Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự báo trong quý II
Bộ Thương mại Mỹ ngày 29/8 cho biết nền kinh tế nước này đã tăng trưởng cao hơn ước tính ban đầu trong quý II năm nay, nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh hơn dự đoán.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý II vừa qua đã tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng trưởng ước tính trước đó là 2,8%. Bộ Thương mại Mỹ cho biết số liệu tăng trưởng kinh tế được cập nhật nâng lên chủ yếu là do điều chỉnh tăng lên đối với chi tiêu tiêu dùng.
Hoạt động tiêu dùng mạnh mẽ bất ngờ – ngay cả khi đối mặt với lãi suất cao – đã giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây. Nhưng khi các hộ gia đình đang dần tiêu hết số tiền tiết kiệm trong thời đại đại dịch, chi tiêu tiêu dùng được dự đoán sẽ yếu đi.
Video đang HOT
Trong lần cập nhật số liệu mới nhất này, hoạt động chi tiêu và nhập khẩu được điều chỉnh tăng lên, nhưng nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh, xuất khẩu và chi tiêu của chính phủ lại bị điều chỉnh giảm xuống.
Với mức tăng 3% trong quý II năm nay, kinh tế Mỹ đã có sự cải thiện so với mức tăng 1,4% trong quý đầu tiên. Tuy nhiên, ông Ryan Sweet, nhà kinh tế trưởng tại Mỹ của Oxford Economics, cho biết việc điều chỉnh nâng số liệu GDP nói trên không chắc sẽ làm thay đổi các dự báo ngắn hạn đối với kinh tế Mỹ. Ông cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới này được dự đoán sẽ “ổn định ở tốc độ tăng trưởng bền vững hơn trong phần còn lại của năm nay và sang đầu năm sau”.
Ông Sweet cũng nói thêm rằng các số liệu cập nhật nói trên “sẽ không tác động đến kết quả cuộc họp tháng Chín của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) vì trọng tâm của ngân hàng này là thị trường lao động”.
Mặc dù Fed đã tăng nhanh lãi suất để kiềm chế lạm phát tăng cao vào năm 2022, nhưng ngân hàng này được hầu hết giới phân tích dự đoán sẽ hạ lãi suất lần đầu tiên sau đại dịch vào tháng Chín. Điều này có thể thúc đẩy nền kinh tế.
Chuyên gia kinh tế doanh nghiệp Robert Frick của Navy Federal Credit Union cho rằng hoạt động chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ khi lạm phát hạ nhiệt cho thấy nền kinh tế Mỹ đã hạ cánh mềm vài tháng trước.
Theo công cụ FedWatch của CME Group, thị trường đang dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất ít nhất 0,25 điểm phần trăm, thậm chí có thể là 0,5 điểm phần trăm, vào tháng Chín.
IMF điều chỉnh nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống mức 2,6%
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 27/6 nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm hơn một chút so với dự báo trước đó, song vẫn duy trì mức độ "mạnh mẽ, năng động và có thể thích ứng với các điều kiện thay đổi trên toàn cầu".
Người dân mua sắm tại siêu thị ở California, Mỹ, ngày 15/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo IMF, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 2,6% trong năm nay, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4 của cơ quan này (2,7%).
Trong tuyên bố đi kèm với bản dự báo kinh tế cập nhật, IMF đánh giá: "Nền kinh tế Mỹ đã chứng tỏ được sự mạnh mẽ, năng động và thích ứng với các điều kiện thay đổi trên toàn cầu", bên cạnh hoạt động của nền kinh tế và thị trường việc làm "tiếp tục vượt kỳ vọng".
Mặc dù vậy, kinh tế Mỹ vẫn tồn tại tình trạng "thâm hụt tài chính quá lớn", dẫn đến "quỹ đạo tăng không ngừng đối với tỷ lệ nợ công trên GDP (Tổng sản phẩm quốc nội)".
IMF đánh giá mức độ thâm hụt tài chính và nợ cao "gây ra rủi ro ngày càng lớn cho nền kinh tế Mỹ và toàn cầu, có nguy cơ dẫn đến chi phí tài chính cao hơn và rủi ro ngày càng tăng đối với việc chuyển đổi suôn sẻ các nghĩa vụ đáo hạn".
Ngoài ra, IMF còn cảnh báo về tác động tiêu cực của xu hướng "mở rộng các biện pháp hạn chế thương mại".
IMF kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đạt được mục tiêu lạm phát 2% vào giữa năm 2025, sớm hơn một chút so với dự báo của ủy ban ấn định lãi suất thuộc Fed (năm 2026). Báo cáo dẫn phát biểu của Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho rằng dự báo của cơ quan này về lạm phát ở Mỹ có phần lạc quan hơn dự báo của Fed bởi vì xu hướng bùng nổ chi tiêu tiêu dùng sau đại dịch COVID-19 của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đang lắng xuống. Theo bà, Fed có thể cắt giảm lãi suất 1 lần trong năm 2024 và các lần tiếp theo trong năm 2025.
Ba kịch bản có thể xảy ra với kinh tế Mỹ năm 2023 Vào năm 2022, nhiều người Mỹ cảm thấy bi quan về nền kinh tế khi lạm phát tăng cao hơn, lo ngại về suy thoái lan rộng và lãi suất tăng. Năm 2023 có thể sẽ mang đến những thay đổi. Theo tờ Vox, có ba kịch bản kinh tế có thể diễn ra với Mỹ vào năm 2023. Suy thoái nhẹ Người...