Bữa cơm cám cảnh với muối ớt của học sinh Vân Kiều
Sau khi ăn trưa xong, bọn trẻ xuống suối rửa miệng, luôn tiện xóc túi bóng vừa đựng cơm, nhét vào túi quần để đưa về.
Có mặt tai trường TH và THCS số 2 Kim Thủy, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) vào một buổi trưa, chứng kiến bữa cơm của các em học sinh ở đây làm chúng tôi thấy chạnh lòng.
Cơm trưa của các em chỉ có cơm với muối ớt.
Mặc dù trường học đã được xây dựng kiên cố nhưng có vào đây mới thấy sự vất vả của thầy, trò xã vùng biên với 100% là người dân tộc Vân Kiều.
Không điện lưới quốc gia, không nước sạch, không sóng điện thoại nên các thầy cô và học sinh ở đây đã rất cố gắng để bám lớp, bám trường.
Cả trường có 185 học sinh (bao gồm cả hai điểm trường lẻ), hằng ngày các em phải dậy từ 5h sáng để đến trường vì có những nơi như bản Rum, bản Mít cách trường hơn 5km. Buổi trưa phần lớn các em đều ở lại, ăn cơm nắm mang theo và chơi ở hành lang, trong lớp đợi chiều học tiếp.
Em Hồ Thị Ngoan, học lớp 9, nhà ở bản Mít cho biết: “sáng em dậy lúc 4h, đợi mẹ nấu cơm rồi bỏ vào cà men xách đến lớn để buổi trưa có cái ăn, đợi chiều học ca 2″.
Các em chơi trước hiên lớp để chờ học buổi chiều.
Có mặt tại trường vào buổi trưa mới biết sự vất vả của các em, những em học cấp 2 mang theo cà men nhưng học sinh cấp 1 đi học xa, cà men lại cồng kềnh nên phần lớn các em chọn giải pháp cơm đựng trong một cái bao ni lông nhỏ. Trong cái bao là một nắm cơm với miếng boi tiêu (tức là muối ớt), họa hoằn lắm mới thấy một vài em được ăn cơm cùng mấy con cá kho nhỏ như ngón tay út. Có em chỉ mang theo cơm.
Sau khi ăn xong, cả đám trẻ kéo nhau xuống suối súc miệng, luôn thể lộn ngược bao ni lông đựng cơm lại, rửa loa qua rồi vò lại cho vào túi quần đưa về để mai lại mang cơm đi học tiếp.
Thầy Đỗ Đức Thuần cho biết: “Học sinh ở đây không mang sách vở về nhà vì chưa có điện, nhà các em lại không có dầu thắp nên buổi tối các em không học bài, ban ngày học ở trường được gì thì được thôi”.
Video đang HOT
Nhiều em chân không mang dép.
Học sinh ở đây không có đồng phục, ai cho gì mặc nấy, có đứa được mỗi một bộ nên mặc đến rách nhưng vẫn không có để thay bộ mới.
Tan học, cả mấy chục đứa trẻ không cặp sách ùa ra sân, đứa có dép, có đứa chân đất dẫm tung tóe lên những vũng nước đọng ở sân trường. “Nếu đây là mùa đông thì những bàn chân nhỏ kia chắc sẽ lạnh lắm”, thầy Thuần thở dài.
Một số em ngủ tranh thủ ngủ trưa tại lớp học.
Theo Hải Sâm/Báo Vietnamnet
Bốn đôi uyên ương nổi tiếng nhất làng bóng chuyền Việt Nam
Đội trưởng đội tuyển quốc gia nam, nữ Văn Kiều và Ngọc Hoa cùng các chủ công nổi tiếng Bùi Thị Huệ và Diệu Châu đều chọn lấy người cùng nghề.
Dù là những "chân dài" song các người đẹp bóng chuyền lại không gắn với đại gia mà chỉ luôn có xu hướng yêu và cưới và dân cùng nghề. Tương tự, các cầu thủ nam cũng dành sự "tập trung" trước hết đến các đồng nghiệp nữ. Trong số 4 cặp đôi được đánh giá là hoàn hảo của môn này, điều đặc biệt có cả đội trưởng đội tuyển quốc gia nam nữ Ngọc Hoa và Văn Kiều. Thật ngẫu nhiên, hai lễ cưới của hai ngôi sao này cách nhau đúng 1 tháng vào đầu năm nay.
Bùi Thị Huệ - Trần Văn Giáp
Đây chính là đôi uyên ương nổi tiếng nhất, đơn giản bởi cả hai đều chơi hay khét tiếng ở vị trí chủ công, từng cùng nhau khoác áo đội tuyển quốc gia trong nhiều năm, đồng thời khởi phát và hiện thân một mẫu hình đẹp có nhiều tác động.
Hai chủ công khét tiếng của bóng chuyền Việt Nam Bùi Huệ và Trần Giáp từng có thời gian dài yêu nhau trước khi về một nhà.
Cùng dân Thái Bình song khác huyện, Huệ là bạn gái thân của em gái Giáp. Bắt đầu yêu nhau từ 2002 khi chàng mới 19 còn nàng mới 17, hành trình yêu đương của hai "búa máy" này vô cùng thắm thiết và lãng mạn, trong cảnh xa cách triền miên khi Huệ thi đấu cho đội nữ quê nhà còn Giáp liên tục đi qua nhiều đội bóng.
Cũng chỉ vì cả hai quá mải mê với nghiệp bóng, nhất là Huệ với gánh nặng ở cả CLB lẫn đội tuyển quốc gia nên đến năm 2008, sau 7 năm, họ mới có thể thu xếp vẹn toàn để nên vợ nên chồng.
Hiện tại, dù đã chung sức mua đất, xây được một căn nhà khang trang tại thành phố Thái Bình song họ vẫn là "vợ chồng ngâu" vì Giáp xa nhà thường xuyên. Hết gắn bó với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tại Hà Nội, anh lại vừa Nam tiến đầu quân cho Công an TP.HCM. Kế hoạch em bé của bộ đôi này bị hoãn đi hoãn lại bởi còn phải ưu tiên cho thảm đấu.
Đinh Diệu Châu - Phan Văn Định
Chủ công siêu tay trái Diệu Châu - cựu tuyển thủ xinh đẹp và cá tính sinh năm 1983 của đội tuyển quốc gia và đội nữ Bình Điền Long An sớm phải lòng một đồng nghiệp cùng tuổi của chính đội nam Long An- chủ công Phan Văn Định.
Tình yêu của họ được hình thành một cách hết sức tự nhiên ở tuổi 18 khi cả hai cùng là thành viên của tuyển trẻ, sống trong cảnh xa nhà, gắn bó với nhau qua từng buổi tập. Kể từ đó, hai người luôn sát cánh, ngoại trừ khi Châu lên tập huấn đội tuyển quốc gia.
Hai cậu nhóc kháu khỉnh nhà cựu hoa khôi bóng chuyền Diệu Châu.
Nghiệp bóng của Định không nở rộ như người yêu song như tâm sự của Châu, chính anh là một động lực quyết định để chị có thể phát huy cao nhất khả năng của mình. Sau 6 năm quen nhau, đến đầu năm 2007, Châu mới theo chàng... về dinh, rồi Định tiếp tục nhường sân bóng chuyền đỉnh cao cho vợ.
Mất một thời gian phải tạm hoãn, hai vợ chồng Châu - Định có niềm vui trọn vẹn khi đón chào một cặp trai sinh đôi. Giờ đây, nhiệm vụ chăm lo cho gia đình, đặc biệt hai cậu con do Định đảm trách phần chính, bởi Châu vẫn còn phải "chiến đấu" trên sân bóng, với sự săn đón của nhiều đội bóng.
Nguyễn Thị Ngọc Hoa - Lê Thái Bình
Không hiểu có phải noi gương đàn chị - đồng đội thân thiết Diệu Châu hay không mà con đường tình yêu của Ngọc Hoa cũng giống hệt như thế. Có nghĩa là, chị cũng yêu một người chơi cùng vị trí, cũng của ngay đội nam Long An - phụ công Lê Thái Bình.
Đội trưởng đội tuyển quốc gia nữ Ngọc Hoa (phải) cũng chọn lấy người cùng nghề.
Tương tự đôi nhà Diệu Châu, về nghiệp bóng, chàng ít vang danh hơn nàng, song chưa bao giờ điều đó khiến cả hai người trong cuộc lăn lăn. Và thực tế với tình cảm chân thành và mộc mạc cùng chuyên môn của thế hệ đi trước, Bình hỗ trợ đắc lực cho Hoa phát triển tài năng, yên tâm dốc hết tâm sức cho thảm đấu.
Với Hoa, Bình luôn là một chỗ dựa vững chắc, mà như ví von đúng theo cả nghĩa đen - khi Bình cao 1m83, hơn Hoa 3 phân.
Chuyện tình của bộ đôi này cũng kéo dài kỷ lục trong làng bóng chuyền, tới 8 năm, trước khi thăng hoa bằng một lễ cưới ngay trong dịp đầu năm mới 2014. Sau một cái Tết vui tươi bên nhau và bên gia đình, cả hai lại liên tục phải có những ngày xa nhau bởi mỗi người theo kế hoạch tập luyện thi đấu của... đội mình.
Và chính Hoa là người đi nhiều hơn, hết thi đấu cho Bình Điền Long An lại sang Thái du đấu và mới đây nhất là giải quốc tế VTV Cup. Như thổ lộ mới đây của phụ công hay nhất Đông Nam Á này thì chị đang lên kế hoạch để chuẩn bị cho việc làm mẹ, bởi cả nhà chồng đều đang giục.
Ngô Văn Kiều - Trương Thị Phương Anh
Chỉ đúng 1 tháng sau khi đội trưởng đội tuyển nữ Ngọc Hoa lên xe hoa với một đồng nghiệp thì đội trưởng đội tuyển nam Ngô Văn Kiều cũng đón một đồng nghiệp khác về nhà. Đi dự đám cưới của "oanh tạc cơ", nhiều đồng đội vẫn trầm trồ vì bởi lẽ không ngờ chàng "kều" ít nói này lại siêu thế, quanh năm ăn tập ở mãi Khánh Hòa mà tán đổ được người đẹp của đội Giấy Bãi Bằng Trương Thị Phương Anh.
Một tháng sau, đến lượt đội trưởng đội nam Ngô Văn Kiều cũng đưa người đẹp đội Giấy Bãi Bằng là Phương Anh về dinh.
Kiều tiết lộ đến khi cưới, hai người cũng đã thương nhau được tới 4 năm. Đúng là duyên số, bắt đầu với cả hai người theo kiểu "sét đánh", nhưng cũng phải rất kỳ công bằng những chuyến bay đột xuất, các cuộc chuyện trò đến cháy cả điện thoại, anh chàng quê Hà Nam mới có được cái gật đầu e thẹn của cô gái đất Tổ.
Cứ tưởng dân bóng chuyền đơn giản song thực ra rất kỹ lưỡng, như đôi Kiều - Anh thậm chí còn làm thủ tục đăng ký kết hôn trước cưới hơn 1 năm bởi lý do chọn ngày đẹp, hợp là 12/12/2012. Chủ công cao 1,96 m cũng rất hài lòng bởi có được một ý trung nhân đẹp đôi, không chỉ xinh đẹp mà chiểu cao cũng chỉ kém anh có... 14 cm.
Tạm thời, hai vợ chồng "sếu vườn" đang phải tạm người Bắc, người Nam, bởi chàng phải gắn bó với Sanest Khánh Hòa còn nàng là Giấy Bãi Bằng ở mãi Phú Thọ.
Theo VNE
Chiều cao khó tin của gia đình ngôi sao bóng chuyền Văn Kiều Anh em Văn Kiều có chiều cao trung bình xấp xỉ 1,91 m, bà mẹ ngoài lục tuần của anh cũng cao 1,80 m, thậm chí chiều cao của bà ngoại Kiều cũng vượt mốc 1,80 m. Hình ảnh mẹ và 4 anh em Ngô Văn Kiều, tất cả đều cao hiếm thấy. Thật kỳ lạ là cả hai tuyển thủ nam và...