Bún cua thối “vừa ăn vừa bịt mũi” thách thức thực khách ở Gia Lai
Phần nước dùng màu đen, đặc sánh, “bốc mùi” thum thủm ăn kèm với bún, da heo chiên giòn, rau sống,… lại tạo thành món ngon “trứ danh” vùng đất Gia Lai.
Bún cua thối (hay còn gọi là bún mắm cua, bún thối) là đặc sản ở phố núi Pleiku, tỉnh Gia Lai. Người dân địa phương gọi tên món ăn này như vậy nhằm phân biệt với bún riêu cua hay các món chế biến từ cua khác.
Đúng như tên gọi, bún cua thối gồm 2 nguyên liệu chính là bún và cua. Thế nhưng khác hoàn toàn với các món bún hay món cua khác, món ăn này khiến thực khách chỉ nghe tên cũng đã dè chừng vì có mùi khó ngửi, bốc lên từ thứ nước dùng màu đen đặc sệt.
Bún cua thối – món ăn khiến thực khách nghe tên đã “xa lánh” nhưng quen rồi lại “phát thèm” (Ảnh: MokoNail).
Để làm món bún cua thối, người địa phương thường sử dụng cua được bắt ở đồng Phú Thọ (tức Đồng Xanh, xã An Phú, TP. Pleiku) thì mùi vị mới ngon và thơm.
Chế biến món này cũng khá kỳ công. Cua đồng tươi sau khi mua về được rửa sạch, bỏ phần mai, lấy phần thân đem giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Nước cua tươi được ủ lên men khoảng một ngày đêm cho đến khi chuyển màu đen và bốc mùi nồng, hơi thum thủm thì đem ra chế biến.
Video đang HOT
Khi ủ nước cua phải đảm bảo đủ và đúng thời gian để có mùi thơm đạt chuẩn. Nếu nước cua nặng mùi quá hoặc ít mùi thì khi nấu bún cũng không ngon.
Phần nước cua đã lên men tiếp tục được đun sôi liu riu trên bếp lửa rồi cho thêm măng tươi thái mỏng. Đun càng lâu, măng càng tiết ra vị ngọt khiến nồi nước dùng càng đậm đà. Người ta cho thêm cả trứng vịt chín vào nồi nước, khi khách gọi đồ thì mới múc ra, chan kèm vào bát bún.
Thoạt nhìn, món bún cua thôi khiến thực khách “toát mồ hôi” vì vẻ ngoài kém hấp dẫn. Món ăn chỉ có bún, măng, vài miếng da heo chiên giòn với hành phi, đậu phộng kèm theo phần nước dùng đen ngòm, đặc sánh, bốc mùi thum thủm.
Tuy nhiên, khi thưởng thức quen rồi, sẽ cảm nhận được vị ngon, thơm đặc trưng của món ăn “trứ danh” này.
Bún cua thối ăn kèm với rau sống. Thực khách có thể gọi thêm bánh phồng tôm, nem chua, chả… rồi chan nước cua ngập phần nhân bên trong. Để món ăn có độ bùi béo, thơm ngon, bạn nên thưởng thức kèm trứng vịt luộc được nấu cùng nước dùng. Quả trứng “nhuộm” màu đen ngòm, thoang thoảng vị cua lên men khá lạ.
Tô bún cua hoàn chỉnh là tổng thể hài hòa của nước dùng đặc sánh, da heo chiên, đậu phộng, bánh phồng, nem chua, chả… khiến thực khách ăn là nhớ (Ảnh: Quyên Nguyễn).
Với nhiều người lần đầu thưởng thức không khỏi dè chừng trước món bún cua thối nhưng nếu ai đã ăn quen thì sẽ thấy vị ngon đặc trưng. Vị hăng nồng, nặng mùi của nước dùng cùng vị chua cay, mằn mặn nơi đầu lưỡi là cảm nhận của thực khách khi nếm đặc sản phố núi.
Trộn đều các nguyên liệu, từ từ thưởng thức rồi xì xụp húp phần nước cua còn đọng lại, thực khách như cảm nhận được hết tinh hoa của món ăn đang tan chậm trong khoang miệng.
Mỗi suất bún cua có giá khoảng 10.000 – 15.000 đồng. Món ăn bình dân tuy khiến nhiều người ban đầu ái ngại nhưng lại là đặc sản “trứ danh” vùng cao nguyên, nếu ai thưởng thức 1 lần sẽ nhớ mãi hương vị độc đáo không phải món ăn nào cũng có.
Muối kiến vàng Gia Lai.
Muối kiến vàng có vị chua chua, nồng nồng, béo béo, ngọt ngọt, cay cay rất hấp dẫn.
Đây là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng đất Gia Lai. Muối kiến vàng là muối được làm từ con kiến vàng. Kiến, một con vật bé xíu nhưng lại có thành phần dinh dưỡng cao: đạm từ 42-67%, có 28 loại acid amin và rất nhiều khoáng chất. Kiến vàng là loài côn trùng chuyên săn mồi trên tán lá cây cao. Đặc biệt, vườn cây ăn quả mà có kiến vàng sẽ cho quả ngọt, mọng nước và ít sâu bọ hơn.
Kiến vàng đốt rất đau. Chính vì thế, công đoạn khó khăn nhất để làm muối kiến vàng chính là bắt kiến. Tùy theo thổ nhưỡng từng vùng, đặc thù của rừng cây mà loài kiến vàng thường làm tổ trên những ngọn cây ở độ cao thấp khác nhau. Những người bắt kiến nhiều kinh nghiệm sẽ nhận biết được khi nào tổ kiến có nhiều trứng, đó là khi bên ngoài tổ có một màng trắng bạc. Họ sẽ dùng cây sào để khều tổ kiến từ trên cây xuống, cho nguyên tổ kiến vào thau nhôm. Sau khi rũ bỏ hết rác lá, sẽ còn lại kiến và trứng kiến.
Tiếp theo là công đoạn rang sơ kiến và cả trứng kiến vàng trên chảo nóng cho đến khi kiến khô, chín thơm. Sau đó, cho kiến vào cối, thêm ớt, muối, bột ngọt và giã nhỏ. Tùy khẩu vị của từng vùng miền mà muối kiến vàng được chế biến theo các cách khách nhau.
Mùa kiến ngon nhất là lúc kiến đẻ trứng. Lúc này, vị chua thanh của kiến cộng hưởng với vị ngọt bùi của trứng, vị ớt cay xè và mằn mặn của muối biển sẽ tạo nên một món chấm rất lạ miệng và hấp dẫn.
Muối kiến vàng thường có mặt trong những bữa ăn của người dân Gia Lai. Muối kiến vàng có thể ăn không hoặc ăn kèm với cơm nóng, thịt luộc, thịt nướng nhưng đậm đà nhất là ăn với thịt bò, nai một nắng. Muối kiến vàng cũng rất tuyệt khi kết hợp với cóc, xoài hay ổi.
Đến Gia Lai, các bạn hãy thưởng thức ngay muối kiến vàng, bạn sẽ hiểu tại sao đây lại được xem như một đặc sản của vùng đất cao nguyên.
Phở khô - niềm tự hào trong văn hóa ẩm thực của người dân phố núi Phở khô là món ngon đặc trưng của phố núi. Món ngon dù đã xuất hiện nhiều nơi trên đất nước nhưng không nơi nào chế biến ngon bằng Gia Lai. Phở khô Gia Lai còn có tên gọi khác là "phở hai tô" vì nó bao gồm 1 tô phở khô và 1 tô nước dùng đi kèm. Bánh phở khi trụng...