Bức thư xúc động của một bà mẹ gửi thầy cô dịp năm mới
Tôi không coi thầy cô là những người hoàn hảo, tôi coi họ như những đồng nghiệp của mình, cùng chung chí hướng dạy con.
Nếu có “sự cố” xảy ra trong giáo dục, tôi sẽ đánh giá lỗi lầm của thầy cô dựa trên mức độ hậu quả chứ đừng chỉ dựa trên lý do “thầy giáo, cô giáo thì phải là người hoàn hảo”. Điều này vô tình sẽ kết tội nặng cho giáo viên từ những sự việc rất nhỏ.
Nhân dịp đầu xuân n ăm mới, kính chúc các thầy, các cô sức khỏe để vững bước trên con đường gian nan của nghề giáo phía trước. Tôi là phụ huynh của một học sinh 9X, còn đang trong lứa tuổi nhiều nghịch ngợm, nhiều ham chơi. Làm mẹ, hơn ai hết tôi hiểu nỗi cực nhọc trong việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con. Tôi viết thư này, mong muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những ai đã từng làm nghề giáo.
Thú thực, là mẹ nhưng tôi không ít lần… ghen tỵ với thầy cô giáo. Từ những năm 3 tuổi, con trai tôi đã thuộc lời bài hát: “Cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô ấy hai mẹ hiền”. Đối với con tôi ngày đó, cô giáo là “thần tượng”. Vì vậy, bất cứ điều gì tôi dạy con mà chỉ cần… sai lệch một chút, con sẽ nói: “Không phải, cô dạy con thế này cơ”. Con thích đến lớp hơn ở nhà, thích nghe cô giáo đọc truyện, dạy hát múa hơn mẹ.
Con tôi lớn lên, nhiều khi xa vòng tay của cha mẹ, gần gũi hơn trong vòng tay củathầy cô. Con sinh ra trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, đươc tiếp cận nhiều thông tin đa chiều, được chăm lo đủ moi mặt, con phát triển sớm hơn thế hệ chúng tôi. Trong sự khác nhau giữa hai thế hệ, nếu bố mẹ mà không khéo léo dạy dỗ thì con sẽ chống đối, hoặc làm ngược lại những điều răn đe. Tôi đã từng rất đau đầu trong việc giáo dục con ở cái tuổi dở dở ương ương này. Thế nhưng, nhờ sự giáo dục, yêu thương của thầy cô nên con dần dần trưởng thành hơn.
Là một người mẹ vừa làm việc cơ quan, vừa đảm việc nhà, nhưng tôi luôn coi cácthầy cô là… siêu nhân. Tôi cảm thấy mình nuôi dạy một đứa con đã vất vả, thế màthầy cô phải nuôi dạy mấy chục đứa con, mỗi đứa một tính nết thì quả thực mệt nhọc. Chỉ tính riêng thời gian giáo viên trên bục giảng đã là 8 tiếng, bao gồm soạn bài, chấm bài, chữa bài, soạn đề, làm đồ dùng dạy học, giáo dục học sinh cá biệt, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu… Công việc đối với giáo viên đâu chỉ trên trường trên lớp mà theo cả về nhà. Cô giáo về nhà cũng xoay việc nhà, chợ búa, bếp núc, săn sóc chồng con, cha mẹ… hàng trăm việc không tên đặt lên đôi vai người phụ nữ.
Là giáo viên, tôi chỉ muốn con mình được dạy dỗ tốt nhất mà vô hình đã đè nặng nhiều áp lực lên giáo viên chủ nhiệm. Đó còn chưa kể áp lực từ phía học sinh, nhà trường, xã hội… Mọi thứ đều đổ lên đầu giáo viên cả, nghề giáo cũng là một nghề phải chịu nhiều thiệt thòi, khi chế độ lương bổng và đãi ngộ chưa cao. Có một sự thật là nhiều giáo viên đã hối hận vì chọn nhầm nghề.
Video đang HOT
Thế nhưng, những nỗi khổ này thầy cô đâu biết kêu than với ai. Thầy cô phải gồng gánh tất cả những thứ mệt nhọc đó trên đôi vai của mình, luôn giữ một hình ảnh hoàn hảo nhất trong mắt học trò, là nơi tin tưởng của các bậc phụ huynh.
Tôi không coi thầy cô là những người hoàn hảo, tôi coi họ như những đồng nghiệp của mình, cùng chung chí hướng dạy con. Vì vậy, nếu có “sự cố” xảy ra trong giáo dục, tôi sẽ đánh giá lỗi lầm của thầy cô dựa trên mức độ hậu quả chứ đừng chỉ dựa trên lý do “thầy giáo, cô giáo thì phải là người hoàn hảo”. Điều này vô tình sẽ kết tội nặng cho giáo viên từ những sự việc rất nhỏ.
Soi vào câu chuyện thời hiện đại, nhiều người cho rằng truyền thống tôn sư trọng đạo đã không còn nguyên vẹn nữa. Bản thân tôi nhận thấy rằng, chúng ta cần nhìn nhận về nghề giáo một cách công bằng để có cách cư xử đúng mực. Giáo viên cũng chỉ là con người, cũng có thể mắc sai lầm, ở đâu cũng có một số nhỏ giáo viên không tử tế. Nhưng đừng vì thế mà quy kết hết cho rằng người giáo viên hiện nay đã xuống cấp về đạo đức, nhân phẩm.
Còn biết bao thầy cô âm thầm, hi sinh để gieo con chữ cho học sinh vùng khó khăn mà không màng đến lương bổng, trợ cấp. Còn biết bao thầy cô coi học sinh như con, thậm chí chăm lo cho những người con của chúng ta còn nhiều hơn con cái của họ. Họ là những kẻ “làm dâu trăm họ”, vui thì nhiều người biết, nhưng buồn thì mấy ai hay?.
Theo GDVN
Tuyển bảo mẫu thay cho giáo viên mầm non
Học kỳ 2 sắp bắt đầu nhưng nhiều trường mầm non tại TP.HCM vẫn trong tình trạng thiếu giáo viên mầm non, có nơi phải tuyển bảo mẫu thay cho giáo viên.
Tuyển 3 - 4 đợt vẫn thiếu
Năm nay, ngành giáo dục quận 10 cần đến 48 giáo viên mầm non nhưng chỉ có 39 người dự tuyển và nhận nhiệm sở. Trong số đó, chỉ có 23 người là có hộ khẩu tại TP.HCM.
Để có thể tuyển được 39 giáo viên mầm non, trước đó Phòng Giáo dục quận 10 đã trình UBND quận đề nghị tuyển dụng cả giáo viên có KT3. Sau đó, mặc dù đã tuyển đến đợt thứ 3 nhưng không còn nguồn nên các trường tại quận này phải tự xoay xở.
Trong khi đó, số giáo viên nghỉ việc tính từ tháng 7 đến thời điểm hiện tại lên đến 14 người.
Ở nhiều trường mầm non tại quận 10, giáo viên phải "gánh" việc cho những người đã nghỉ trong khi chưa kịp tuyển người mới. Có trường phải hợp đồng với giáo viên không có hộ khẩu hoặc KT3 nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn không tránh khỏi.
Những giáo viên phải thực sự yêu trẻ mới chọn và gắn bó lâu dài với nghề - Ảnh: Hoàng Quyên
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó phòng Giáo dục quận 3, cho biết tình hình ở quận 3 cũng không khá hơn. Do không tuyển được giáo viên, nhiều trường phải tuyển cả bảo mẫu để có người trông trẻ.
"Nhưng bảo mẫu lại không đủ chuyên môn. Bây giờ túng quá, không có giáo viên nên đành phải chịu", bà Nguyệt xót xa.
Bà Nguyệt cho rằng việc tuyển giáo viên mầm non vất vả vô cùng, đào tạo bao nhiêu cũng không đủ để phân về các trường. Giáo viên mới về thì không chịu được áp lực công việc, giáo viên cũ lại có khuynh hướng nhảy qua các trường tư thục.
Mở rộng đối tượng tuyển
Theo nguyên tắc tuyển dụng giáo viên của Sở GD-ĐT TP.HCM, chỉ chấp nhận giáo viên có hộ khẩu hoặc KT3 mới tuyển. Tuy nhiên, ở các trường do không còn nguồn giáo viên này nên phải hợp đồng với giáo viên không có hộ khẩu và KT3
Ông Tạ Tân, Trưởng phòng Giáo dục quận Tân Phú, cho rằng nếu chỉ tuyển giáo viên mầm non có hộ khẩu thành phố, KT3 theo định biên thì chắc chắn quận Tân Phú cũng không thể đủ giáo viên.
Ông Tân cho biết thêm, do địa bàn quận Tân Phú dân số mỗi năm một tăng, nhu cầu giáo viên cũng phải tăng theo trong khi nguồn giáo viên lại ít. Để có giáo viên, các trường phải hợp đồng với giáo viên có hộ khẩu các tỉnh.
Đối với những giáo viên này, để tạo điều kiện cho họ gắn bó với nghề, phòng giáo dục sẽ nhận trực tiếp về trường đang công tác một khi có sổ hộ khẩu, KT3 sau khi dự tuyển ở Sở GD-ĐT.
Để kịp bổ sung nguồn giáo viên, những năm gần đây, quận Tân Phú phải mở các lớp đào tạo giáo viên mầm non ở Trường ĐH Sài Gòn và CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM.
Nhưng có lẽ do lương thấp, công việc cực nhọc nên ít ai chọn nghề giáo viên mầm non khiến cho việc tuyển giáo viên bậc này trở nên khó khăn nhất.
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng Giáo dục quận 5, chia sẻ: "Mỗi năm, nỗi lo lắng nhất vẫn là tuyển dụng giáo viên mầm non. Rất may là năm nay quận 5 không có ai bỏ việc sau khi nhận nhiệm sở và ít giáo viên nghỉ ngang nên không gặp khó khăn như các năm trước".
Theo thống kê cuối năm học 2011-2012, số giáo viên bỏ việc, chuyển việc ở bậc mầm non cao hơn hẳn so với tất cả các bậc học, hơn 1.000 giáo viên bỏ hoặc chuyển việc.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết để đảm bảo đúng định biên giáo viên/học sinh thì thành phố còn thiếu khoảng 1.000 giáo viên nhưng nay đã hết nguồn tuyển.
"Những ai đã từng làm giáo viên mới hiểu, giáo viên có niềm vui của giáo viên mà không phải ngành nào cũng có được; nếu tính sòng phẳng thì sẽ thấy nghề giáo viên mầm non vất vả, cực nhọc hơn các bậc học khác", bà Dung tâm sự.
Theo thanh niên
Đau đáu ánh mắt phụ huynh đợi con trước cổng trường Thí sinh vất vả một thì cha mẹ cực nhọc mười. Dưới nắng hè chói chang, đôi mắt của các đấng sinh thành luôn hướng về cánh cổng trường tìm kiếm tìm bóng dáng đứa con thân yêu. Dõi theo bóng con khuất sau cánh cổng, hồi hộp đợi xem nó có trở ra nhờ giúp gì không... mãi đến khi loa thông...