Bức tranh lợi nhuận ngành thép nửa đầu năm: Kẻ khóc, người cười
Bức tranh lợi nhuận ngành thép trong quý 2 và 6 tháng đầu năm khá ảm đạm khi doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp sụt giảm.
Ảnh: VnMedia.vn
Bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép dần lộ diện khi các doanh nghiệp này lần lượt công bố báo cáo tài chính quý 2 và 6 tháng đầu năm.
Trong khi nhiều doanh nghiệp cùng ngành báo doanh thu sụt giảm hoặc báo lỗ thì Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) lại đi ngược dòng khi lợi nhuận sau thuế quý 3/2019 (01/04/2019-30/06/2019) của công ty đạt 161 tỷ, tăng mạnh 94% so với cùng kỳ năm 2018.
Mức tăng trưởng này là do biên lợi nhuân gộp tăng lên cộng với nỗ lực tiết kiệm chi phí của tập đoàn. Cụ thể, chi phí bán hàng tiết giảm 7%, chi phí quản lý doanh nghiệp tiết giảm 54%.
HSG cũng đang giảm gánh nặng tài chính của mình khi giảm nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn thông qua giảm khoản phải thu và hàng tồn kho cụ thể nợ vay ngắn hạn giảm từ 10,9 nghìn tỷ đồng đầu năm xuống 7,7 nghìn tỷ đồng.
Không được tích cực như HSG, công ty Cổ phần Thép Việt ý (HoSE: VIS) ghi nhận doanh thu đạt 1.333 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm 2018. Biên lợi nhuận gộp vẫn ở mức rất thấp. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, VIS lỗ tiếp 32,2 tỷ đồng. Lũy kế nửa đầu năm, VIS báo lỗ ròng gần 68 tỷ đồng.
Theo VIS, việc công ty lỗ trong quý vừa qua vì thị trường biến động mạnh, nhất là thị trường sản phẩm phôi thép làm cho sản lượng phôi bán ngoài của công ty giảm mạnh. Giá thép trong kỳ cũng giảm mạnh, trong khi công ty phải mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trước mấy tháng nên lỗ chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
CTCP Thép Pomina (HoSE: POM) cũng đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2019 cho thấy doanh thu đạt 3.063 tỷ đồng, giảm 15%. Lợi nhuận gộp đạt 86 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ năm 2018. Chi phí tài chính tăng mạnh cộng với chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng khiến POM lỗ ròng 49 tỷ trong quý 2 và gia tăng mức lỗ 6 tháng đầu năm lên 133 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngành thép Việt đang đối mặt với nhiều áp lực. Ảnh: Diendandoanh nghiep.vn
Doanh thu của CTCP Thép Nam Kim (HoSE: NKG) cũng tiếp tục giảm 30% xuống 2.976 tỷ đồng trong quý 2/2019. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lỗ 8 tỷ. Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế của NKG vẫn tăng 25% lên 135 tỷ nhờ khoản lợi nhuận bất thường 180 tỷ.
Thậm chí, đại gia trong ngành là CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HoSE: HPG) cũng báo lợi nhuận đi lùi. Cụ thể Báo cáo tài chính quý 2/2019 của HPG cho thấy doanh thu quý 2/2019 của công ty này đạt 15.300 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.050 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, HPG đạt doanh thu 30.263 tỷ đồng, tăng 11% so với nửa đầu năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm 12,77%, còn khoảng 3.860 tỷ đồng.
Bức tranh lợi nhuận ngành thép sụt giảm: Vì sao?
Theo các doanh nghiệp, thời gian qua ngành thép trong nước không chỉ liên tục hứng chịu các vụ điều tra nguồn gốc xuất xứ có đầu vào và đầu ra liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới Trung Quốc và Mỹ, mà còn đối mặt với giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao.
Theo CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, trong quý 2/2019, giá quặng sắt tăng mạnh có thời điểm lên tới 120 – 130 USD/tấn đã tác động lớn đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận doanh nghiệp ngành thép khi nguyên liệu này chiếm tới 30 – 40% chi phí giá thành sản xuất thép.
Cùng với đó, việc đầu tư mở rộng công suất đến từ các doanh nghiệp lớn và có nhiều kinh nghiệm như Hòa Phát sẽ gây ra một cuộc cạnh tranh về giá và khiển cho nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng thua lỗ trong các năm tiếp theo. “Những doanh nghiệp nhỏ không có lợi thế về quy mô và các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ bị đào thải khỏi ngành”, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam nhận định.
Theo nhipcaudautu.vn
Lối thoát cho Thép Dana-Ý?
CTCP Thép Dana- Ý (HNX: DNY) đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, trong đó lớn nhất là đang bị đình chỉ hoạt động do gây ô nhiễm môi trường theo quyết định của UBND TP. Đà Nẵng.
Hàng loạt khó khăn bủa vây Thép Dana-Ý khiến cổ phiếu DNY cũng liên tục nằm sàn trong nhiều tháng nay.
Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Thép Dana- Ý
Khó chồng khó
Ngoài những khó khăn chung ở thị trường trong nước và xuất khẩu, khó khăn lớn nhất hiện nay đối với Thép Dana -Ý là án phạt đình chỉ hoạt động 6 tháng do gây ô nhiễm môi trường theo kết luận Thanh tra và quyết định của UBND TP. Đà Nẵng được ban hành từ tháng 10/2018; và vụ kiện mà doanh nghiệp sẽ phải chờ tòa ở vị trí nguyên đơn. Dẫn theo kết luận của Thanh tra TP.Đà Nẵng, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu dự án 2 nhà máy thép (Thép Dana Ý và Thép Dana Úc) không phù hợp với quy định. Kết luận này đưa ra cơ sở cho quyết định đình chỉ hoạt động nhà máy của doanh nghiệp này.
Hiện tại, Thép Dana Ý đã đâm đơn khởi kiện UBND TP. Đà Nẵng và đòi bồi thường 400 tỷ vì cho rằng doanh nghiệp được cấp phép đầy đủ, việc không di dời được nhà dân cư quanh nhà máy không phải trách nhiệm của doanh nghiệp, mà là trách nhiệm của chính quyền khi vẫn cấp phép cho dân xây dựng. Doanh nghiệp không chấp nhận bị rút phép dừng nhà máy mà chính quyền phải đưa ra phương án phù hợp.
Khởi kiện từ tháng 5/2019, theo Luật, Thép Dana-Ý sẽ phải chờ để vụ án được xét xử trong vòng 4 tháng kể từ thời gian tòa thông báo thụ lý và 2 bên không có/không công nhận kết quả hòa giải.
Thời gian chờ tòa sẽ kéo dài khó khăn của Thép Dana- Ý, vì doanh nghiệp này sẽ hoàn toàn không yên tâm làm ăn, vẫn phải gánh chi phí tài chính, vận hành và trả lương cho người lao động.
Lỗ chồng lỗ
Ngoài khoản lỗ hơn 171 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019 do bị đình chỉ hoạt động, Thép Dana- Ý cũng bị tác động tiêu cực trong quý 4/2018 với án phạt đình chỉ hoạt động thực tế đã 9 tháng. Theo đó, Thép Dana- Ý đã lỗ lũy kế gần 233 tỷ đồng tính đến 20/6/2019.
Điều đáng nói là ngay từ đầu năm 2018, Thép Dana- Ý đã gặp phải phản ứng của cư dân trong khu vực nhà máy về ô nhiễm môi trường và đã bị đình chỉ hoạt động 1 lần. Ở quý 1/2018, doanh nghiệp này lỗ trước thuế 17,5 tỷ đồng. Lợi nhuận quý 2 và quý 3 nhỏ giọt với lần lượt 6,1 và 4,3 tỷ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của Thép Dana- Ý ở mức cao với tổng nợ luôn trên 1.200 tỷ đồng. Mặc dù Thép Dana- Ý đã nỗ lực tái cơ cấu vốn, song từ 2017-2018, nợ ngắn và nợ dài hạn vẫn chiếm hơn 2/3 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nói cách khác, phần lớn vốn tài trợ cho hoạt động của Thép Dana- Ý đến từ các khoản nợ.
233
tỷ đồng là tổng số lỗ ròng lũy kế của CTCP Thép Dana-Ý tính từ quý 4/2018 cho đến ngày 20 tháng 6 năm 2019.
Trong chiến lược, Thép Dana- Ý không tỏ rõ họ có ưu thế hay lợi thế cạnh tranh nào lớn để bật lên hoặc ứng phó với khủng hoảng nội lẫn tác động xung quanh. Những hoạt động trồi sụt từ 2015-2018 theo diễn biến thị trường thép và thị trường xây dựng Việt Nam cũng phần nào nói lên sự thiếu tự chủ động, kém lợi thế nổi bật của doanh nghiệp này.
Gỡ khó bằng cách nào?
Vấn đề đặt ra lúc này với Thép Dana- Ý là cần hồi sinh hoặc sớm khôi phục hoạt động, đồng thời tìm cách ứng phó với khủng hoảng về tác động môi trường, chứ không phải ngồi chờ phán quyết của Tòa án hay thúc thủ trước phản đối của cư dân về ô nhiễm nhà máy. Theo đó, doanh nghiệp này phải có nguồn lực tài chính lớn và tầm nhìn dài hạn để khắc phục các tác động, không xảy ra lần 2. Thép Dana- Ý đã bị dân phản đối từ đầu năm 2018, bị đình chỉ hoạt động 1 lần và bị phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn không thay đổi là một dấu hỏi lớn về tầm nhìn doanh nghiệp.
Bài toán đặt ra với giả định, trong trường hợp Thép Dana- Ý thắng kiện cơ quan công quyền và tiếp tục đi vào hoạt động, thì doanh nghiệp này có đảm bảo khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, hay sẽ tiếp tục đối mặt với dân cho đến khi chính quyền có phương án di dân? Ngay cả như vậy, "vết đen" ô nhiễm môi trường vẫn cho thấy Thép Dana- Ý chưa thực sự chú trọng phát triển bền vững.
Ths. Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, Chuyên gia tài chính, đánh giá Thép Dana-Ý đang có đầy bất lợi trên sàn chứng khoán khi giá cổ phiếu nằm sàn ở 3.500đ/cp, rất kém thanh khoản, lại bị đưa vào diện cảnh báo. Doanh nghiệp này chỉ có cơ hội tìm kiếm để tăng cường năng lực vốn nếu kết nối được với các đối tác chiến lược, có nhu cầu xâm nhập thị trường miền Trung và khu vực xuất khẩu Đông Nam Á mà Thép Dana Ý đã xây dựng được mạng lưới. Một kịch bản như trường hợp Nam Kim tìm trợ giúp của CTCP Đầu tư thương mại SMC là một gợi ý.
M&A ngành thép sẽ nóng trở lại
Trong những năm trước đây, ngành thép đã có hoạt động M&A hết sức sôi động. Để có Thép Pomina quy mô như ngày nay, các nhà lãnh đạo Công ty đã thực hiện phép cộng Pomina và Thép Việt. Từng cùng mẹ là Tổng Công ty Thép Sông Đà, Thép Việt Ý (VIS) và Luyện Thép Sông Đà (SDS) cũng đã thực thi sáp nhập để cứu SDS thoát khỏi khó khăn. VIS về sau nằm trong tay CTCP Thương mại Thái Hưng.
Đầu năm 2018, nhà đầu tư Nhật Kyoei đã mua lại vốn từ tay Thái Hưng, nâng sở hữu và tiến đến thâu tóm VIS, đánh dấu xu thế M&A trở lại trong ngành thép.
Hay như Thép Nam Kim trước khó khăn chung cũng đã tìm cửa ra với đối tác chiến lược cùng ngành là SMC. M&A ở tầm mức toàn diện tại Thép Nam Kim chưa biết có thực sự diễn ra hay không, song những cuộc bắt tay 1 1 để thành nhiều hơn 2 bao giờ cũng được bắt đầu và hứa hẹn từ những tương đồng hợp nhất đầu tiên về mặt nhân sự, hợp tác phát triển hay đầu tư vốn.
Nhìn chung, khi thị trường quá khó khăn hoặc cạnh tranh khốc liệt, để tăng cường năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp đều tái cấu trúc và chọn M&A để tăng quy mô, thị phần hoặc ráp nối lợi từ nhà máy-phân phối- thị trường sao cho hoàn chỉnh hơn. Những doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính lớn, kết quả hoạt động biến động nhạy theo giá thép, theo đó được dự báo sẽ nằm trong tầm ngắm M&A của ngành này.
Lê Mỹ
Theo enternews.vn
Thép Nam Kim (NKG): Quý 2 thoát lỗ nhờ bán tài sản Sau khi lỗ thuần hơn 8 tỷ đồng do sụt giảm doanh thu, lãi từ hoạt động khác giúp Thép Nam Kim lãi 137 tỷ đồng tăng 24% so với cùng kỳ. Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (mã CK: NKG)đã thoát lỗ quý 2/2019 nhờ khoản lãi rất lớn từ hoạt động khác. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt...