Bún nghệ xào lòng xứ Huế: Món ngon chữa bệnh thời thơ ấu
Ở xứ Huế, có một món ăn nổi tiếng mà nó không chỉ đơn thuần là món ngon, nó còn được gọi là phương thuốc chữa bệnh thời thơ ấu: Bún nghệ xào lòng.
Món ngon nổi tiếng xứ Huế
Vùng Huế thưở xưa được gọi là Thuận Hoá. Vùng đất này đã tham gia vào lịch sử Việt Nam từ lâu và vào thế kỉ XVIII, đây chính là là thủ phủ của chúa Nguyễn, là kinh đô của nhà Tây Sơn. Sang thế kỷ XIX thành kinh đô nhà Nguyễn thì Huế dần xác lập lại vị trí là trung tâm văn hoá của nước ta.
Dù bạn là người “sành ăn” hay không thì đều sẽ mê mẩn với những món ăn Huế ngay từ lần đầu tiên. Có thể nói, người Huế đến với ẩm thực không theo cái nghĩa sinh học giản đơn, mà thưởng thức bằng cả khứu giác, thị giác và cả… thính giác. Món ăn Huế có hương vị rất rõ ràng và đậm đà, từ mặn, ngọt, béo, bùi đến chua, chát, đắng, cay, vị nào luôn rõ vị ấy.
Bún nghệ xào lòng là món ngon nổi tiếng của xứ Huế
Video đang HOT
Bún nghệ xào lòng là món ngon nổi tiếng của xứ Huế mà ai có dịp đến đây thì đều không nên bỏ lỡ. Vì có sự kết hợp nguyên liệu và cách chế biến rất khác lạ nên món ăn cũng đem đến hương vị rất đặc biệt. Sợi bún và lòng, gan lợn được xào chung với nghệ tươi nên món ăn vừa có màu vàng bắt mắt vừa sở hữu hương vị thanh mát rất ngon miệng.
Một tô bún nghệ xào lòng thơm ngon
Món này tuy không nhiều nguyên liệu, nhưng phải chọn khá kỹ và mất thời gian sơ chế. Theo lời một người bán hàng kể, lòng heo phải chọn loại tươi ngon, làm sạch cho hết mùi hôi, rồi thái miếng và ướp gia vị kỹ. Nghệ phải chọn củ có độ già vừa phải, xay ra có màu vàng cam đậm. Để chiều ý thực khách, nồi xào gồm nhiều thứ cả gan, lòng non, lòng già và tiết heo luộc. Tất cả được ướp với mắm, muối, tiêu hành và nước nghệ cho thấm rồi xào riêng. Chảo còn lại, họ xào bún với gia vị và nước nghệ, cho màu vàng óng. Nghệ tươi được giã nhỏ, thêm chút gia vị xào chín rồi cho vào âu riêng.
Khi khách gọi tô bún nghệ, chủ hàng gắp một vắt bún, lấy muôi múc lòng xào, xúc thìa nghệ và thêm nhúm rau răm. Khách nhẩn nha trộn đều bát bún rồi vừa ăn vừa hít hà. Một tô nhỏ xinh đầy ắp cái béo béo dai dai của lòng heo, vị nồng của nghệ, thơm của rau răm, dẻo mềm của sợi bún và vị cay của ớt, tiêu…
Là phương thuốc chữa bệnh thời thơ ấu
Ngày còn bé, hễ lúc nào ho hay ốm vặt, bà thường cho tôi ăn món bún nghệ. Bà kể, ngày xưa không có thuốc, ho thì đi chợ mua vài khúc núm đuôi hoặc lòng già, bún, mấy củ nghệ. Về nhà, bà giã nghệ, ướp lòng với gia vị, xào với bún, thái thêm rau răm rồi cho tôi ăn ngay khi chảo còn trên bếp. “Ăn vài lần là hết ho”, bà nói. Lớn lên xa quê đi học đi làm, hiếm lắm tôi mới có dịp được ăn bún nghệ xào lòng.
Bún nghệ xào lòng không chỉ là món ăn chữa bệnh, mà còn là thức quà chiều phổ biến ở Huế
Bây giờ, bún nghệ xào lòng không chỉ là món ăn chữa bệnh, mà còn là thức quà chiều phổ biến ở Huế. Từ 13h, chủ hàng đã bắt đầu soạn đồ đón khách. Buổi sáng là thời gian họ ra chợ chọn lòng ngon về sơ chế, giã nghệ, rửa rau răm, làm tương ớt, gia vị ăn kèm.
Mỗi tô bún nghệ thường có giá 10.000 – 20.000 đồng. Bạn có thể ghé một số hàng bún nghệ được nhiều người lựa chọn như trước cửa chợ Đông Ba, chợ An Cựu, 10/154 đường Bà Triệu, 19 Trần Quang Khải… Bún nghệ còn một phần rất ngon mà không phải ai cũng thích, đó là “cháy nồi”. Đây là phần bún sát dưới đáy nồi, xào lâu nên hơi cháy. Thứ này ăn vào giòn giòn, vừa lạ vừa vui miệng. Nhưng thực khách phải đợi lúc chủ hàng bán vơi hơn nửa nồi mới được thưởng thức.
Ngồi chờ bún, nghe tiếng khách nói chuyện râm ran xen lẫn tiếng cạo đáy nồi, đảo bún của chủ hàng, tôi bất giác nhoẻn miệng cười, nghĩ bụng: “Nay cháu không ho vẫn ăn bún nghệ, mà ngon thật bà ạ”. Đối với nhiều người, bún nghệ xào lòng được coi là nỗi nhớ xa quê của người con xa xứ. Nếu có dịp ghé năm đất Huế, bạn hãy thử một lần thưởng thức món ngon nổi tiếng này.
Bánh bèo cung An Định
Nhắc tới Huế, không thể không nhắc tới những món ngon. Một trong những món ăn bình dân được cả người dân và du khách ưa thích là bánh bèo.
Ở Huế có rất nhiều quán bánh bèo, nhưng nổi tiếng nhất là quán bánh bèo bà Cư - nhiều người quen gọi là quán bánh bèo cung An Định. Sở dĩ có tên đó là bởi quán nằm trong một con hẻm (số 177/23 Phan Đình Phùng, thành phố Huế) gần cung An Định.
Quán bánh bèo cung An Định ra đời cách đây trên 60 năm, do bà Cư làm chủ. Bánh bèo là một món ăn phổ biến với cách thức chế biến đơn giản. Nguyên liệu làm bánh là gạo xay thành bột mịn, trộn với nước, chờ vài phút để có độ dẻo vừa phải, sau đó múc vào từng đĩa nhỏ, xếp vào vỉ đem hấp chín bằng hơi. Khi bánh chín, người ta cho thêm vào đó tôm giã thật nhỏ, bì lợn chiên, mỡ hành... Trước khi ăn, thực khách rưới chút nước mắm cốt, bỏ vài lát ớt xanh lên mặt bánh.
Bánh bèo quán bà Cư đặc biệt bởi cách chế biến tinh tế, đem lại vị ngon khó lẫn. Bánh được đặt trong từng đĩa nhỏ chỉ vừa một miếng, thực khách vừa thưởng thức vừa chuyện trò.
Ngoài bánh bèo, quán bà Cư còn có các loại bánh khác như bánh nậm, bánh lọc, bánh ram ít hay món chả tôm, nem lụi, bún thịt nướng... mang đậm hương vị ẩm thực đặc trưng của Huế.
Dù quán bánh bèo bà Cư nằm trong hẻm nhưng người dân Huế không ai không biết. Với khách du lịch, đây là địa chỉ "phải đến" trong hành trình thăm Huế. Hiện thương hiệu bánh bèo bà Cư ở cung An Định đã mở thêm cơ sở ở đường Nguyễn Huệ (thành phố Huế) và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, người dân Huế và du khách vẫn thích vào con hẻm nhỏ bên cung An Định để thưởng thức món ăn bình dân và tao nhã này.
Huế: Nguồn gốc cái tên bánh xèo Nhiều người sẽ thắc mắc bánh khoái Huế có hình dáng hơi giống bánh xèo miền Nam nhưng cách ăn và tên gọi lại hoàn toàn khác nhau. Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/ Theo bà Mai Thị Trà, nghệ nhân ẩm thực Huế, người xưa dùng bếp củi để chế biến bánh khoái. Khi đổ bột vào chảo, khói bếp bốc lên nhiều, cay...