BS. Hoàng Quốc Tưởng: “Không có sự khác biệt giữa sữa công thức và sữa tươi vì trên 1 tuổi trẻ ĂN là CHÍNH, SỮA chỉ là PHỤ”
Câu trả lời dưới đây về thắc mắc có nên duy trì cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa công thức hay không hẳn sẽ khiến nhiều mẹ bỉm sữa ngạc nhiên.
Xuất phát từ tâm lý mong muốn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con, đặc biệt là xây dựng cho con một nền tảng vững chắc để phát triển về sau. Có lẽ vì vậy mà hầu hết các bậc phụ huynh luôn cho rằng, để con uống sữa công thức với thật nhiều dưỡng chất, nào là vitamin, sắt, chất béo cùng DHA,… sẽ giúp con có thể phát triển toàn diện và đây là lựa chọn hàng đầu, ngay cả khi trẻ đã trên 1 tuổi.
Song, cũng có nhiều ý kiến cho rằng sữa tươi nếu được kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng cũng có thể giúp con phát triển tốt, vì sau 1 tuổi trẻ đã có thể ăn được đa dạng các loại thực phẩm như người lớn nên duy trì uống sữa công thức là không cần thiết.
Chính bởi điều này đã khiến không ít mẹ bỉm sữa băn khoăn về việc có nên tiếp tục duy trì sữa công thức cho trẻ trên 1 tuổi không hay chỉ cần uống sữa tươi là đủ. Theo đó, bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên Bộ môn Nhi Khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, BS Bệnh viện Nhi đồng 2 đã giải đáp những thắc mắc của các bà mẹ bỉm sữa về vấn đề này.
Có nên tiếp tục duy trì sữa công thức cho trẻ trên 1 tuổi hay không?
Video đang HOT
Thực ra, nếu cha mẹ muốn thì cứ cho con sử dụng. Nếu tiếp tục duy trì sữa công thức thì khá tốn tiền, pha chế lại không tiện lợi.
Thế nhưng, dù thế nào cũng hãy nhớ 1 điều, không có sự khác biệt giữa sữa công thức và sữa tươi cho trẻ trên 1 tuổi vì ăn là chính, sữa là phụ.
Nên cho bé trên 1 tuổi uống sữa tươi thanh trùng hay sữa tươi tiệt trùng?
Theo ý kiến của bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng: “Khi con bạn 1 tuổi, ăn là chính, sữa chỉ là một sản phẩm bổ sung: chất đạm, canxi, chất béo và khoáng chất nên bố mẹ hoàn toàn có thể đổi qua sữa tươi, vẫn bảo đảm dinh dưỡng lại tiện lợi.
Khi con 1 tuổi, các mẹ nên ưu tiên chọn sữa tươi tiệt trùng bởi vì sữa được xử lý ở nhiệt độ cao, hầu hết tất cả các vi khuẩn đã chết đi nên chúng ta có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường và thời gian sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm, còn sữa tươi thanh trùng được xử lý ở nhiệt độ thấp hơn nên một số loại vi khuẩn vẫn còn sống, đương nhiên vẫn tốt nhưng cần lưu ý khâu bảo quản cần phải được duy trì ở nhiệt độ tủ lạnh 2-6 độ C và thời gian sử dụng ngắn hơn (từ 7-10 ngày).
Bên cạnh đó, nếu con bạn thuộc nhóm không dị ứng thức ăn, đặc biệt là dị ứng đạm bò, bạn có quyền đổi qua sữa tươi khi con lên 1 tuổi.
Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng là bác sĩ chuyên khoa Nhi, hiện đang công tác tại bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM.
Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân và được rất nhiều độc giả tin tưởng, yêu thích.
Đun sôi có ảnh hưởng chất lượng sữa tươi?
Việc đun sôi sữa tươi là không cần thiết, bởi hầu hết sản phẩm sữa loại này trên thị trường đều đã được tiệt trùng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.
Đun sôi sữa tươi là không cần thiết, bởi hầu hết sản phẩm sữa loại này trên thị trường đều đã được tiệt trùng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, mọi người vẫn bắt buộc đun sôi sữa tươi trong một vài trường hợp, đơn cử như nấu ăn.
Khi đó, một số thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ thay đổi. Một số vitamin bị phá vỡ, một số chất béo, protein và carbohydrate cũng có thể bị biến đổi. Do đó, việc uống sữa đun sôi sẽ có những ưu và nhược điểm riêng.
Cụ thể, khi đun sôi sữa, lượng vitamin B các loại (B2, B6, B9, B12...), protein và đường lactose sẽ bị mất đi một phần. Điều này đồng nghĩa với việc chất dinh dưỡng trong sữa sẽ bị giảm. Tuy nhiên, những người mắc chứng không dung nạp đường lactose (tình trạng cơ thể thiếu enzyme lactase để hấp thụ đường lactose) hay dị ứng protein sữa sẽ tiêu hóa sữa đun sôi tốt hơn.
Ngoài ra, sữa tiệt trùng qua đun sôi cũng gồm nhiều chất béo có lợi hơn, có thể giúp thúc đẩy quá trình giảm cân và trao đổi chất tốt hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng của Healthline cũng cho hay nếu muốn hạn chế tình trạng mất chất dinh dưỡng khi đun sôi sữa, mọi người cần đảm bảo không để sữa quá chín, bằng cách khuấy đều trong khi nấu và tắt bếp ngay khi nhìn thấy bọt khí trong sữa nổi lên.
Khi nào trẻ uống sữa tươi, khi nào trẻ uống sữa bột? Mặc dù đều được chế biến từ sữa bò nhưng tại sao trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ phải uống sữa bột mà không phải là sữa tươi? Trẻ độ tuổi nào thì được uống sữa tươi? Câu trả lời đơn giản là vì trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa sữa tươi một cách hoàn toàn hay dễ dàng như khi trẻ tiêu...