Bức tranh tương phản giữa xu hướng mua sắm và tiêu dùng ở Mỹ
Năm 2024, người tiêu dùng Mỹ phải đối mặt với áp lực kinh tế nặng nề khi giá nhà ở và thực phẩm tăng cao.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở San Mateo, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Trước “bão giá”, người dân trở nên thận trọng hơn trong chi tiêu, dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong thói quen mua sắm và ăn uống. Những chuyển biến này không chỉ tái định hình thị trường tiêu dùng mà còn tạo ra những mảng sáng tối rõ rệt, với một số doanh nghiệp vươn lên mạnh mẽ, trong khi nhiều tên tuổ.i lâu đời phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Walmart và Aldi đã trở thành điểm đến ưa thích của người tiêu dùng, bao gồm cả các hộ gia đình có thu nhập cao trên 100.000 USD/năm.
Walmart, với chiến lược giá rẻ và dịch vụ trực tuyến được cải tiến, không chỉ thu hút được khách hàng trung lưu mà còn giữ chân thành công nhóm khách hàng thượng lưu. Bên cạnh thực phẩm, chuỗi bán lẻ này đã đầu tư mạnh mẽ vào thời trang hiện đại, giúp tăng sức hút và củng cố vị thế trên thị trường.
Amazon cũng không bỏ lỡ cơ hội tận dụng xu hướng này. “Gã khổng lồ” thương mại điện tử đã ra mắt Amazon Haul, một nền tảng tập trung vào các sản phẩm giá dưới 20 USD, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm hàng hóa giá rẻ của người tiêu dùng. Sự kiện Prime Day tháng 7 vừa qua tiếp tục giúp Amazon lập kỷ lục doanh số. Tuy nhiên, năm 2025 được dự báo sẽ mang đến nhiều thách thức, bao gồm nguy cơ thuế nhập khẩu và các tranh chấp lao động đang âm ỉ.
Ngành ẩm thực cũng ghi nhận những chuyển biến mạnh mẽ. Các chuỗi nhà hàng tầm trung như Shake Shack và Cava đã có một năm khởi sắc. Đặc biệt, Cava, với thực đơn ẩm thực Địa Trung Hải, đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu hơn 33% trong 9 tháng đầu năm.
Trong khi đó, McDonald’s, sau giai đoạn đầu năm gặp khó khăn, đã thành công lấy lại lòng tin khách hàng nhờ gói bữa ăn 5 USD và chiến lược mở rộng các chương trình khuyến mãi cho năm 2025. Dù vậy, sự cố nhiễm khuẩn E. coli vào mùa Thu vẫn đặt ra nhiều thách thức đối với chuỗi đồ ăn nhanh này.
Trái ngược với sự thành công của các thương hiệu trên, nhiều chuỗi nhà hàng lâu đời như Red Lobster và TGI Fridays đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản, dẫn đến việc đóng cửa hàng loạt địa điểm. Dù Red Lobster đã tái cấu trúc thành công dưới quyền sở hữu mới, nhưng tương lai của những chuỗi nhà hàng lâu đời vẫn đầy bất định.
Trong ngành thời trang, xu hướng quần jeans ống rộng đã trở thành “cơn sốt” khắp nước Mỹ. Từ Walmart với mức giá phải chăng 29 USD đến Gucci với các thiết kế cao cấp lên tới 1.200 USD, tất cả đều tận dụng sức hút này để thúc đẩy doanh số bán hàng. Tuy nhiên, ngành nội thất và các sản phẩm giá trị lớn khác lại chịu tổn thất nặng nề. Các nhà bán lẻ như Best Buy, Home Depot và Lowe’s đều ghi nhận doanh số giảm, đặc biệt ở những sản phẩm không thiết yếu như thiết bị gia dụng và cải tạo nhà cửa.
Video đang HOT
Các cửa hàng bách hóa truyền thống cũng không thoát khỏi khó khăn. Macy’s thông báo đóng cửa 150 cửa hàng trong 3 năm tới, trong khi Kohl’s báo cáo quý thứ 11 liên tiếp doanh số sụt giảm. Ngược lại, Nordstrom lại ghi nhận sự tăng trưởng mạnh nhờ chuỗi cửa hàng giảm giá Nordstrom Rack và gần đây đã được gia đình Nordstrom cùng một tập đoàn Mexico mua lại, mở ra hy vọng về một giai đoạn phục hồi tích cực.
Năm 2024 đã cho thấy một thực tế rằng các doanh nghiệp phải thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng để tồn tại. Người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm giá trị hợp lý mà còn đòi hỏi sự tiện lợi và trải nghiệm tốt hơn. Đối với các thương hiệu, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để tái định vị trong một thị trường đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt.
Chính quyền Trump 2.0 và trật tự kinh tế thế giới bị phân mảnh
Bằng cách gạt sang một bên các thể chế quốc tế, các chính sách của ông Trump sắp tới có thể đẩy nền kinh tế thế giới theo hướng phân mảnh hơn, nơi các mối quan hệ kinh tế ngày càng mang tính khu vực và ít gắn kết hơn trong một hệ thống thống nhất.
Ông Donald Trump phát biểu tại Maryland, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Giáo sư về quan hệ quốc tế KM Seethi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và mở rộng khoa học xã hội liên trường đại học (IUCSSRE), Đại học Mahatma Gandhi (MGU) mới đây cho rằng, sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025 hứa hẹn sẽ mang đến những thay đổi sâu sắc trong trật tự kinh tế toàn cầu. Với phương châm "Nước Mỹ trên hết" được tái khẳng định, chính quyền Mỹ mới dự báo sẽ tạo ra những chấn động lớn trong quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các đối tác thương mại chính.
Có thể nói lần này, khi quay trở lại vị trí lãnh đạo nước Mỹ, ông Trump phải đối mặt với một trật tự thế giới bất ổn và rạ.n nứ.t hơn so với trật tự mà ông đã rời nhiệm sở vào năm 2021. Xung đột toàn cầu, gián đoạn kinh tế và các liên minh thay đổi tạo ra một bối cảnh khó lường có thể khuếch đại tác động của các chính sách của ông theo những cách chưa từng có.
Làn sóng bảo hộ kinh tế
Bất chấp bối cảnh trên, trọng tâm trong chính sách kinh tế của ông Trump sắp tới vẫn là cam kết mạnh mẽ với chủ nghĩa bảo hộ, ưu tiên chủ quyền kinh tế quốc gia hơn là toàn cầu hóa và hợp tác đa phương. Ông dự kiến áp dụng mức thuế nhập khẩu cực cao, từ 10-20% cho hầu hết các mặt hàng, thậm chí lên tới 100% đối với một số sản phẩm từ Trung Quốc.
Cách tiếp cận này phản ánh Học thuyết Monroe trong việc khẳng định sự thống trị của Mỹ, nhưng khác về phạm vi, mở rộng chủ nghĩa bảo hộ vượt xa biên giới Mỹ. Không giống như trước đây nằm bảo vệ Tây Bán cầu khỏi ảnh hưởng của bên ngoài, chiến lược của ông Trump nhằm định hình lại thương mại toàn cầu để ưu tiên các lợi ích kinh tế của Mỹ trên toàn thế giới.
Những hàm ý đó là rất rõ ràng: giảm sự tham gia vào các tổ chức quốc tế, ưu tiên các thỏa thuận thương mại song phương và sẵn sàng rút khỏi các khuôn khổ đa phương. Đối với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Mexico và Ấn Độ, các chính sách này hứa hẹn sẽ gây ra căng thẳng mới, có khả năng dẫn đến thuế quan trả đũa và xáo trộn các mối quan hệ thương mại.
Những tác động
Tác động của chính sách này sẽ rất sâu rộng. Trong nước, lập trường bảo hộ của ông Trump có thể làm hài lòng những người cảm thấy bị tụt hậu trong toàn cầu hóa. Tuy nhiên, nó gây ra rủi ro cho người tiêu dùng Mỹ, những người có khả năng sẽ phải chịu chi phí thuế quan cao hơn dưới hình thức giá cả tăng.
Những chi phí tăng này có thể làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng, do đó làm chậm tăng trưởng kinh tế, trong khi việc không có các hiệp định thương mại đa phương có thể tạo ra một môi trường không thể đoán trước cho các công ty Mỹ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở San Mateo, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Trên toàn cầu, xu hướng bảo hộ này có nguy cơ làm mất lòng các đồng minh lâu năm và có thể đẩy nhanh quá trình hình thành các khối kinh tế thay thế tìm cách tự tách biệt khỏi ảnh hưởng của Mỹ.
Cách tiếp cận chính sách đối ngoại của ông Trump thường dựa trên các mối quan hệ giao dịch, gạt bỏ các liên minh truyền thống sang một bên để ủng hộ các cuộc đàm phán trực tiếp và các thỏa thuận thực dụng.
Nhiệm kỳ đầu tiên của ông được đán.h dấu bằng việc rút khỏi các thỏa thuận quan trọng, chẳng hạn như Hiệp định khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), những động thái làm suy yếu sự hợp tác đa phương về các vấn đề quan trọng. Sự trở lại Nhà Trắng của ông lần này báo hiệu sự tiếp tục - và có khả năng là sự gia tăng - của xu hướng này.
Với NATO, ông Trump trước đây đã bày tỏ sự thất vọng về những gì ông coi là đóng góp không cân xứng của Mỹ cho liên minh. Có thể ông Trump sẽ giảm triển khai lực lượng, đóng cửa một số căn cứ hoặc cắt giảm hỗ trợ tài chính, viện dẫn các biện pháp này là cần thiết để giảm "gánh nặng" toàn cầu của Mỹ. Việc rút lui khỏi Hiệp định Khí hậu Paris một lần nữa sẽ được xem xét, tiếp tục thách thức các nỗ lực chung về ứng phó biến đổi khí hậu.
Việc rút lui khỏi các thỏa thuận khí hậu đa phương sẽ gây ra hậu quả sâu rộng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất trước tác động của khí hậu. Lập trường của ông Trump về chính sách môi trường không chỉ mang tính biểu tượng; nó đ.e dọ.a trực tiếp đến nguồn tài trợ quốc tế cho việc thích ứng với khí hậu, một nguồn lực thiết yếu cho các khu vực đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng về môi trường do tình trạng nóng lên toàn cầu.
Tác động từ các chính sách của ông Trump vượt xa biên giới nước Mỹ, đặc biệt là tác động đến Nam toàn cầu, nơi các quốc gia đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận thị trường Mỹ. Đối với các quốc gia vốn được hưởng lợi từ thương mại mở với Mỹ, việc tăng thuế quan và chính sách bảo hộ của ông Trump đặt ra những thách thức ngay lập tức.
Các quốc gia ở Mỹ Latinh, Châu Phi và Đông Nam Á có thể phải đối mặt với việc hạn chế tiếp cận thị trường Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như nông nghiệp, dệt may và công nghệ. Việc hạn chế tiếp cận này có thể buộc các nền kinh tế trên phải tìm kiếm các thị trường thay thế, có khả năng làm tăng sự phụ thuộc vào các cường quốc mới nổi như Trung Quốc và thúc đẩy các liên minh khu vực mới.
Hơn nữa, thái độ hoài nghi của ông Trump đối với các thể chế đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể tạo ra một môi trường thương mại toàn cầu ít thân thiện hơn. Các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào WTO để làm trung gian hòa giải các tranh chấp thương mại có thể thấy mình không có biện pháp hiệu quả nếu ảnh hưởng của tổ chức này giảm đi. Việc thiếu một khuôn khổ đa phương đáng tin cậy như vậy có thể làm tăng cạnh tranh kinh tế, vì các quốc gia buộc phải bảo vệ lợi ích của mình trong một môi trường ưu tiên lợi ích quốc gia hơn là thương mại hợp tác.
Việc ông Trump tập trung vào sự thống trị của đồng USD như một công cụ đòn bẩy kinh tế cũng có thể thúc đẩy các nỗ lực phi USD hóa trong các nền kinh tế mới nổi. Các mối đ.e dọ.a áp thuế đối với các quốc gia đang khám phá các loại tiề.n tệ thay thế của ông Trump được coi là nỗ lực duy trì sự thống trị toàn cầu của đồng USD.
Tuy nhiên, những nỗ lực này có thể phản tác dụng bằng cách đẩy nhanh phong trào giữa các quốc gia BRICS hướng tới các hệ thống tài chính độc lập. Nga và Trung Quốc đã bắt đầu các bước để giao dịch bằng các loại tiề.n tệ riêng và nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể củng cố xu hướng này, tạo ra một nền kinh tế toàn cầu bị phân mảnh, nơi các quốc gia ngày càng cảnh giác với các giao dịch bằng đô la Mỹ.
Trên cơ sở đó, các quốc gia lớn như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ sẽ phải điều chỉnh chiến lược. Trung Quốc có thể đẩy nhanh quá trình tự cung tự cấp và tăng cường các liên minh khu vực. Nga có thể tăng cường quan hệ với Trung Quốc và các nước BRICS, giảm phụ thuộc vào đồng USD. Ấn Độ sẽ phải cân nhắc giữa cơ hội và thách thức trong mối quan hệ với Mỹ.
Như vậy, nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump dự kiến sẽ củng cố một kịch bản kinh tế phân cực. Cách tiếp cận bảo hộ và thái độ hoài nghi của ông đối với các tổ chức đa phương thách thức nền tảng của trật tự kinh tế tự do, vốn dựa trên sự hợp tác và quản trị chung. Việc rút lui khỏi chủ nghĩa đa phương làm suy yếu các nỗ lực tạo ra khuôn khổ công bằng cho thương mại và phát triển quốc tế, có khả năng làm trầm trọng thêm bất bình đẳng toàn cầu.
Đối với các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế ở Nam toàn cầu, các chính sách của ông Trump có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn kinh tế. Chi phí nợ tăng, khả năng tiếp cận thị trường Mỹ giảm và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các liên minh thay thế đ.e dọ.a đến tiến trình mà nhiều quốc gia đã đạt được trong những thập kỷ gần đây.
Bằng cách gạt sang một bên các thể chế quốc tế, các chính sách của ông Trump có thể đẩy nền kinh tế thế giới theo hướng phân mảnh hơn, nơi các mối quan hệ kinh tế ngày càng mang tính khu vực và ít gắn kết hơn trong một hệ thống thống nhất.
Để nền kinh tế thế giới ứng phó được trước áp lực của một nước Mỹ theo chủ nghĩa bảo hộ, các tổ chức đa phương phải thích ứng, tìm cách bảo vệ các nền kinh tế dễ bị tổn thương và duy trì các con đường hợp tác quốc tế. Sự hợp tác, thương mại công bằng và phát triển bền vững sẽ là chìa khóa để vượt qua những thách thức trong giai đoạn tới.
Trung Quốc có sách lược thương mại mới để ứng phó với chính quyền Trump 2.0 Trước nguy cơ căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng, Bắc Kinh đã phát triển một chiến lược toàn diện và quyết liệt để ứng phó với các chính sách cứng rắn của chính quyền Trump 2.0. Với các công cụ pháp lý như "danh sách thực thể không đáng tin cậy" và khả năng kiểm soát nguồn cung đất hiếm, Trung Quốc...