Bù đắp kiến thức, kỹ năng cho học sinh tiểu học
Sau thời gian dài học trực tuyến ở nhà, học sinh tiểu học trở lại trường học trực tiếp. Theo nhiều giáo viên, học sinh lớp 1-2 khi đi học tại trường thiếu khá nhiều kiến thức, kỹ năng, cần phải bù đắp.
Giáo viên cần ưu tiên việc bù đắp cho học sinh lớp 1-2 những kỹ năng, thói quen cần thiết
Làm quen lại từ đầu
Theo một hiệu trưởng trường tiểu học ở quận Hoàng Mai ( Hà Nội) thì trong 7 tháng qua, học sinh tiểu học vẫn học trực tuyến nên để dạy hết chương trình, kết thúc đúng thời gian quy định không khó. Điều đáng lo là chất lượng và những thiếu hụt kỹ năng mà trẻ đang gặp phải.
Cô Nguyễn Thị Hồng, giáo viên tiểu học ở huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, việc dạy viết chính tả cho trẻ lớp 1 rất khó khăn bởi với hình thức trực tuyến khó uốn nắn được từng học sinh. “Theo chương trình mới, tiếng Việt của lớp 1 khá nặng, thời lượng nhiều nhưng khi dạy trực tuyến rất khó để linh hoạt và hỗ trợ từng nhóm học sinh khác nhau. Thực tế ở lớp tôi, nhiều cháu gặp khó khăn khi nhận biết, phân biệt một số âm khó, ví dụ như s/x, hay p/qu, k/kh, g/gh. Học sinh trở lại trường, chúng tôi phải rà soát lại để bố trí những buổi ôn tập riêng cho môn Tiếng Việt”, cô Hồng cho biết.
Học sinh lớp 1, lớp 2 khu vực nông thôn hoặc con các gia đình công nhân phải làm ca kíp nhiều ở Hà Nội, TPHCM, Hưng Yên… gặp nhiều khó khăn khi bố mẹ không thể hỗ trợ kèm con ở nhà. Theo cô Trương Thu Nguyệt, giáo viên dạy lớp 1 ở huyện Nhà Bè, TPHCM, vì học trực tuyến nên một số học sinh lớp cô phụ trách hiện còn chưa đọc thông viết thạo. Các con nhớ trước, quên sau. “Sau thời gian học trực tuyến, học sinh trở lại trường, giáo viên phải dạy lại một số vần và tăng cường ôn tập. Với một số cháu, cô phải kèm riêng ngoài giờ”, cô Nguyệt cho biết.
“Chúng tôi xác định có thể sẽ bị 1 tuần chệch choạc mới vào nề nếp để ổn định dạy học được. Trước đây, khi học sinh đi học bình thường thì cũng vẫn cần 1-2 tuần đầu tiên để ổn định nề nếp. Trẻ lớp 1 ở nhà gần 1 năm, nên việc rời tay bố mẹ, ông bà để đến lớp sẽ khiến trẻ lo lắng”, cô Nguyễn Thị Hồng, Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Minh A (huyện Thanh Oai, Hà Nội) cho biết.
Cần thêm thời gian
Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hà Đông (Hà Nội), rất cần dành thời gian bổ sung kiến thức, kỹ năng, ôn luyện cho học sinh tiểu học, nhất là học sinh đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới (lớp1, lớp 2). Bà Hằng chia sẻ: “Thực ra trong thiết kế chương trình vẫn có 1 tuần đệm để dự phòng. Nếu việc dạy học trực tuyến đảm bảo dạy đủ nội dung chương trình thì khi học sinh trở lại trường, có thể sử dụng tuần đệm đó cho việc ôn tập. Tuy nhiên, nếu được giãn thời gian kết thúc năm học thêm 1-2 tuần nữa thì tốt hơn”.
Video đang HOT
Năm học 2021-2022 là năm học phi truyền thống về khung thời gian năm học, với mục tiêu đảm bảo an toàn, duy trì chất lượng. Vì thế sau khi học sinh đến trường ổn định nề nếp, cần kiểm tra chất lượng để nắm được tình hình học tập của học sinh, từ đó có các biện pháp hỗ trợ. Nếu cần thiết các nhà trường có thể đề xuất lên Sở GD&ĐT để sở đề xuất với Bộ GD&ĐT nới khung thời gian năm học, có thể là chỉ thực hiện riêng với học sinh lớp 1, lớp 2. Làm sao để đảm bảo học sinh kết thúc chương trình đạt yêu cầu tối thiểu.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT)
Còn theo cô Nguyễn Thị Kim Hương, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Thọ (quận 11, TPHCM), để có căn cứ đánh giá một cách tổng thể, khách quan, khi hoc sinh quay lại trường sau một thời gian học trực tuyến, nhà trường tổ chức 2 – 3 kỳ kiểm tra học kỳ I để tất cả học sinh được kiểm tra ở thời điểm thuận lợi nhất về sức khỏe, tâm thế.
Giáo viên căn cứ vào điểm kiểm tra và quan sát trực tiếp trên lớp để sàng lọc ra những học sinh theo các nhóm khác nhau về khả năng tiếp thu kiến thức. Trong đó lưu ý giải pháp hỗ trợ học sinh khó khăn. Ví dụ cần có thời gian 4-6 tiết ở các buổi 2 để kèm thêm cho học sinh còn thiếu hụt nhiều kiến thức, kỹ năng.
Ưu tiên bù đắp kỹ năng cần thiết
Trước thực tế và lo lắng của các trường, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, lớp 1, lớp 2 là giai đoạn cần hình thành những kỹ năng cần thiết và căn bản nhất cho trẻ, đó là những kỹ năng sẽ theo trẻ tiếp tục lộ trình học tập sau này.
“Khi học sinh tiểu học trở lại trường, giáo viên cần ưu tiên việc bù đắp cho học sinh những kỹ năng, thói quen cần thiết: Tuân thủ nội quy, kỷ luật của lớp học, cách ứng xử, giao tiếp với thầy cô, bạn bè, cách bảo quản đồ dùng học tập, tư thế ngồi viết, cầm bút, cách sử dụng nhà vệ sinh, kỹ năng hợp tác trong các hoạt động học tập…”, ông Tài cho biết.
Theo ông Thái Văn Tài, khi học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1-2 nói riêng trở lại trường sau một thời gian dài, chưa vội dạy kiến thức mới mà dành thời gian để giúp trẻ hình thành các kỹ năng, thói quen này. Đây cũng là quãng thời gian để trẻ thích nghi dần, không bị sốc vì thay đổi môi trường học tập.
Học sinh trở lại trường: Dạy bài mới kết hợp củng cố kiến thức
Gần 2 tháng nữa sẽ kết thúc năm học song nhiều nơi học sinh tiểu học lần đầu tới trường hoặc vừa trở lại sau thời gian dài học trực tuyến vì dịch.
Buổi học trực tiếp đầu tiên của học sinh Trường Tiểu học Ba Đình (Ba Đình, Hà Nội).
Dạy học trong bối cảnh đó đòi hỏi các nhà trường, giáo viên linh hoạt kế hoạch giảng dạy, dặm lại kiến thức cho học trò.
Bắt nhịp nhanh việc dạy học
Cô Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ba Đình (Ba Đình, Hà Nội) trao đổi: Dù là buổi đầu tiên học sinh được tới trường học trực tiếp sau gần 1 năm học trực tuyến nhưng việc dạy học đã bắt nhịp ngay với nội dung, chương trình học trực tuyến trước đó.
Tuy nhiên, không để học sinh căng thẳng và làm quen với việc học trực tiếp, nhà trường dành ra 3 buổi học đầu tiên để giáo viên ổn định trật tự, hướng dẫn kỹ năng phòng dịch, giới thiệu cho học sinh (khối 1, 2) các phòng chức năng, trong đó chú trọng vào khu vệ sinh để các em nhớ đường đi, cách sử dụng...
Ngày đầu tiên học sinh lớp 1 tới trường sau 11 tháng học trực tuyến, cô giáo Nguyễn Thị Lan Phương, Trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) dành 1 - 2 tiết để ổn định trật tự, xếp chỗ ngồi, rèn nền nếp, cách cầm sách, đứng lên ngồi xuống không xê dịch bàn ghế, hướng dẫn học sinh sử dụng phòng chức năng (nhà vệ sinh), trang thiết bị phòng dịch cá nhân... Sau đó mới bước vào dạy học kiến thức.
Cô Phương cho biết: Tuần đầu nhà trường chưa triển khai dạy học 2 buổi/ngày nên phần lớn thời gian vẫn dành cho hoạt động hướng dẫn kỹ năng và dạy nội dung kiến thức mới theo chương trình. Việc củng cố hoặc kèm riêng học sinh hổng kiến thức sẽ được tiến hành từ tuần sau khi có buổi tự học thứ 2 trong ngày. Giáo viên sẽ có thời gian rà soát lại sách vở, rèn chữ viết, hướng dẫn trò cách làm tính cộng trừ, viết đúng cao độ...
Với tiến độ dạy học như hiện tại, theo cô Phương, việc củng cố kiến thức cũng đủ thời gian và không khó khăn bởi quá trình dạy học online giáo viên đã nắm được năng lực học từng học sinh, cần bổ sung kiến thức nào. "Dạy học trực tiếp dù chỉ 2 tháng trước khi kết thúc năm học nhưng vô cùng cần thiết, hữu ích để hoàn thiện kiến thức năm cho học trò, vực dậy chất lượng dạy học nói chung...", cô Phương nhìn nhận.
Học sinh Trường Tiểu học Phong Khê (thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh) trở lại học trực tiếp hơn 2 tuần. Cô Nguyễn Thị Thủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trở lại học trực tiếp, giáo viên bên cạnh dạy kiến thức mới còn bắt tay vào rà soát lại thực trạng, sức học từng học sinh, từng lớp, khối. Trên cơ sở đó, trong quá trình dạy học, giáo viên sẽ có sự kèm cặp, củng cố thêm kiến thức cho học sinh ở từng tiết học và thậm chí cả sau tan học.
Sau học trực tuyến (đặc biệt lớp 1, 2) học sinh có tình trạng viết xấu, sai chính tả, chệch dòng, đọc và làm toán còn chậm... nên theo cô Thủy, việc củng cố kiến thức song song với học kiến thức mới là cần thiết. Và vì giáo viên các lớp vừa dạy học vừa song hành dặm kiến thức nên tốc độ, nội dung dạy học từng khối, lớp có sự chênh. Tuy nhiên, điều đó không đáng ngại và nhà trường để giáo viên hoàn toàn chủ động điều chỉnh việc dạy học, củng cố kiến thức. Miễn sao khi kết thúc năm học, học sinh bảo đảm được các yêu cầu của chương trình.
Chị Hà Hồng Gấm, con học lớp 1 Trường Tiểu học Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) trao đổi: Lần đầu con được tới trường học trực tiếp nên rất hào hứng. Dù mới chỉ học buổi sáng nhưng con cho biết, việc học tập không có gì thay đổi hay khác biệt nhiều. Tuy nhiên, học ở lớp trực tiếp và được cô giáo hỗ trợ con thấy tiếp thu bài nhanh hơn, không hay nhầm lẫn một số cách viết như khi học trực tuyến. Con đã sẵn sàng với việc học 2 buổi/ngày nếu nhà trường tổ chức vào tuần tới.
Thầy cô giáo hướng dẫn đường lên lớp cho học sinh lớp 1.
Để học sinh vững tâm thế vào năm học mới
Cô Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh: Việc dặm lại kiến thức sau học trực tuyến đối với học sinh tiểu học rất cần thiết. Chính vì vậy, Trường Tiểu học Ba Đình không chỉ yêu cầu giáo viên tiến hành ngay ở tuần đầu tới trường mà khoảng thời gian sau kiểm tra học kỳ II, kết thúc năm học còn lại vẫn được tận dụng để hoàn tất hoạt động này.
Một số em (đặc biệt lớp 1, 2) không có bố mẹ hỗ trợ nên việc học trực tuyến không đạt hiệu quả như mong muốn. Nhiều học sinh đã "lộ" mảng kiến thức bị hổng. Do đó, dặm lại kiến thức khi đi học trực tuyến không thể bỏ qua.
Chia sẻ điều này, cô Vũ Trinh Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nói: Củng cố kiến thức sẽ khác nhau bởi mỗi lớp, giáo viên dạy và học khác nhau, trò tiếp thu khác nhau. Do đó, sẽ phải cần từ 3 - 5 ngày học trực tiếp để giáo viên rà soát được mức độ hổng từ đó có phương án, giải pháp củng cố phù hợp cho từng học sinh.
Tại Ninh Bình, học sinh khối tiểu học cũng trở lại trường từ 4/4 sau gần 2 tháng học trực tuyến. Cô Trần Thị Hợi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Nhạc B (Yên Khánh, Ninh Bình) trao đổi: Tuần tới nhà trường sẽ xây dựng phương án bổ sung kiến thức bị hổng cho học sinh trong thời gian học trực tuyến. Để hiệu quả, sẽ phân loại học sinh theo các nhóm năng lực khác nhau. Với nhóm không có điều kiện học trực tuyến sẽ yêu cầu giáo viên dành thời gian để dặm lại kiến thức cơ bản chưa được học. Với học sinh học trực tuyến đầy đủ thì ôn tâp những nội dung nâng cao hơn.
"Việc trở lại học trực tiếp và triển khai dạy học 2 buổi/ngày tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho kết thúc năm học theo kế hoạch mà bảo đảm dặm lại kiến thức hiệu quả. Nếu cần thiết trường có thể dành 2 tuần cuối tháng 5 để dặm kiến thức cho học sinh và sẽ chú trọng học sinh khối 1, 2; và một số học sinh yếu để bảo đảm không học sinh nào còn hổng kiến thức trước khi lên lớp...", cô Hợi cho hay.
"Học sinh phải học trực tuyến kéo dài có nhiều thiệt thòi. Do đó các em trở lại trường học trực tiếp sẽ là thời điểm thích hợp, thuận lợi để củng cố kiến thức. Chúng tôi xác định cùng giáo viên dù đã trải qua thời gian dạy học trực tuyến vất vả nhưng vì học trò các cô sẽ tiếp tục nỗ lực để hỗ trợ củng cố kiến thức (đặc biệt với học sinh khối 1, 2, 5). Như vậy các em sẽ có hành trang vững chắc để chuyển lớp, chuyển cấp...", cô Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ.
Được hỏi có thích đi học không, bé gái ngây thơ nói 1 câu trên ti vi khiến khán giả cười ngất Sự ngây ngô, đáng yêu của trẻ khiến ai cũng cười đau bụng. Mới đây (6/4), hơn 1 triệu học sinh tiểu học và học sinh lớp 6 trên toàn TP Hà Nội chính thức quay lại trường học trực tiếp, sau gần 1 năm ở nhà học online. Với việc đi học trở lại, nếu một số trẻ nhỏ, đặc biệt là...