ảnh. Nhưng với Hương đó chỉ là một sở thích, một việc làm thêm ngoài giờ học chứ không phải là công việc chính.
Chỉ những khi không bận học và sắp xếp được thời gian, Minh Hương mới nhận lời làm người mẫu ảnh. Và bạn bè sau khi xem ảnh vẫn thường trêu Hương "diễn" giỏi quá vì: "Khi chụp hình mình không nhìn vào người chụp, mình nghĩ đến một người khác để cho đỡ ngại, và bức hình cũng tự nhiên hơn".
4 năm học tại HV Ngân hàng, với một bảng thành tích cao, nhưng Minh Hương cũng tiếc nuối vì: "Không tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của trường nên đã bỏ mất nhiều cơ hội để giao lưu học hỏi và kết bạn".
Cô thủ khoa của HV Ngân hàng đến hôm nay, vẫn luôn có ước mơ được làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người. Ngày thi đại học, Minh Hương từng muốn thi Y nhưng vì sợ máu mà cô bạn quyết định chuyển khối thi, trường thi. Không thực hiện được mong muốn trở thành bác sĩ, nhưng ước mơ được giúp người bệnh của Hương thì chưa bao giờ thay đổi. Cô bạn chia sẻ: "Ước mơ của mình là giúp những người nghèo được chữa bệnh".
Theo Zing
'Cậu bé chăn bò' lập kỳ tích Cùng lúc nhận được học bổng của 2 chính phủ sau khi thi vào 2 trường đại học danh tiếng thế giới, "cậu bé chăn bò" Võ Văn Huy ngày nào lại khiến nhiều người ngỡ ngàng, thán phục. Ngày 12/9 tới, Võ Văn Huy (ngụ xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) sẽ lên đường sang kinh đô ánh...