Bức ảnh dự giờ hàng nghìn lượt like
Bức ảnh được chia sẻ trên một diễn đàn dành cho giáo viên với cái tên “Áp lực” nhận được nhiều sự đồng cảm của các thầy cô.
Bối cảnh của bức ảnh là trong một lớp học có rất nhiều giáo viên dự giờ. Không đủ chỗ ngồi, các thầy cô phải đứng kín vòng ngoài phòng học.
Bức ảnh nhận được nhiều lượt like (thích) và chia sẻ trên Facebook.
Đoạn đối thoại tưởng tượng giữa giáo viên và học sinh được đề tựa dưới bức ảnh:
“- Trò hãy cho cô biết: Áp lực do đâu mà có?
- Thưa cô, áp lực không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, mà nó được truyền từ Bộ, xuống Sở, xuống nhà trường, qua các thầy cô và xuống từng học sinh ạ!”.
Một giáo viên bình luận: “Tiết thao giảng là tiết mà thầy trò cùng ‘diễn sâu’ mà phải chuẩn bị cả tháng trời cho một tiết đó”.
Video đang HOT
Cô giáo này cũng cho biết: “Phải dùng bảng tương tác nè, phải hoạt động nhóm nè, làm thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo nè. Củng cố bài bằng trò chơi mở ô số giống như chương trình Trúc Xanh của VTV3 đó. Nhiều thứ lắm.
Xây dựng bài theo phương pháp Bàn tay nặn bột nữa. Hoặc cao hơn là thao giảng theo Giảng dạy theo dự án… Với loại này có khi chuẩn bị hai tháng mà chỉ biểu diễn 45 phút thôi”.
“Thế này áp lực đè lên cổ học sinh sao có thể tự do phát triển tư duy, năng lực được” – một thành viên khác than phiền.
Theo Nguyễn Thảo/Vietnamnet
Thi trắc nghiệm sẽ hình thành cách học khác
Trưởng bộ môn Toán ĐH Sư phạm TP.HCM Phạm Hồng Danh nói rằng thi trắc nghiệm sẽ quyết định cách học. Do đó, nó gây nguy hiểm cho cách hình thành tư duy của thế hệ tương lai.
Thầy Phạm Hồng Danh giải thích trong khi tự luận hình thành khả năng đào sâu, rốt ráo một vấn đề, thi trắc nghiệm thiếu sự phân tích hoàn chỉnh.
Tại sao phải thi trắc nghiệm Toán năm 2017?
GS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết trường đã có văn bản góp ý về dự thảo thi, xét tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH năm 2017 lên Bộ GD&ĐT.
"Quan điểm của trường là không nên có bài thi tổ hợp. Vì theo dự thảo của Bộ GD&ĐT mỗi môn chỉ có một vài câu, giống như xếp các củ khoai tây vào một cái bị. Riêng môn Toán, chúng tôi không đồng ý thi trắc nghiệm vì không có thí điểm dạy những năm trước khi thi. Như thế là thí điểm trên đầu học sinh", ông Hóa cho hay.
Trưởng bộ môn Toán trường ĐHSP TP.HCM Phạm Hồng Danh: "Thi trắc nghiệm tiết kiệm nhiều nhưng có nhiều hệ lụy đối với nền giáo dục". Ảnh: Hồng Vĩnh/ Tiền Phong.
Trong buổi trò chuyện về thi trắc nghiệm chiều 14/9, thầy Trần Văn Toàn, Tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) cho biết ông đã có một cuộc khảo sát nhỏ với học sinh của mình. Khi được hỏi về thi trắc nghiệm môn Địa, 100 em thì chỉ có 3 em thích thi trắc nghiệm. Nhưng hỏi môn Vật lý, môn Hóa thì rất nhiều học sinh giơ tay.
Khi được hỏi tại sao, học sinh của thầy Toàn cho biết vì các em đã được quen với học để thi trắc nghiệm. "Tôi ước gì Bộ cho chậm lại để xã hội nhìn trắc nghiệm ưu ái hơn. Có nhất thiết phải trắc nghiệm ngay trong năm nay không? Vì 2018 mới thay sách thì tạo tâm lý xã hội ổn định hơn", thầy Toàn chia sẻ.
Ông Phạm Hồng Danh cho rằng dạy môn Toán để tạo ra phương pháp tư duy logic cho tất cả ngành, lĩnh vực. Thi trắc nghiệm tiết kiệm nhiều nhưng có nhiều hệ lụy đối với nền giáo dục. Vì dạy và học sẽ khác, năng lực của giáo viên và học sinh sẽ có nhiều khiếm khuyết về trí tuệ.
"Trắc nghiệm hình thành cách học khác, trong khi tự luận hình thành khả năng đào sâu, rốt ráo một vấn đề, còn thi trắc nghiệm thiếu sự phân tích hoàn chỉnh. Do đó dạy thi trắc nghiệm dễ hơn tự luận vì nó hình thành nên sản phẩm không hoàn chỉnh. Thi trắc nghiệm sẽ quyết định cách học, do đó, nó nguy hiểm đến cách hình thành tư duy của thế hệ tương lai", ông Danh cho hay.
Dù ủng hộ chủ trương thi trắc nghiệm nhưng thầy Toàn cho rằng trong đề thi tự luận hiện nay của môn Toán, câu đánh giá năng lực thường chiếm hơn một nửa. Do đó, không nên nghiêng quá về tự luận hay nghiêng quá về trắc nghiệm.
"Thế nào cũng sẽ dẫn đến tình trạng các thầy cô dạy các em đánh trắc nghiệm chứ không phải làm trắc nghiệm", thầy Toàn dự đoán.
"Cha" đẻ của 3 chung những năm trước đây, GS Bành Tiến Long, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT cho rằng năm 2007, chủ trương và kế hoạch cho thi trắc nghiệm môn Toán cũng đã được chuẩn bị rất kỹ, chỉ còn một thời gian ngắn nữa là thực hiện nhưng vì một số lý do mà phải dừng lại.
GS Long cũng thừa nhận hạn chế của phương pháp này là không phát huy được tính sáng tạo của thí sinh. Tuy nhiên, trắc nghiệm phù hợp cho kỳ thi tuyển chọn số đông và yêu cầu kiến thức rất cơ bản và chắc chắn.
Chưa nên tổ chức tuyển sinh 2 đợt mỗi năm
Nói về tuyển sinh ĐH, GS Bành Tiến Long cho biết chưa nên tuyển sinh 2 đợt mỗi năm như dự thảo của Bộ GD&ĐT trong thời gian này. Vì quy mô của các trường hiện nay lớn, nguồn tuyển không còn.
Ngoài ra, hệ thống của các trường chưa linh hoạt như ở các quốc gia khác. Nếu để 2 kỳ/năm thì các trường chỉ tập trung tuyển sinh, không tập trung giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
Mặt khác, theo GS Bành Tiến Long, trong 4 phương án tuyển sinh, phương án khả thi nhất là các trường ĐH cần sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia; Đối với những trường đặc thù thì có thể sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh.
Các phương án còn lại không phù hợp với điều kiện đào tạo của giáo dục ĐH hiện nay và cũng không phù hợp với kết quả đánh giá ở bậc phổ thông.
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
Tuyển sinh 2017: Tỷ lệ hồ sơ ảo có khả năng tăng cao Tỷ lệ hồ sơ ảo có khả năng tăng cao tại kỳ thi THPT quốc gia 2017. Đây cũng là nỗi lo lắng, làm đau đầu thí sinh và cả các trường xét tuyển. Những điểm mới trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 như giao kỳ thi lại các Sở GD&ĐT địa phương phụ trách, thay đổi về phương án tổ chức...