Bún mọc luyến lưu người Sài thành hơn 40 năm phong vị đất Bắc
‘ Bún mọc’ hay ‘bún mộc’ không quan trọng, quan trọng là… hương vị món ăn!
Tô bún mọc suốt 40 năm qua gây thương nhớ với người Sài Gòn
Quán bún mọc Thanh Mai nằm ngay góc đường Trương Định giao với Nguyễn An Ninh (phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM) vốn đã rất nổi tiếng với nhiều thế hệ người Sài Gòn suốt hơn 40 năm qua.
Anh Đào Vũ Duy Hoàng (37 tuổi, chủ quán đời thứ hai) cho biết: “Quán của gia đình tôi mở bán từ thời 1976 – 1977, lúc đó cha mẹ tôi ngoài Bắc di cư vào Nam lập nghiệp. Thời đó thì không biết làm công việc gì để kiếm ra tiền, mẹ tôi có tay nghề nấu ăn rất ngon nên quyết định nấu món bún mọc bán tới giờ luôn”.
Theo những chia sẻ từ anh Hoàng, phần nước dùng của bún mọc sẽ được nấu từ xương ống bò và sườn non heo.
“Để nước dùng vẫn giữ được độ trong mà vị đậm đà, ngọt thơm mùi xương thì trong quá trình hầm, tôi phải liên tục vớt lớp bọt nổi bên trên mặt nồi nước ra”, anh nói thêm.
Cả một “bầu trời ẩm thực” Hà Nội nằm gọn trong tô bún mọc
Về các loại chả ăn kèm trong tô bún, chủ quán tiết lộ: “Toàn bộ mọc nấu bún được chế biến từ giò sống, làm sạch và xay nhuyễn, sau đó cho thêm nấm mèo băm nhỏ và các loại gia vị theo công thức của cha mẹ tôi truyền lại”. Khi chuẩn bị xong các bước vừa kể trên, mọc nấu bún sẽ mềm, dai và mịn như loại chả quết được làm từ cá, tôm thông thường.
Video đang HOT
Song, thay vì quết thành từng viên không theo hình dạng cố định như những quán khác thì với bún mọc Thanh Mai, chả mọc sẽ được chủ quán cẩn thận vo thành viên tròn có kích cỡ gần bằng quả bóng bàn.
Nước dùng được hầm từ xương ống và sườn non
Ông chủ 8X chia sẻ thêm: “Từ công thức làm chả mọc như vậy, nhưng với những loại chả khác thì sẽ có các nguyên liệu và gia vị khác nhau. Giò sống xay nhuyễn, không thêm nấm mèo và được quết kỹ thành từng cuộn hình trụ, sau khi đem hấp chín thì thành chả lụa. Muốn làm chả quế thì trong lúc nêm nếm sẽ thêm thành phần là một ít quế nướng. Giò sống vo viên, chiên lên thì thành chả chiên. Cuối cùng là chả lá, nêm thêm chút tiêu tỏi rồi gói lá chuối hấp cách thủy là được”. Anh Hoàng cũng không quên nhấn mạnh “tất cả đều theo công thức gia truyền với nguyên tắc giữ trọn vị món ăn gốc Hà Nội”.
Một tô bún mọc đầy đủ ở đây được phân thành hai kích cỡ lớn và nhỏ, cũng theo đó mà có hai mức giá cố định là 55.000 đồng/tô nhỏ, 60.000 đồng/tô lớn.
Tất cả các loại chả ăn kèm bún mọc đều do chủ quán tự làm
Chả được làm dựa theo công thức gia truyền do cha mẹ để lại
Một thực khách tên Châu Anh nhận xét: “Riêng mình thì cảm thấy bún mọc ở đây vừa miệng và rất hợp khẩu vị. Nước lèo trong, ngọt thanh, đặc biệt là các loại chả ăn kèm rất đa dạng. Ngoài chả ra thì trong mỗi tô bún còn có thêm một miếng sườn hoặc xương khá to. Giá cả ở đây cũng không phải là quá đắt so với chất lượng món ăn, và cả vị trí ngay trung tâm thành phố”.
Một vài, trong số nhiều những ý kiến khác nhau mà tôi thấy có vẻ hợp lý khi nghe người ta giải thích: “Bún mọc mới đúng, vì món ăn này xuất phát từ vùng Nhân Mục, nơi đây ngày xưa có nhiều làng Mọc, rừng cây bao quanh nên còn có tên là Kẻ Mọc. Khu vực này bây giờ là quận Thanh Xuân, Hà Nội”.
Hay như một ý kiến khác cũng khá thuyết phục: “Bún mộc ý là nói đến món bún nước, được ăn kèm với những viên chả mộc được làm từ giò sống vo thành cục tròn”…
Giá bún từ 55.000 – 60.000 đồng/tô, tùy thực khách lựa chọn lớn hay nhỏ
Quán mở bán từ 5 giờ sáng đến tầm 15 giờ chiều là nghỉ
Nói tóm lại, để có thể đưa ra được cái tên gọi duy nhất đúng cho món bún này, thôi thì cứ để… thời gian trả lời vậy. Chuyện quan trọng nhất lúc này là hương vị của món bún có ngon hay không, có đậm đà và đủ để níu chân thực khách suốt hàng chục năm qua hay không?
Theo Thanhnien
Buồn buồn thì nướng cá chuồn
Bạn hay lý sự rằng đời là phức tạp nhưng ẩm thực phức tạp bội phần. Bạn chứng minh, không phức tạp sao đĩa cá chuồn khô nhanh vơi, còn nồi lẩu cá bớp sang như trời thì cứ kêu con bé phụ bàn hâm đi hâm lại.
Cá chuồn nướng
Bạn là người Sài Gòn chưa lâu năm, gốc Quảng Ngãi, tiếp bạn đồng hương bằng những con cá chuồn khô thô mộc. Chủ quán ngẩn người, hỏi nướng cách sao? Bạn hướng dẫn, cứ như mình là đầu bếp chính hiệu: "Lửa than, quạt cho đượm, trở cá nhanh và đều, bụng cá hơi vàng, nghe thơm là đem lên". Nhưng để cho có không khí "dân chủ", anh em có nhiều sự lựa chọn, và cũng để chứng tỏ "tao làm ăn được lắm", bạn kêu thêm khá nhiều món, trong đó có món lẩu cá bớp.
Bạn nói với đồng hương: Mấy ông ở quê ăn cá chuồn nhiều rồi, giờ thưởng thức món phố đi. Tôm sốt cà, gà hầm, cua rang muối, lẩu cá bớp... tùm lum đó. Ai thích gì ăn nấy. Các đồng hương sau vài cốc bia "chào mừng" chỉ dạo đũa qua từng món, ăn qua quýt cho "chủ xị" khỏi buồn. Lát sau thôi giữ kẽ, khách quê cũng thò tay xé nhỏ từng miếng cá chuồn khô, quẹt qua chút xì dầu dằm ớt xanh, ăn ngon lành như bạn. Hay vậy ta! Mới hôm kia ở quê, cả nhóm uống bia, bàn tính cho chuyến đi Sài Gòn thăm bạn, mồi nhậu cũng là mấy chục con cá chuồn khô. Giờ vẫn là... khô cá chuồn mà cứ nhai như cả năm chưa ăn vậy.
Ai đó nói tôm, gà, cua mỗi thứ "buồn" một ít thôi (vì thật ra đĩa nào cũng vơi quá nửa). Riêng cái anh lẩu cá bớp là "buồn" hơn cả. Ai cũng chỉ húp chút nước, rỉa chút cá, khều chút rau cho có lệ rồi thôi.
Chủ xị không ngạc nhiên, nói mấy ông lơ lẩu bớp cũng phải vì có lẽ bớp trong này là bớp nuôi, thịt ít ngọt thơm, lại bở. Mà phải vậy thôi. Hàng nghìn quán nhậu thâu đêm suốt sáng, bớp biển đâu mà cung cấp cho nổi. Khách quê chêm vào: Bớp ngoài quê là bớp biển, nấu món gì cũng thơm lựng, ngon thấu trời xanh.
Chỗ khô cá chuồn bạn mang theo hết nhẵn. Quán gần nhà, bạn vù xe máy về lấy tiếp. Bạn kể: Con cháu, bạn bè biết mình thích nên gửi hoài. Nhà mình có thể thiếu... kim cương nhưng quyết không để vắng cá chuồn khô trong tủ lạnh. Mấy ông không biết đâu. Nghe đây! Tui ở trong này hễ Buồn buồn thì nướng cá chuồn/Ngó ly rượu, ngồi nhớ suông quê nhà. Hay hông? Hay thì dzô!
Những cơn mưa đầu mùa Sài Gòn thường gây ngập nhưng cũng hay xúi ta tìm về quán xưa, bạn cũ. Câu chuyện biển quê nhà râm ran khúc hát "nhớ mùa cá chuồn ăn trứng, nhảy dây".
Ngà ngà say, ai cũng tranh nhau "luận" về cái sự ngon của cá chuồn khô. Và anh chàng "chủ vựa" cá chuồn khô là nói có ý tứ... bồng bềnh nhất. Rằng trong từng chút cá có vị nắng xa khơi, có cơn bấc, cơn nồm, có vị mặn mồ hôi của ngư dân một nắng hai sương, có cả mùi của những tấm lưới chuồn oi nồng phơi trên cát bỏng.
Theo Thanhnien
Mực nhồi cơm sốt Teriyaki nóng hổi nhìn là muốn thử ngay! Vừa Lạ Vừa Quen, Sốt Teriyaki Đậm Đà Kết Hợp Với Mực Giòn Dai Và Cơm Trắng Thơm Ngon Sẽ Như Thế Nào Nhỉ? Nguyên liệu: - 2 con mực to - 150g gạo - 150ml nước - 10 tép tỏi - 50g sốt Teriyaki - Sốt Mayonnaise - Vừng rang Cùng trổ tài nấu nướng thôi! Cách Làm Mực Nhồi Cơm Sốt...