BSC dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 2020 của ngành bất động sản sẽ chậm lại
BSC dự báo tốc độ tăng trưởng KQKD của ngành bất động sản sẽ chậm lại so với năm 2018 chủ yếu do (1) Thiếu các dự án chuẩn bị bàn giao trong năm 2019 – 2020; (2) Tăng trưởng lợi nhuận sẽ phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận bất thường, chủ yếu đến từ việc chuyển nhượng dự án; (3) Lãi suất cho vay dự báo tăng và siết chặt tín dụng ít nhiều sẽ gây áp lực đến chủ đầu tư cũng như người mua nhà.
CTCK Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) mới đây đã đưa ra đánh giá hạ triển vọng từ khả quan xuống trung lập đối với nhóm bất động sản trong năm 2019.
Theo BSC, tiến độ mở bán các dự án đều có xu hướng bị dời lại qua năm 2019 thay vì như kế hoạch mở bán trước đó trong năm 2018 vì các yêu tố liên quan đến vấn đề pháp lý (giấy phép xây dựng).
Cụ thể, một số dự án dự kiến được mở bán năm 2019 như Vincity Grand Park Q9 – VIC (dự kiến Q1/2019), Gem Riverside – DXG (dự kiến Q1/2019), Hermosa – KDH (dự kiến Q2/2019) và Akira City – NLG (dự kiến Q1/2019).
Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng dành cho thị trường bất động sản năm 2019 sẽ bị hạn chế do Thông tư 16/2018/TT-NHNN. Theo đó, từ năm 2019, ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 40% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn thay vì mức 45% trong năm 2018. Điều này sẽ dẫn tới việc khó khăn hơn đối với các chủ đầu tư trong việc huy động vốn đầu tư các dự án do các chủ đầu tư Việt Nam vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay tín dụng và vốn huy động từ khách hàng.
BSC cho rằng phân khúc căn hộ trung cấp vẫn tiếp tục dẫn dắt thị trường, tuy nhiên cạnh tranh sẽ gay gắt hơn do nguồn cung dự kiến năm 2019 sẽ đột biến (chủ yếu dự án Vincity).
Video đang HOT
Theo số liệu của CBRE, trong 9T2018 lần lượt có 57% và 61% số lượng căn hộ mở mới ở TP.HCM và Hà Nội thuộc phân khúc trung cấp. BSC cho rằng cạnh tranh của các phân khúc trung cấp sẽ gay gắt hơn và lợi thế sẽ thuộc về việc doanh nghiệp bất động sản nào có khả năng mở bán dự án mới với đầy đủ pháp lý do tình trạng thiếu cung hiện tại.
Ngoài ra, số lượng căn hộ mở bán chính năm 2018 sẽ được đóng góp lớn từ Vincity. Hiện tại VHM đang triển khai 3 dự án với tổng số lượng căn hộ là 132.500 căn hộ trong giai đoạn 2019 – 2022, trong đó 2 dự án ở Hà Nội (89.000 căn) đã được mở bán giai đoạn đầu và TP.HCM (43.500 căn) sẽ được mở bán từ năm 2019.
BSC cho rằng điều này sẽ dẫn đến việc tiến độ dự án bị chậm lại so với kế hoạch ban đầu và KQKD năm 2019 – 2020 của ngành bất động sản có xu hướng tăng trưởng chậm lại. BSC dự báo tốc độ tăng trưởng KQKD của ngành bất động sản sẽ chậm lại so với năm 2018 chủ yếu do (1) Thiếu các dự án chuẩn bị bàn giao trong năm 2019 – 2020; (2) Tăng trưởng lợi nhuận sẽ phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận bất thường, chủ yếu đến từ việc chuyển nhượng dự án; (3) Lãi suất cho vay dự báo tăng và siết chặt tín dụng ít nhiều sẽ gây áp lực đến chủ đầu tư cũng như người mua nhà.
Trong năm 2019, BSC lựa chọn các doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí sau: (1) Quỹ đất sạch lớn, có khả năng mở bán trong năm 2019, giúp đảm bảo việc hạch toán lợi nhuận giai đoạn 2020 – 2022; (2) Ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận tốt nhờ vào có các dự án có thể bàn giao trong năm 2019. Các cổ phiếu được BSC khuyến nghị mua gồm có VHM, NLG, HDG, KBC.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Trái phiếu DN - nguồn vốn tiềm tàng của dự án PPP
"Nếu như việc huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài cho dự án PPP khó, tại sao không huy động từ thị trường vốn trong nước?" - ông Dominic Scriven, Trưởng nhóm Công tác thị trường vốn của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam đặt vấn đề.
Bài toán nguồn vốn từ khu vực tư nhân cho dự án PPP cần có nhiều lời giải. Ảnh: Lê Tiên
Giải quyết được câu hỏi này có thể mở ra một lời giải tốt cho bài toán nguồn vốn cho đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, riêng danh mục dự án PPP ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 của các bộ, ngành, địa phương đề xuất thì tổng nhu cầu đầu tư theo hình thức PPP đã là 375 nghìn tỷ đồng, trong đó có khoảng 120 nghìn tỷ đồng là dự kiến vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án, còn lại cần huy động từ khu vực tư nhân.
Thời gian qua, dự án PPP chủ yếu huy động vốn vay từ các ngân hàng thương mại trong nước. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, việc huy động nguồn tín dụng trong nước hiện nay cho các dự án PPP giao thông nói riêng, dự án PPP nói chung là rất khó khăn. Lý do vì dự án PPP thường có tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn dài. Hiện các ngân hàng trong nước sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn, trong khi đó Ngân hàng Nhà nước đang có chủ trương giảm dần tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và phù hợp thông lệ quốc tế.
Nguồn vốn tín dụng thương mại nước ngoài có khả năng về nguồn cung vốn và thời hạn vay tốt hơn so với mặt bằng trong nước. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai các dự án PPP hạ tầng lớn, quan trọng trong lĩnh vực năng lượng và giao thông thời gian qua cho thấy, các tổ chức tín dụng nước ngoài đều yêu cầu các cơ chế bảo lãnh rủi ro về lưu lượng, doanh thu, chuyển đổi ngoại tệ, quy hoạch... Trong khi đó, cơ chế, chính sách và nguồn lực để bảo lãnh các rủi ro nêu trên là chưa sẵn sàng.
Bài toán nguồn vốn từ khu vực tư nhân cho dự án PPP sẽ cần phải có nhiều lời giải.
Một trong số đó, theo gợi ý của ông Dominic Scriven là từ thị trường vốn trong nước. Theo số liệu của Nhóm Công tác thị trường vốn của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, thị trường vốn Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong mấy năm qua, cả về tổng giá trị vốn hóa của thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu, từ 70 tỷ USD lên 200 tỷ USD. Tổng giá trị giao dịch hàng ngày của hai thị trường này tính đến cuối năm 2018 hay đầu năm 2019 có thể sẽ vượt 1 tỷ USD/ngày. Tổng số vốn huy động được cho các đơn vị phát hành/doanh nghiệp trong nước đạt 5 - 10 tỷ USD.
Ông Dominic Scriven nhận định, quy mô thị trường vốn khá lớn, gần bằng GDP là số liệu cần suy nghĩ để có hướng thu hút vào dự án PPP. Ông Dominic Scriven nói rõ hơn, khi nói về vai trò của thị trường vốn đối với dự án PPP không nên nói về cổ phiếu, mà nên lưu ý nhiều hơn về trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp.
Để huy động được vốn, ông Dominic Scriven cho biết, phải xây dựng được một mạng lưới nhà đầu tư tổ chức của Việt Nam. Bởi vì hiện nay, hoạt động trên thị trường vốn của các nhà đầu tư tổ chức mới chiếm 20%, còn lại là nhà đầu tư cá nhân. Người Việt đầu tư chứng khoán lướt sóng rất nhiều, sẽ rất khác với đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp dự án PPP.
Về vấn đề người bán ra - nhà phát hành trái phiếu, đối với doanh nghiệp dự án PPP là công ty mới thành lập sẽ khó huy động vốn trong dân chúng. Trái phiếu doanh nghiệp dự án PPP cần được phát hành thông qua các nhà phát hành riêng lẻ cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp, không phát hành ra công chúng. Việc phát hành đó được đơn giản về thủ tục, thậm chí không cần có lợi nhuận.
Đối với câu chuyện huy động vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài, ông Dominic Scriven chia sẻ, nếu không có công cụ bảo lãnh về tỷ giá, thì cần phát triển các thị trường phái sinh, thị trường tương lai về tỷ giá để cân đối rủi ro. Nhà đầu tư và ngân hàng nước ngoài không am hiểu thị trường Việt Nam nên cần tham gia vào các giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá giữa VND và đồng tiền của nước họ. Một thị trường phái sinh phát triển đầy đủ sẽ giúp nhà đầu tư, ngân hàng nước ngoài giảm rủi ro rất nhiều khi bỏ nguồn vốn lớn tham gia vào các dự án PPP tại Việt Nam.
Nguyệt Minh
Theo baodauthau.vn
Thời đất nền lên ngôi Thời gian gần đây, quận Thanh Xuân đang là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng. Đặc biệt, hệ thống giao thông được đầu tư quy mô và các tiện ích xã hội liên tục nâng cao đã khiến nơi đây trở thành điểm hút giới đầu tư nhà đất. Khu vực...