Bức ảnh kinh ngạc về loài trăn lớn nhất thế giới vừa săn được: 10 ngày “ăn ngủ” trong rừng thiêng
Con trăn Anaconda nặng nhất thế giới ẩn chứa một bí mật lớn, làm “khuấy đảo” hiểu biết của con người.
Ruồi trâu đậu trên đầu con Anaconda xanh phía Bắc. Ảnh: KARINE AIGNER/NATUREPL.COM
Cận cảnh cái đầu to của con trăn. Ảnh của Giáo sư Bryan Fry/Đại học Queensland, Australia
Hình ảnh con trăn khổng lồ ở Amazon. Ảnh của Giáo sư Bryan Fry/Đại học Queensland, Australia
Đây là các hình ảnh hiếm có và đầy kinh ngạc về loài trăn khổng lồ mới được tìm thấy ở rừng nhiệt đới Amazon do Giáo sư Bryan Fry thuộc Đại học Queensland, Australia thực hiện.
Cơ duyên nào khiến họ tìm thấy loài trăn xanh khổng lồ hoàn toàn mới này?
Loài trăn nặng nhất thế giới có 1 bí ẩn “khuấy đảo” hiểu biết của con người
Nationalgeographic, CNN thông tin vào những ngày cuối tháng 2/2024 cho hay, một nhóm các nhà khoa học và thám hiểm từ Đại học Queensland (Australia) đã tới rừng Amazon tại Ecuador để tìm kiếm loài trăn Anaconda xanh phía Bắc (Eunectes akayima) – loài chưa được ghi chép trước đây – để chứng minh sự tồn tại và đặc điểm khác biệt của loài trăn Anaconda lớn nhất còn tồn tại trên Trái đất.
Trước đó, theo một bài báo được công bố ngày 16/2/2024 trên tạp chí MDPI Diversity, loài động vật được gọi là trăn Anaconda xanh (tên khoa khọc là Eunectes murinus) thực chất còn một “người em song sinh” khổng lồ hơn nữa ở phía Bắc. Chúng giống nhau đến nỗi ngay cả các chuyên gia cũng rất khó phân biệt được.
“Về mặt di truyền, khác biệt là rất lớn. Chúng khác nhau đến 5,5 %. Để dễ hình dung, loài người khác tinh tinh khoảng 2% về mặt di truyền” – Bryan Fry, nhà thám hiểm của National Geographic, giáo sư sinh vật học tại Đại học Queensland (Australia), người dẫn đầu chuyến thám hiểm đến Amazon, khẳng định.
Để chứng minh nhận định gây sốc này, Giáo sư Bryan Fry và các đồng tác giả đã thu thập các mẫu máu và mô từ những con trăn Anaconda xanh ở Amazon trải rộng từ Venezuela, Ecuador đến Brazil – một quá trình được National Geographic ghi lại độc quyền cho loạt phim Disney sắp tới của họ tên là “Pole to Pole With Will Smith”.
Bryan Fry, nhà thám hiểm của National Geographic, giáo sư sinh vật học tại Đại học Queensland (Australia). Ảnh: Abc.net.au
Kết quả, sau khi chạy dữ liệu di truyền, các nhà thám hiểm tìm thấy sự phân chia rõ ràng giữa những con trăn được lấy mẫu ở phần phía bắc của Amazon so với những con ở phía nam. Và dựa trên những phát hiện đó, họ đề xuất đổi tên các loài trăn thành: Trăn Anaconda xanh phía Bắc (tên khoa học: Eunectes akayima) – và trăn Anaconda xanh phía Nam (tên khoa học: Eunectes murinus).
Video đang HOT
Như vậy, trăn Anaconda xanh phía Bắc (tên khoa học: Eunectes akayima) – thuộc trăn Anaconda xanh lớn nhất/nặng nhất thế giới – chính là loài vừa được mô tả. Phát hiện bất ngờ này đã làm đảo lộn hiểu biết khoa học về trăn Anaconda xanh, vốn từ lâu được cho là một loài duy nhất.
“Tôi kinh ngạc đến mức phấn khích với kết quả có được này. Tất cả chúng tôi đều vui mừng tột độ với khám phá này” – Giáo sư Bryan Fry chia sẻ.
Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Vương quốc Anh, trăn Anaconda xanh (bao gồm loài phía bắc và nam Amazon) là loài rắn nặng nhất thế giới. Cá thể nặng nhất từng được ghi nhận nặng 227 kg, dài 8,43 mét và phần thân rộng nhất đạt 1,11 mét.
Hành trình 10 ngày “ăn ngủ” trong rừng thiêng tìm trăn
Giáo sư Bryan Fry, nhà nghiên cứu chính trong chuyến thám hiểm của National Geographic vào lưu vực Orinoco của Amazon, cho biết ông và nhóm của mình đã được người dân Waorani bản địa mời đến khám phá khu vực và thu thập các mẫu từ quần thể trăn Anaconda xanh – nơi họ xem là vùng đất thiêng liêng của mình.
Những người thợ săn bản địa đã đưa nhóm thám hiểm vào rừng trong chuyến đi 10 ngày để tìm trăn Anaconda xanh.
Sương sớm bao phủ trên sông Tiputini (thuộc lưu vực sông Amazon) ở Công viên quốc gia Yasuni ở Ecuador. Ảnh: TIM LAMAN
“Chúng tôi chèo ca nô dọc theo hệ thống sông và may mắn tìm thấy một số con trăn Anaconda đang ẩn nấp ở vùng nước nông, chờ đợi con mồi. Kích thước của những sinh vật tuyệt vời này thật đáng kinh ngạc – một con trăn cái mà chúng tôi bắt gặp có chiều dài đáng kinh ngạc là 6,3 mét. Người Waorani bản địa từng nói, họ gặp những con trăn Anaconda khác trong khu vực dài hơn 7,5 mét và nặng khoảng nửa tấn” – Giáo sư Bryan Fry mô tả.
Đó cũng là lúc các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận thấy những con trăn xanh ở khu vực phía Bắc này lớn hơn nhiều so với những con trăn được tìm thấy trước đây ở Brazil (phía Nam Amazon). Và mặc dù chúng trông gần giống nhau nhưng các mẫu di truyền được họ thu thập trong 10 ngày vào rừng sâu đã xác nhận rằng chúng thực sự là 2 loài khác nhau.
Khám phá này là điểm nhấn trong sự nghiệp của tôi.
Giáo sư Bryan Fry
Giáo sư Bryan Fry cho biết loài trăn Anaconda xanh phía Bắc có khả năng đã tách ra khỏi loài Anaconda xanh phía Nam gần 10 triệu năm trước và hai loài này khác nhau về mặt di truyền khoảng 5,5%.
Trăn Anaconda xanh có nguồn gốc từ các khu vực phía bắc Nam Mỹ và cũng được tìm thấy ở Peru, Bolivia, Guyana, Paraguay, Guiana thuộc Pháp và Trinidad. Theo Viện Sinh học Bảo tồn & Vườn thú Quốc gia Smithsonian (Mỹ), những con rắn khổng lồ này sử dụng cơ thể khỏe mạnh của mình để làm ngạt thở và giết chết con mồi trước khi nuốt chửng toàn bộ. Trăn Anaconda xanh cũng thích nghi với đời sống dưới nước. Mũi và mắt của chúng nằm trên đỉnh đầu để giúp chúng nhìn và thở khi bơi trong nước.
Mặc dù việc phân loại lại hai quần thể trăn Anaconda trông giống hệt nhau có vẻ không quá quan trọng với những người không làm khoa học, nhưng Giáo sư Bryan Fry nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân định như vậy để hiểu được mối đe dọa đối với những sinh vật này.
Ảnh về loài trăn Anaconda xanh.
Hiện tại, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã phân loại trăn Anaconda xanh là loài ít được quan tâm nhất khi có nguy cơ tuyệt chủng.
“Điều này rất quan trọng vì loài Anaconda xanh phía Bắc mới được tìm thấy có phạm vi phân bố nhỏ hơn nhiều so với loài Anaconda xanh phía Nam và điều đó có nghĩa là nó dễ bị tổn thương hơn nhiều”.
Sau phát hiện của mình, các nhà khoa học bắt đầu so sánh di truyền của trăn Anaconda xanh phía Bắc với các mẫu vật được thu thập ở nơi khác để xác định tình trạng chung của hệ sinh thái xung quanh.
Phát hiện của họ củng cố một thực tế đã được biết đến: Nạn phá rừng ở lưu vực Amazon đang dẫn đến mất môi trường sống lớn và đặt ra những thách thức đáng kể cho các loài có chung hệ sinh thái đó.
Giáo sư Bryan Fry cho biết: “Việc phá rừng ở lưu vực Amazon do mở rộng hoạt động nông nghiệp đã dẫn đến mất môi trường sống ước tính khoảng 20-31%, có thể ảnh hưởng tới 40% diện tích rừng của lưu vực này vào năm 2050″.
Ngoài vấn đề mất môi trường sống, tình trạng suy thoái môi trường sống đang gia tăng.
Suy thoái môi trường sống là do nông nghiệp công nghiệp hóa và ô nhiễm kim loại nặng liên quan đến khai thác mỏ, hỏa hoạn và hạn hán trong khu vực. Thực tế này có nghĩa là các loài mới được phát hiện phải đối mặt với những thách thức đáng kể.
“Việc phát hiện ra một loài Anaconda mới rất thú vị, nhưng điều quan trọng là phải bảo vệ hệ sinh thái đang bị đe dọa vì các hoạt động của con người” – Giáo sư Bryan Fry kết luận.
Rùng mình phút đối mặt với trăn khổng lồ dài hơn 7m
Nhà thám hiểm Julian Gunther đã ngâm mình dưới nước hàng giờ đồng hồ để tiếp cận trăn Anaconda, một trong những loài trăn 'khủng' nhất thế giới, ở vùng đất ngập nước Nam Mỹ.
Nhà thám hiểm Brazil Julian Gunther đã ngâm mình dưới nước hàng giờ đồng hồ để tiếp cận những trăn khủng ở cự ly rất gần.
Nhà thám hiểm 44 tuổi cho biết để chụp những bức ảnh chân thực về loài sinh vật khổng lồ, khó nắm bắt này cần rất nhiều sự chuẩn bị và lên kế hoạch cẩn thận. Điều quan trọng là hiểu các hành vi, dấu hiệu cảnh báo khi nào không nên đụng vào chúng. Luôn để cho con trăn một lối thoát, không bao giờ được dồn chúng vào chân tường.
Con trăn cuộn mình dưới nước. Ảnh: DM.
Những con trăn Anaconda có thể dài tới 7m, cuộn quanh các cành cây, ẩn mình dưới nước. Chúng di chuyển, có khi để lộ chiếc lưỡi chẻ đôi và đôi mắt thủy tinh chìm trong làn nước tối.
Theo Julian, có một quan niệm sai lầm rằng trăn Anaconda rất hung dữ, tấn công bất cứ thứ gì chắn đường nó. Bộ phim kinh dị Anaconda năm 1997 với sự tham gia của Jennifer Lopez và Ice Cube, góp phần khiến mọi người sợ hãi vô căn cứ về loài trăn này.
Julian Gunther lặn dưới nước hàng giờ để chụp ảnh trăn khổng lồ. Ảnh: DM.
Julian giải thích: "Lý do duy nhất khiến trăn Anaconda tấn công con người là do ai đó dồn nó vào chân tường hoặc do con vật cảm thấy bị đe dọa, chứ không phải do nó cố gắng ăn thịt người".
Nhiếp ảnh gia Brazil cùng các nhà thám hiểm di chuyển bằng thuyền xuống các nhánh ở vùng đất ngập mặn. Trăn thường dành nhiều thời gian ở dưới nước, có khi ẩn nấp dưới cành cây.
Sau khi phát hiện vị trí của trăn, anh cố gắng xuống nước một cách từ từ và thận trọng. Anh cẩn thận khi di chuyển để không kinh động đến con vật hay khiến nó sợ hãi.
Julian tiếp cận trăn ở cự ly gần để chụp ảnh rõ nét nhất. Ảnh: DM.
Đôi khi, trăn chủ động tiếp cận tới máy ảnh ở cự ly gần. Lúc này, anh phải cố gắng giữ bình tĩnh, không di chuyển đột ngột. "Phần lớn thời gian, trăn chỉ tiến lại để kiểm tra máy ảnh, rồi sau đó rút lui", Julian nói.
Tuy nhiên, anh thừa nhận rằng lần đầu tiên chạm trán với con trăn trưởng thành có kích thước lớn đã khiến anh cảm thấy hoảng sợ. Con trăn dài đến 7m, to mập, đôi mắt nhìn chằm chằm vào ống kính.
"Lúc đầu tôi rất lo lắng. Con trăn hướng về phía tôi, nó liếm máy ảnh khoảng 20-30 giây rồi sau đó rút lui. Tôi sợ, nhưng cố gắng nhớ những gì đã học và kinh nghiệm của mình khi đối mặt với các loài động vật khác. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh. Hành động của nó giúp tôi biết nó đang rất thoải mái. Tôi có thể di chuyển lùi xa hơn chút để chụp được nhiều ảnh hơn", anh chia sẻ.
Điều khiến anh ngạc nhiên nhất khi tiếp xúc những con trăn khổng lồ ở cự ly gần đó là bản chất hiền lành của chúng. Những con trăn lớn anh gặp đều tiến lại gần kiểm tra máy ảnh, quan sát, rồi trườn đi chứ không hề tấn công hay gây nguy hiểm gì.
Con trăn dài đến 7m, to mập, đôi mắt nhìn chằm chằm vào ống kính.
Trăn Anacondas thường được đặt biệt danh là "trăn nước" vì chúng dành quá nhiều thời gian ở dưới nước. Ngay cả một con trăn dài 6 mét cũng có thể dễ dàng "ẩn náu" dưới lòng sông giữa một số khúc gỗ lớn. Chúng thường xuống nước để tìm cách lẩn trốn khi nhận ra mình đã bị phát hiện.
Lần đầu tiên, Julian tiếp xúc với trăn là khi còn nhỏ, trong ngày đi chơi ở sở thú Rio de Janeiro. Anh hoàn toàn bị choáng ngợp khi nhìn thấy những con bò sát khổng lồ. "Chúng to lớn khủng khiếp trong mắt đứa trẻ 4 tuổi", anh nói.
Khi lớn lên, sự tò mò của anh về các sinh vật khổng lồ ngày một lớn. Anh tìm đọc các câu chuyện thần thoại, văn hóa dân gian Brazil liên quan đến trăn khổng lồ và một số loài động vật khác. Anh luôn muốn được nhìn cận cảnh chúng.
Dần dần, Julia bắt đầu có niềm đam mê chụp ảnh các loài bò sát và sinh vật biển trong môi trường sống tự nhiên. Anh thường đi thám hiểm cùng vợ và cả 2 đều muốn truyền tình yêu động vật hoang dã cho con gái.
b>
Bí mật về xác ướp "nàng tiên cá" được tôn thờ 300 năm ở Nhật Bản cuối cùng cũng được giải mã: Sự thật vô cùng gây sốc Sau khi chụp X-quang, các nhà khoa học đã biết được nguồn gốc thực sự của sinh vật lạ mặt người đuôi cá. Tại ngôi đền Enjuin ở thành phố Asakuchi, Nhật Bản có một linh vật nổi tiếng thu hút du khách thập phương, đó là xác ướp một sinh vật dài hơn 30 cm với biểu cảm nhăn nhó trên khuôn...