BS Trương Hữu Khanh: Không có thuốc nào gọi là giải độc cơ thể
Cơ thể con người vốn đã có hệ thống tự nhiên để đào thải độc tố, bao gồm gan, thận, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, nếu ăn uống không lành mạnh, sử dụng các chất kích thích (rượu, bia…)… thì khả năng tự thải độc của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.
Nhiều người cho rằng Tết là dịp gặp gỡ, giao lưu, có thể ăn uống thả ga sau đó sẽ tìm đến những phương pháp, các sản phẩm giải độc cơ thể. Quan niệm trên không đúng bởi thực tế không có loại thuốc nào có thể giải độc cơ thể.
Những ngày Tết ăn không đúng bữa, ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột, các loại đồ ăn mặn, dư năng lượng, thiếu vi chất
Trong những ngày Tết có rất nhiều đồ ăn, thức uống nên có thể khiến bạn ăn uống nhiều hơn bình thường, ăn không đúng bữa, ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột, các loại đồ ăn mặn, dư năng lượng, thiếu vi chất. Vì vậy, cách giải độc tốt nhất cho cơ thể là duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Đầu tiên, chúng ta phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung các thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe.
Nếu cơ thể dư cân, béo phì cần hạn chế ăn ngọt, chất béo. Việc dung nạp quá nhiều đường có thể gây nhiều hệ lụy, ở mức độ nhẹ thì làm suy giảm hệ miễn dịch, nặng hơn thì dẫn đến các bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch,…
Video đang HOT
Tương tự như đường, chất béo cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Tuy nhiên, cơ thể chỉ nên dung nạp một lượng chất béo vừa đủ, khoảng 600g/tháng cho một người trưởng thành. Nên tuân thủ nguyên tắc ăn béo vừa phải, ưu tiên cho chất béo từ thực vật và hạn chế chất béo từ động vật. Điều này sẽ giúp cơ thể phòng tránh được các bệnh béo phì, tim mạch, tăng huyết áp và một số bệnh lý khác. Bên cạnh đó, còn giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, tránh béo phì.
Khẩu phần ăn hằng ngày nên ưu tiên hoa quả và rau xanh, món hấp và luộc; hạn chế đồ chiên xào, thức ăn nhanh
Đáng lưu ý, với những trường hợp mắc bệnh nền như tiểu đường, huyết áp, tim mạch… cần kiểm soát khẩu phần ăn tránh những thực phẩm làm tăng đường huyết, gây béo phì,… thì cần điều chỉnh hoặc nếu vô tình sau khi ăn xuất hiện tình trạng trên thì cần đến cơ sở y tế thăm khám để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Ngoài ra, cần uống đủ nước giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
Tóm lại, dù là lễ – Tết thì vẫn cố gắng duy trì lối sống, thói quen sinh hoạt tốt để giúp cơ thể thảo độc tự nhiên thay vì phụ thuộc và các sản phẩm thải độc có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Cố vấn khối Nhiễm, Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi Đồng 1)
Món quen thuộc ngày Tết nhưng không nên ăn quá nhiều
Lạp xưởng là món ăn hấp dẫn ngày Tết, có hương vị khác nhau ở mỗi vùng miền. Tuy nhiên, món ăn này lại có thể gây hại nếu tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Thị Yến Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ cơ 3, nguyên liệu chính để làm nên món lạp xưởng là thịt lợn, lòng non, muối và gia vị. Thịt được thái nhỏ, băm hạt lựu và ướp với các loại gia vị. Lạp xưởng sau khi được nhồi chặt thịt và mỡ đã tẩm ướp sẽ phơi dưới nắng gió ngoài trời trong khoảng 3-4 ngày hoặc đem hong trên gác bếp.
Thời xưa, chỉ đến tháng Chạp Âm lịch người ta mới làm thịt heo đón xuân. Lạp xưởng là một cách trữ thịt để ăn dần, bảo quản được lâu, giúp mâm cỗ Tết thêm phần đậm đà.
Mặc dù là món ngon phổ biến ở nhiều miền nhưng lạp xưởng có thể ảnh hưởng sức khỏe nếu dùng một lượng lớn trong thời gian dài.
Bác sĩ Nhi phân tích, trong quá trình bảo quản lạp xưởng, một lượng lớn muối thường được thêm vào nên ăn quá nhiều sẽ gây dư thừa ion natri trong cơ thể, dễ dẫn đến tình trạng giữ nước và natri. Việc này có thể khiến bệnh tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn.
Lạp xưởng là một cách trữ thịt để ăn dần ở nhiều vùng miền. Ảnh minh hoạ: Pixabay.
Nếu hàm lượng muối trong lạp xưởng vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép, tiêu thụ lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, sỏi mật, gan nhiễm mỡ. Đồng thời, gây hại cho niêm mạc dạ dày và tiêu hóa đường ruột, dẫn tới viêm dạ dày ruột mạn tính, loét dạ dày và các bệnh khác.
Bên cạnh đó, lạp xưởng chứa hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao, ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của các bệnh tim mạch hiện có, cản trở việc xây dựng lối sống lành mạnh.
Trong quá trình sản xuất lạp xưởng, người ta có thể cho thêm nhiều gia vị như ớt, muối, chất bảo quản, chất tạo màu... có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.
Ngoài ra, quá trình chế biến như hun khói có thể sản sinh ra các chất có hại như hợp chất benzopyrene và hợp chất N-nitroso (nitrosamine, nitrosamide). Bác sĩ Nhi cho rằng nếu thỉnh thoảng mới ăn lạp xưởng thì không phải vấn đề, nhưng khi tiêu thụ với lượng lớn trong thời gian dài, người ăn có thể đối mặt với nguy cơ ung thư vòm họng, thực quản, gan, đường tiêu hóa,...
Tuy nhiên, sự khởi phát và nguyên nhân của bệnh ung thư rất phức tạp, ngoài tác nhân như chất gây ung thư thì đột biến gene cũng rất quan trọng.
Bác sĩ cũng lưu ý lạp xưởng được coi là một dạng thực phẩm giống kiểu thịt sống muối nên cần làm nóng trước khi ăn, nấu chín để đảm bảo an toàn. Tiêu thụ lạp xưởng nên được kiểm soát vừa phải trong chế độ ăn.
Một số nhóm người cần lưu ý khi tiêu thụ món ăn này:
- Tiêu thụ lượng lớn trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề như tăng lipid máu, khó tiêu, nóng trong và ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, mạch máu não.
- Người bệnh bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, gan nhiễm mỡ và suy giảm chức năng thận nên hạn chế.
- Người già và trẻ em nên ăn ít lạp xưởng; phụ nữ có thai cố gắng tránh ăn do món này chứa nhiều muối, và mỡ xấu.
- Những người mắc bệnh đường ruột hoặc tuyến tụy nên ăn ít lạp xưởng vì hàm lượng chất béo cao có thể làm các triệu chứng đường tiêu hóa trở nên trầm trọng hơn.
- Người có cha mẹ, anh chị em trong nhà mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư thực quản hoặc có họ hàng trong đời thứ nhất có khối u đường tiêu hóa cũng không nên ăn nhiều lạp xưởng.
Căn bệnh tay chân hóa gỗ hiếm gặp, Việt Nam từng có 2 ca mắc Tay chân của bệnh nhân biến dạng trông giống như những khúc gỗ xù xì khiến họ đau đớn, không thể vận động. Người bệnh chỉ muốn cắt bỏ tay chân Việt Nam từng ghi nhận 2 trường hợp "người cây" với các tổn thương giống như mụn cóc xù xì bao phủ một số bộ phận của cơ thể. Khi đó, tay...