Bức xúc vì bị luân chuyển giáo viên trái quy định tại Thanh Hóa
Việc luân chuyển, điều động giáo viên ở huyện Yên Định ( Thanh Hóa) đã đẩy nhiều giáo viên vào cảnh tuyệt vọng, không còn động lực đến trường.
Không chỉ bất ngờ thu hồi, thay đổi hàng loạt quyết định trong luân chuyển, điều động giáo viên, huyện Yên Định (Thanh Hóa) còn ra văn bản một đằng, thực hiện một nẻo, ưu ái trái quy định. Việc làm trên đã đẩy nhiều giáo viên trên địa bàn lâm vào cảnh tuyệt vọng, không còn động lực đến trường đầu năm học mới.
Cô Thuận thất vọng trước cách làm của huyện Yên Định.
Những ngày qua, rất nhiều giáo viên ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, tay cầm lá đơn, quyết định… đến trụ sở Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện đòi lại sự công bằng.
Di chứng của lần tai nạn giao thông năm 2012 khiến cột sống và khớp chân của cô Nguyễn Thị Thuận, giáo viên Trường Tiểu học Định Liên (48 tuổi) vẫn còn phải điều trị. Bản thân cô Thuận cũng đã có đơn xin được nghỉ hưu sớm vì bệnh tật. Thế nhưng, cô phải luân chuyển đến Trường Tiểu học Yên Trung với quãng đường 13km trong khi người có số điểm thấp hơn cô lại được tạm hoãn điều động.
Những giáo viên ở Yên Định bị luân chuyển trái quy định đang không biết điều gì xảy ra.
“Tôi là 1 giáo viên bình thường, công tác gần 30 năm rồi, năm nay gần 50 tuổi. Đúng theo công bằng, văn bản thì chấm điểm từ trên xuống dưới tôi chưa phải đi trong số 4 người đi theo quy định. Trong 4 người đó không ai có diện ưu tiên, tôi là có điểm cao thứ 2, mà điều tôi đi luân chuyển, người thấp điểm hơn thì ở lại. Mình đã viết đơn nhiều mà phòng giáo dục cứ quanh co không trả lời” – cô Thuận bức xúc.
Tương tự như cô Thuận, trường hợp của cô Trịnh Thị Huy, giáo viên trường Tiểu học Định Hưng cũng bị điều động một cách tréo ngoe. Mặc dù có số điểm cao hơn một số giáo viên khác nhưng lại bị luân chuyển đến nơi xa nhất, trong khi người có số điểm thấp hơn cô Huy thì lại được UBND huyện Yên Định “ưu ái” cho hoãn điều động với lý do không đi được xe máy xa.
“Họ đưa ra lý do cô Trần Thị Hiến không đi được xe máy xa để cho cô Hiến được tạm hoãn điều động, trong khi đó, việc không đi được xe máy xa không có trong tiêu chí xét hoãn điều động. Có cô giáo vừa bị kỷ luật, vừa thấp điểm hơn tôi cũng được ưu ái đến nơi gần. Việc luân chuyển giáo viên của huyện không công bằng, không công khai, minh bạch và trái với công văn, quy định” – cô Trịnh Thị Huy cho biết.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thiện Chinh khẳng định, rất nhiều giáo viên gửi đơn thư đến Phòng giáo dục và sẽ làm việc với những giáo viên này.
Trường hợp của cô Hoàng Thị Minh Ngà, giáo viên Trường THCS Yên Bái, thì chẳng khác nào huyện đã thất hứa bằng “văn bản”. Năm 2016, cô thuộc đối tượng dôi dư phải luân chuyển từ Trường THCS Định Tường đến Trường THCS Yên Bái. Cô đã đi 3 năm theo kế hoạch đề ra của UBND huyện. Đến thời điểm này hết nghĩa vụ, cô đã gửi đơn kiến nghị được quay về trường cũ hoặc xem xét cho cô đến công tác tại Trường THCS Định Bình gần nơi cư trú nhất. Thế nhưng, nguyện vọng của giáo viên và quy định đều không được thực hiện
Ông Hồ Xuân Phương, chuyên viên phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Yên Định thừa nhận, do thiếu giáo viên nên không thể thực hiện đúng quy định được.
“Trong quá trình làm, có hướng dẫn thực hiện theo thang điểm của các đơn vị trường học. Ví dụ, trước, anh đi miền núi 5 năm hay bố mẹ già… nhưng giờ chỉ được ưu tiên điểm, đi miền núi cộng bao nhiêu điểm chứ không miễn vì ở Yên Định là huyện trung gian nên nhiều giáo viên đi miền núi thì dẫn đến ưu tiên theo quy định năm 2016 số đối tượng đó nhiều không đủ số lượng giáo viên để bố trí sắp xếp” – ông Phương cho biết.
Số giáo viên tiếp tục đến phòng giáo dục huyện gửi đơn kiến nghị ngày càng nhiều.
Cách luân chuyển giáo viên tại Yên Định đang đặt ra cho dư luận, đặc biệt là giáo viên nơi đây câu hỏi, cơ quan giáo dục, những người làm giáo dục, đúng ra phải là nơi hình thành và thượng tôn cho sự công bằng, liêm chính, chứ không thể tồn tại sự dối trá.
Trưởng Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Yên Định Nguyễn Thiện Chinh khẳng định, việc thực hiện luân chuyển là chưa thể tuyệt đối được. Phòng đã nhận được đơn kiến nghị của các giáo viên, huyện sẽ gặp gỡ các giáo viên có đơn để làm việc, xem xét từng trường hợp./.
Theo VOV
Cách tránh 6 lỗi quản lý lớp giáo viên hay mắc dịp đầu năm học
Giai đoạn mới khai giảng là thời gian quan trọng, là bước khởi động tạo đà cho cả năm học của cả thầy cô và các em học sinh trong lớp. Bằng cách lưu ý để tránh những sai lầm phổ biến mà giáo viên hay mắc, sẽ giúp thầy cô thiết lập một năm học vui vẻ và hiệu quả.
Để quản lý lớp học được tốt, một trong những nguyên tắc giáo viên cần thực hiện là minh bạch hóa các chế tài. (Ảnh minh họa)
Dưới đây là một số lỗi phổ biến giáo viên mắc phải vào đầu năm có thể làm giảm hiệu quả giảng dạy hay quản lý lớp học:
1. Không truyền đạt những kỳ vọng rõ ràng
Giáo viên nên truyền đạt kỳ vọng cho học sinh vào những ngày đầu tiên đến trường. Điều này có nghĩa là chia sẻ và xem xét các quy tắc cho lớp học bao gồm cả hình thức xử lý các vi phạm.
Những kỳ vọng cho bất kỳ thói quen nào giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nên được xác định rõ ràng. Một số giáo viên lựa chọn tạo ra bản quy tắc lớp học để học sinh thực hiện và yêu cầu học sinh, phụ huynh ký tên.
2. Không thiết lập mối quan hệ với học sinh
Xây dựng mối quan hệ với học sinh là cách hiệu quả nhất để giáo viên tránh các vấn đề về quản lý lớp học. Khi học sinh có mối quan hệ với giáo viên, chúng sẽ ít gây rắc rối hơn.
Vì vậy, làm quen với các học sinh, nói chuyện với chúng, gặp gỡ từng học sinh một, tìm hiểu những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng và xem liệu bạn có thể giúp đỡ được những vấn đề chúng gặp phải không.
Xây dựng mối quan hệ với học sinh có thể đi một chặng đường dài hướng tới việc tạo ra một lớp học thực sự là một tập thể, một gia đình.
3. Không nhất quán trong thực hiện kỷ luật
Dạy học là một công việc phức tạp đòi hỏi nhiều kĩ năng và phẩm chất. Nếu bạn muốn có một lớp học được quản lý tốt; một môi trường lớp học dân chủ và bình đẳng thực sự; muốn bản thân không phải chịu những hậu quả về việc mất kiểm soát trong quản lý lớp học thì mỗi giáo viên cần cố gắng để hình thành sự kiên định và nhất quán trong hành xử, đặc biệt thái độ và ứng xử đối với các sai phạm.
Hầu hết các học sinh đều có ý thức về hình thức xử phạt các vi phạm được giải quyết trong lớp học. Nếu bạn đã xử lý kỷ luật vi phạm đối với một học sinh nhưng không phạt một học sinh khác với lỗi tương tự, học sinh sẽ xem giáo viên không công bằng và không nhất quán. Và chuyện "nhờn hình phạt" là chuyện đương nhiên xảy ra.
Giáo viên cần theo sát, nắm bắt tâm lý học sinh ngay từ những buổi học đầu năm học. (Ảnh minh họa)
4. Không tạo kế hoạch hành động cho những học sinh kém
Học sinh thể hiện hành vi kém thường không chắc chắn về cách cải thiện nó. Giáo viên nên tạo ra các kế hoạch hành động mô tả rõ ràng các kỳ vọng và phân định các bước mà học sinh có thể thực hiện để thành công.
Khi học sinh bị điểm kém hay yếu môn học nào, giáo viên hãy chỉ ra những nhiệm vụ cho học sinh phải làm để cải thiện điều đó. Có một kế hoạch hành động cụ thể sẽ giúp học sinh khắc phục được những hành vi kém.
5. Đuổi học hay trừng phạt với các vi phạm nhỏ
Mục đích sử dụng kỷ luật là để học sinh rèn luyện tiến bộ trong lớp học. Hành vi vi phạm nhỏ nên có cuộc trò chuyện giữa giáo viên với học sinh để phê bình, rút kinh nghiệm và sau đó là động viên. Vi phạm trung bình giáo viên nên có các cuộc gọi điện hoặc gặp gỡ phụ huynh để trao đổi trực tiếp.
Việc yêu cầu một học sinh rời khỏi lớp học hoặc báo cáo nhà trường chỉ nên sử dụng cho các vi phạm nghiêm trọng. Nếu một giáo viên đuổi học sinh ra khỏi lớp quá dễ dàng, thể hiện lớp học không có kỷ luật. Ngoài ra nếu giáo viên báo cáo ngay nhà trường để xử lý kỷ luật những vi phạm nhỏ, thể hiện giáo viên đó không có khả năng quản lý hiệu quả lớp học.
6. Không xử lý vấn đề ngay từ đầu
Hầu hết các vấn đề về hành vi đều có một nguyên nhân cơ bản. Ví dụ: Một giáo viên kể câu chuyện, em học sinh trong lớp có vấn đề về hành vi trong suốt thời gian dài nhưng đến khi học sinh này nổi cơn thịnh nộ trong lớp cô mới tá hỏa.
Khi tìm hiểu thì được biết, hành vi không ổn định đó bắt nguồn từ việc bố mẹ không cho tham gia chơi ở đội bóng rổ của trường. Cô đã gặp bố mẹ để thuyết phục phụ huynh cho em tham gia đội bóng và vấn đề được giải quyết. Như vậy, nhiều vấn đề quản lý lớp học mà giáo viên phải đối mặt có thể xóa bỏ bằng cách tìm hiểu học sinh và tìm ra gốc rễ hành vi.
Bảo Minh
Theo GDTĐ
Không thả bóng bay trong lễ khai giảng năm học 2019-2020 Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có văn bản hướng dẫn tổ chức lễ khai giảng năm học 2019-2020 gửi đến phòng giáo dục các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trường học trong toàn tỉnh. Ảnh minh họa. Theo văn bản hướng dẫn, các trường sẽ đồng loạt tổ chức lễ khai giảng vào ngày 5-9, thời...