Bức ảnh ‘xả rác’ chơi khăm người biểu tình Australia gây bão
Bưc anh rac bi bo lai ngôn ngang đươc tung lên mang sau cuôc đinh công chông biên đôi khi hâu cua ngươi biêu tinh Australia, đang gây bao trên Facebook.
Giữa lúc làn sóng đình công vì môi trường đang sục sôi trên toàn cầu, hình ảnh túi rác la liệt bị bỏ lại trên bãi cỏ, và đặc biệt là khi những người tung hình ảnh này lên muốn phát tán thông tin rằng đó là rác bỏ lại phía sau người biểu Australia, thì việc nó lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội là điều dễ hiểu.
Có điều, bức ảnh này đã được chứng minh là sai lệch từ nhiều tháng trước.
Dù không có bất cứ sự chứng thực nào, và đã bị bóc mẽ là ảnh “fake” từ hồi tháng tư, bức ảnh này cùng chú thích sai lệch đã được chia sẻ tới 19.000 lần trong vòng 12 tiếng sau khi đăng tải ngày 20/9.
Bức ảnh chơi khăm lan truyền trên Facebook tố người biểu tình chống biến đổi khí hậu Australia vứt rác bừa bãi.
Hôm 20/9, ước tính 300.000 người Australia và hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia các cuộc biểu tình chống lại sự thiếu hành động đối với tình trạng biến đổi khí hậu đang trở nên báo động.
Vài giờ sau, một trang mạng ủng hộ nhiên liệu than đá ở Australia đăng lại bức ảnh nói trên, kèm chú thích: “Hãy xem đống lộn xộn mà những người biểu tình về khí hậu bỏ lại hôm nay ở Hyde Park xinh đẹp”.
Theo Guardian, bức ảnh này hoàn toàn không liên quan gì tới cuộc đình công về khí hậu, không phải của ngày 20/9 và cũng không hề chụp ở Australia. Nó được chụp tại lễ hội liên quan tới cần sa được gọi là 420 tổ chức ở London vào tháng 4.
Ở Sydney, không có cuộc đình công về khí hậu nào được tổ chức ở Hyde Park hôm 20/9. Và cũng không có cuộc đình công ở Hyde Park nào tại London, nơi sự kiện được tổ chức bên ngoài tòa nhà nghị viện.
Giới chức Các Công viên Hoàng gia của London từng lên tiếng về bức ảnh gây hiểu nhầm này từ hồi tháng 4.
Video đang HOT
Theo trang Snopes, lễ hội về cần sa ở London vào tháng 4 được tổ chức kế bên một cuộc biểu tình về môi trường có tên Extinction Rebellion. Bức ảnh này từng được lan truyền nhằm thể hiện cảnh tượng ở Hyde Park của London nhưng thực tế đó là rác do những người tham gia lễ hội 420 bỏ lại chứ không phải từ người biểu tình chống biến đổi khí hậu.
Theo các nhà tổ chức, người biểu tình của sự kiện Extinction Rebellion thậm chí còn giúp dọn sạch rác bỏ lại từ lễ hội 420.
Snopes cho biết sự nhầm lẫn ban đầu liên quan tới bức ảnh là do từ ngữ thiếu rõ ràng từ trang Facebook THTC (The Hemp Trading Company). Trang này dường như cố gắng châm chọc những người tham gia lễ hội 420 đã không dọn dẹp rác bỏ lại. Tuy nhiên, từ ngữ thiếu rõ ràng của họ đã khiến nhiều người nhầm tưởng đó là rác bị bỏ lại từ cuộc biểu tình Extinction Rebellion cách đó không xa.
Sau khi sự nhầm lẫn tai hại này bắt đầu lan nhanh chóng mặt, trang THTC đã lên tiếng làm rõ. “Rất nhiều người đang nhầm lẫn đăng tải này. Đây là cảnh tượng sau sự kiện Hyde Park 420, và rác đã được đội Extinction Rebellion dọn dẹp”.
Tại Anh, vào hôm 20/9, hơn 300.000 người tham gia hơn 200 sự kiện, tạo nên đợt biểu tình lớn nhất về môi trường từ trước tới nay tại đất nước sương mù.
Trong khi đó, khoảng 300.000 người tham gia biểu tình ở Australia, với ít nhất 100.000 người ở Melbourne và 80.000 người ở khu The Domain, Sydney – chứ không phải Hyde Park.
Theo Zing.vn
Sinh viên khắp thế giới bãi khóa vào 'thứ sáu chống biến đổi khí hậu'
Ngày 20/9, cuộc biểu tình chống biến đổi khí hậu quy mô toàn thế giới lần thứ ba diễn ra trên hơn 4.000 địa điểm khắp thế giới và thu hút hàng triệu người tham dự đã bắt đầu.
Từ Sydney tới Manila, Delhi tới London và New York, hàng triệu học sinh và sinh viên trên nhiều châu lục đã cùng nhau tuần hành nhằm yêu cầu các chính phủ có biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn thảm họa môi trường. Cuộc tuần hành diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về hành động khí hậu của Liên Hợp Quốc tại New York vào tuần tới. Trong ảnh, học sinh ở Nicosia, Cyprus, trong cuộc biểu tình ngày 20/9. Ảnh: Reuters.
Các cuộc biểu tình trải rộng được lấy cảm hứng từ nhà hoạt động môi trường 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg. Thunberg bắt đầu biểu tình một mình bên ngoài tòa nhà quốc hội Thụy Điển vào tháng 8/2018. Hơn 1 năm qua, thanh thiếu niên trong các cộng đồng khác nhau đã tổ chức các cuộc tuần hành để tham gia phong trào Thứ sáu vì Tương lai của Thunberg. Trong ảnh là Greta Thunberg bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ để hỗ trợ các vụ kiện về môi trường của trẻ em chống lại chính phủ Mỹ. Ảnh: AFP.
Ngày 18/9, Thunberg đã xuất hiện trước một số ủy ban của Quốc hội Mỹ để thể hiện quan điểm của thế hệ tiếp theo về biến đổi khí hậu, thúc giục đưa ra những thay đổi nhanh chóng trong cách sống của mọi người để tránh nhiệt độ tăng 1,5 độ C vào năm 2030. Trong ảnh, các nhà hoạt động đứng trong tư thế bị treo cổ và trên một tảng băng ở Berlin, Đức, ám chỉ việc Trái Đất đang nóng lên làm tan băng và kéo theo đó là các thảm họa đe dọa sự sinh tồn của nhân loại. Ảnh: Reuters.
"Tôi không muốn các bạn nghe tôi nói. Tôi muốn các bạn lắng nghe khoa học và hành động," Thunberg nói trong lời mở đầu trong buổi điều trần tại Mỹ. Trong ảnh, người biểu tình tại London, Anh, ngày 20/9. Ảnh: Reuters.
Cuộc tuần hành môi trường này sẽ diễn ra ở nhiều quốc gia với nhiều sự kiện để bắt đầu phong trào kéo dài một tuần để thu hút sự chú ý của quốc tế về tình trạng khí hậu khẩn cấp. Ước tính sẽ có 800 sự kiện ở Mỹ, 400 ở Đức, Anh, Úc, Pháp và Bỉ. 13 thành phố của Ấn Độ và 12 thành phố của Indonesia cũng tham gia vào phong trào này. Trong ảnh, cuộc tuần hành tại thành phố Lublin, Ba Lan. Ảnh: CNN.
Cuộc tuần hành trên toàn thế giới lần này không chỉ có học sinh, sinh viên mà các tổ chức lao động, tổ chức nhân đạo, các tổ chức môi trường và nhân viên của một số thương hiệu lớn nhất thế giới cũng sẽ tham gia. Ảnh: AP.
Các thành phố thủ đô là nơi tụ tập những đám đông lớn nhất. Tại Berlin, Đức, phong trào lên đến đỉnh điểm vào lúc 3 giờ chiều tại Potsdamer Platz. Người biểu tình đã công bố kế hoạch chặn các nút giao thông quan trọng trên toàn thủ đô. Trong ảnh là các nhà hoạt động môi trường đạp xe chặn các nút giao thông tại quảng trường Ernst-Reuter-Platz ở Berlin, Đức, khi họ tham gia vào cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu toàn cầu ngày 20/9. Ảnh: Reuters.
Tại Úc, hơn 100,000 người biểu tình đã tập trung tại nhiều thành phố lớn như thủ đô Canberra, Melbourne, Sydney, ... Họ đưa ra 3 yêu cầu đối với chính phủ: không thực hiện dự án khai thác than, dầu khí mới; dùng năng lượng tái tạo 100% và đạt đến xuất khẩu vào năm 2030; tài trợ cho việc chuyển đổi và tạo việc làm cho tất cả các cộng đồng và công nhân trong các ngành khai thác nhiên liệu hóa thạch. Trong ảnh, cuộc tuần hành tại thành phố Brisbane, Australia. Ảnh: Reuters.
Thành phố New York được dự đoán là nơi diễn ra cuộc tuần hành khí hậu lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua tại đây. Cuộc tuần hành này được đồng tổ chức bởi hơn 20 nhóm hoạt động tại địa phương và trên cả nước. Người biểu tình sẽ tập trung tại một công viên bên ngoài Tòa thị chính của New York lúc 12 giờ trưa và diễu hành đến Công viên Battery, nơi Greta Thunberg sẽ có một bài diễn thuyết vào buổi chiều cùng với những người biểu diễn và diễn giả khác. Ảnh: Reuters.
Trong một chương trình hỗ trợ, giáo dục thành phố New York các quan chức sẽ xin phép vắng mặt trong số 1,1 triệu học sinh trường công muốn tham gia. Trẻ em vẽ trên một chiếc dù làm bằng giấy ở thành phố New York trước cuộc tấn công khí hậu của giới trẻ ngày 20/9. Ảnh: CNN.
Tại Brussels, Bỉ, cuộc tuần hành sẽ bắt đầu tại nhà ga phía Bắc và đạt cao trào bên ngoài trụ sở EU. Trong khi đó ở Paris, cuộc tuần hành sẽ bắt đầu tại Place de la Nation và kết thúc bằng một cuộc tụ họp tại công viên giải trí với các hội thảo, hội nghị và các cuộc họp của người dân. Ảnh: Al Jazeera.
Ở châu Á - Thái Bình Dương, nơi có nhiều nước sẽ chìm nếu nước biển dâng cao như New Zealand, Thái Lan, Indonesia, người dân đã xuống đường để kêu gọi chính phủ thực hiện các hành động khẩn cấp để giải quyết khủng hoảng khí hậu và ngăn chặn thảm họa môi trường. Trong ảnh, thanh thiếu niên tuần hành ở tỉnh Central Kalimantan trong ngày 20/9 trong làn khói bụi mù mịt từ những đám cháy rừng đang hoành hành tại nước này. Ảnh: Reuters.
Theo Zing.vn
Bắt đối tượng đâm dao tại trung tâm Sydney Sáng 13/8, ngay tại trung tâm thành phố Sydney, Australia, cảnh sát bang New South Wales đã bắt giữ đối tượng sử dụng dao tấn công người đi đường. Hiện cơ quan chức năng đang điều tra động cơ gây án. Nghi phạm bị bắt giữ tại trung tâm Sydney (Ảnh: theguardian.com) Một chiến dịch an ninh đang được triển khai tại phố...