Bức tâm thư gửi phụ huynh ép cô giáo quỳ gối gây xúc động
Bằng góc nhìn từ một người cha, một thầy giáo, một nhà quản lý, thầy giáo Tôn Sỹ Dũng – giáo viên Trường THCS Võ Xán, Bình Định, người đã có hơn 30 năm đứng trên bục giảng – đã viết nên những dòng tâm sự bằng thơ đầy xúc động về vụ việc cô giáo quỳ gối như lời nhắn nhủ tới tất cả mọi người trong sự việc này.
ảnh minh họa
Bức tâm thư đầu tiên, được ông Dũng viết gửi cho đồng nghiệp và cũng là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Chánh. “Bốn mươi phút trái tim đau quặn thắt…” – lời tâm sự bằng thơ đầy xót xa trong bài thơ khiến mọi người không khỏi chạnh lòng.
Lý do khiến ông Dũng viết nên bài thơ xúc động trên xuất phát từ hình ảnh cô giáo N. ở Long An phải quỳ gối trước phụ huynhngay tại văn phòng nhà trường trong khi thầy hiệu trưởng bận dự giờ.
“Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, thầy hiệu trưởng đáng ra phải là người đứng ra giải quyết mọi việc vậy mà thầy lại bỏ đi. Nếu thầy hiệu trưởng làm tốt công tác lãnh đạo của mình thì chắc chắn sự việc đã không đi quá xa như ngày hôm nay”, ông Dũng nói.
Bên lời tâm sự gửi thầy hiệu trưởng, ông Dũng tiếp tục có bài thơ đầy gửi gắm tới tới phụ huynh đã ép cô giáo quỳ. Những dòng thơ đầy xúc động:
Bức tâm thư gởi Bố!
Đêm đã khuya, con viết thư gởi Bố
Chắc ngày xưa, bố cặp sách đến trường
Bên bạn bè và Cô giáo thân thương
Cũng như con yêu mái trường… Bố nhỉ?
Video đang HOT
Rồi sinh con, Bố thầm mong trộm nghĩ:
“Học giỏi giang mau khôn lớn nên người”
Con đến trường chăm học, Bố thấy vui
Và Bố hiểu ở nhà con tinh nghịch
Con chỉ muốn làm những điều mình thích
Lúc đến trường bỡ ngỡ lắm Bố ơi?
Phạt quỳ con, Cô trăn trở bùi ngùi
Con đau ít…Cô vạn lần hơn thế?
Cô đã quỳ! Bố con mình quá tệ?
Con hiểu Cô, đâu có giận học trò
Phạt con rồi Cô cũng rất đắn đo
Sống an phận nên Cô đành cam chịu!
Bố dạy con, thế nào là nghĩa hiếu
Mà hôm nay vấy bẩn lớp bụi mờ
Giữ tâm hồn trong sáng của tuổi thơ
Vật vô tri biết tìm về nguồn cội
Con đã hiểu! Bố con mình có lỗi
Bố bảo rằng phải thành thật đó sao?
Con van Cô đến lớp như ngày nào?
Đâu phẳng lặng bởi cuộc đời ghềnh thác
Con sai rồi Cô ơi? Con chịu phạt
Để ngày mai khôn lớn chẳng phải quỳ
Cô phạt trò là uốn nắn hành vi
Xin lỗi Bố! Xin lỗi Cô! Con cúi đầu xin lỗi!
Và cuối cùng, ông Dũng đã có những dòng gửi tới cô giáo N.
Ông Dũng gửi gắm, phụ huynh và toàn xã hội nên hiểu và , thông cảm cho thầy cô giáo, với số lượng học sinh đông, mỗi em có một tính cách khác nhau và mỗi em có một biện pháp giáo dục khác nhau. Nếu cô giáo có ứng xử chưa đúng thì cần có những trao đổi thẳng thắn, hoặc phản ánh lên ban giám hiệu nhà trường để cùng tháo gỡ vướng mắc.
Theo Laodong.vn
Nghịch lý tuyển sinh sư phạm: Khi người giỏi không muốn làm thầy
Trong khi những nhà quản lý nhiều lần mong muốn thu hút người giỏi vào ngành sư phạm thì có một thực tế hiện nay là người giỏi không muốn theo nghề giáo viên. Bởi lẽ, họ không muốn rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp như hàng chục nghìn sinh viên sư phạm thời gian qua...
Thầy giáo Trần Trung Hiếu.
Với ngành sư phạm, lần đầu tiên bộ GD&ĐT có quy định riêng về điều kiện tuyển sinh. Cụ thể, đối với trình độ ĐH, ngành đào tạo sử dụng 3 môn văn hóa để xét tuyển, học sinh tốt nghiệp THPT phải có xếp loại học lực năm lớp 12 từ loại giỏi trở lên.
Nói về vấn đề này, thầy giáo Trần Trung Hiếu, trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An) băn khoăn: "Rõ ràng thầy phải là người giỏi thì là lẽ đương nhiên. Nhưng, thời gian qua câu nói "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" được người ta nói khắp nơi. Những em học khá, giỏi không chọn ngành Sư phạm, còn những em chọn ngành này thì chất lượng đầu vào rất kém. Điều này thực sự đáng lo ngại bởi những trường sư phạm có đầu vào thấp như vậy chắc chắn không có giáo viên giỏi. Trong khi đó, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Bộ mới ban hành đòi hỏi kiến thức tích hợp, liên môn của người thầy. Làm sao những học sinh có điểm đầu vào thấp đáp ứng được các điều kiện này?".
"Rõ ràng, đang có một nghịch lý là người giỏi không muốn làm thầy, họ có rất nhiều sự lựa chọn khác tốt hơn, có thu nhập cao hơn. Nghề giáo là nghề cao quý, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay thì không thể để nghề cao quý ấy không đảm bảo được cuộc sống. Theo tôi, Nhà nước cần có chính sách nâng cao thu nhập với giáo viên. Có như vậy thì chắc chắn sẽ thu hút được nhân tài cho ngành giáo dục", thầy Hiếu nói thêm
Nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phạm Minh Hạc đưa quan điểm: "Tôi rất quan tâm đến việc này, vì chất lượng của các trường sư phạm có vai trò rất lớn trong việc quyết định đến chất lượng nhân lực của đất nước. Người ta thường nói, thầy giỏi trò mới giỏi. Tôi hoàn toàn ủng hộ nếu từ năm 2018 có điểm sàn riêng cho khối ngành đặc thù này. Điều đó sẽ giúp nâng cao hơn nữa chất lượng giáo viên.
Tuy nhiên, cần nhiều giải pháp đồng bộ mới có thể nâng cao chất lượng giáo viên. Đó là chế độ của Nhà nước với sinh viên khi đi học, chế độ sau khi ra trường, nâng lương cho giáo viên... Về chuyên môn, các trường sư phạm phải làm sao nâng cao trình độ, kiến thức, tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo".
Trăn trở về nghề, thầy Trương Minh Nghĩa - Hà Nội giãi bày: "Học ngành Công an, ngành Quân đội sau khi ra trường được phân việc luôn, hệ số lương rất cao. Như tôi 12 năm làm giáo viên bây giờ hệ số được 3.33, không bằng một sinh viên mới ra trường của ngành Công an. Nhiều tỉnh hay ngay ở Thủ đô tôi dạy học, đến bao giờ lương mới cải thiện để dẫn đầu cả nước".
Theo Người Đưa Tin
Hiệu trưởng bỏ mặc cô giáo quỳ nói không biết nhóm phụ huynh có bức xúc Thầy Huỳnh Công Sơn thừa nhận bản thân giải quyết vụ việc chưa đến nơi đến chốn để xảy ra trường hợp phụ huynh vào trường và ép cô giáo quỳ. Trường Tiểu học Bình Chánh. (Ảnh: H.L) Ngày 08/03, Phóng viên Báo đã có cuộc trao đổi ngắn với thầy Huỳnh Công Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt...