Brexit không thỏa thuận – Thách thức lớn cho ngân sách châu Âu
Theo nhận định của tờ Le Monde (Pháp), kịch bản Brexit không thỏa thuận nếu xảy ra thì sẽ là cái giá quá đắt đối với châu Âu và quá nguy hiểm đối với Anh.
Quang cảnh bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh ở London. Ảnh: THX/TTXVN
Thời điểm nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đang tới gần, song đến nay vẫn còn nhiều đồn đoán về một Brexit không thỏa thuận.
Theo tờ Le Monde, các chuyên gia kinh tế đã nhận thấy những thách thức về ngân sách mà Brexit không thỏa thuận gây ra, trong đó vấn đề quan trọng nhất hiện nay là giải quyết những cam kết pháp lý và ngân sách trước năm 2019.
Rõ ràng, EU cần tính đến giả định về một Brexit không thỏa thuận. Thách thức của EU và Anh có nhiều khác biệt, và đây là một tin bất lợi về phương diện ngân sách cho cả hai bên.
Tờ báo Pháp nhận định vấn đề đóng góp ngân sách năm 2019 của EU đã được tính đến. Nếu Anh rời EU vào cuối tháng Mười tới, về mặt lý thuyết, sẽ còn hai tháng cần bổ sung ngân sách, tương đương với khoảng 3 tỷ euro trong tổng số 17,6 tỷ đóng góp hàng năm của Anh (14,3 tỷ euro được lấy từ các khoản thu thuế quốc gia và 3,3 tỷ euro từ thuế đánh vào hàng nhập khẩu).
Để phòng ngừa khoản thiếu hụt này, tháng 7/2019, Hội đồng châu Âu đã thông qua một quy định buộc Anh vẫn phải trả tiền đóng góp ngân sách cho EU trong năm, ngay cả trong trường hợp Brexit không có thỏa thuận.
Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp khó khăn, thách thức về vấn đề ngân sách vẫn chỉ là thứ yếu. Vấn đề dòng tài chính năm 2020 còn phức tạp hơn nhiều. Ủy ban châu Âu (EC) dự trù duy trì mức chi tiêu châu Âu tại Anh khoảng 6,3 tỷ euro, trong đó hơn một nửa chi cho chính sách nông nghiệp chung (CAP) nếu Anh vẫn tiếp tục đóng góp vào ngân sách.
Thế nhưng, dường như mức chi tiêu này là không khả thi, bởi các khoản đóng góp là không tương xứng. Trong trường hợp Anh không tiếp tục đóng góp vào ngân sách EU thì EU cũng vẫn phải huy động ngân sách từ các thành viên còn lại.
Thách thức thực sự về vấn đề ngân sách chính là việc giải quyết các cam kết pháp lý và ngân sách trước năm 2019. Điều này liên quan đến quá trình thực hiện các cam kết và giải ngân (các cam kết năm 2019 sẽ được thanh toán vào năm 2020) cũng như liên quan đến các phương pháp tính toán đóng góp quốc gia được cập nhật theo dữ liệu kinh tế của các quốc gia thành viên.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cũng cần tính đến sự điều chỉnh đóng góp của Anh để tính toán chi tiêu dành cho Anh nhằm bù đắp cho sự mất cân đối ngân sách của Anh trong cả năm. Sự điều chỉnh này tương đương khoảng 5,2 tỷ euro vào năm 2020.
Ngay cả khi nước Anh không trả tiền, 27 quốc gia thành viên EU còn lại sẽ có nghĩa vụ phải trả khoản điều chỉnh này của năm 2019.
Trên thực tế, cũng như mọi quốc gia thành viên khác, Anh đã tham gia vào các chương trình châu Âu, bao gồm các quỹ liên kết và các chương trình nghiên cứu nhiều năm trong khung tài chính 2014-2020. Ngoài ra, Anh cũng phải đảm nhận các chi phí tương ứng.
Bản thỏa thuận Brexit tháng 11/2018 cũng đã dự tính một phương pháp tính toán để đánh giá tất cả các khoản chi phí của mỗi bên.
Tờ Le Monde dẫn lời Ủy viên về các vấn đề kinh tế của Pháp, Pierre Moscovici cho hay phương pháp tính toán này sẽ kéo theo một khoản hóa đơn “ly hôn” từ 40-45 tỷ euro.
Khoản hóa đơn này hoàn toàn “không được thảo luận” trong tiến trình Brexit. Thách thức về vấn đề ngân sách rõ ràng sẽ gây ra những hậu quả cho tất cả các quốc gia thành viên ở mức độ khác nhau.
Điều này khiến Ủy ban châu Âu buộc phải có kế hoạch huy động một số quỹ khẩn cấp (quỹ đoàn kết và quỹ điều chỉnh toàn cầu hóa) để bù đắp khoản đóng góp thiếu hụt của Anh.
Ngoài ra, việc thanh toán hóa đơn “ly hôn” này chủ yếu dựa vào Đức, quốc gia đóng góp nguồn tài chính lớn nhất cho ngân sách châu Âu (20,5%). Chắc chắn Đức sẽ tìm kiếm và áp đặt cho các đối tác của mình một bản thỏa thuận.
Trong trường hợp Brexit không thỏa thuận, đây sẽ là một khó khăn nghiêm trọng đối với bộ đôi Pháp-Đức trong bối cảnh hiện nay.
Vậy một Brexit không thỏa thuận sẽ để lại hệ lụy gì cho nước Anh? Tờ Le Monde cho rằng những tác động gián tiếp sẽ là đáng kể. Uy tín của đất nước đang bị đe dọa. Hiện nước Anh đang bị giới tài chính đánh giá thấp do sự bất ổn cũng như những rủi ro tài chính.
Sự suy giảm ngân sách của Anh sẽ dẫn đến giai đoạn suy thoái mới, tác động xấu đến lãi suất và giá trị đồng bảng Anh. Đây thực sự là một canh bạc lớn đầy rủi ro đối với nước Anh./.
Toàn Trí (TTXVN tại Paris)
Brexit "mắc kẹt" chính trường Anh mâu thuẫn cực độ
Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là tới hạn Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, cho đến lúc này, Anh vẫn rơi vào tình thế hỗn loạn do Brexit.
Vương quốc Anh đang ngày một "khủng hoảng" vì hỗn loạn Brexit
Tiến trình Brexit đang tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức sau khi Thượng viên Anh ngày 6/9 thông qua dự luât nhằm ngăn chặn kịch bản Brexit không thỏa thuân vào cuôi tháng 10 tới bằng cách buôc Thủ tướng Boris Johnson phải tìm cách trì hoãn kê hoạch Brexit.
Dự luât này buôc Thủ tướng Johnson phải đê nghị EU gia hạn tư cách thành viên của Anh tại liên minh thêm 3 tháng (tức đên ngày 31/1/2020) nêu Quôc hôi - hoặc không thông qua được môt thỏa thuân Brexit hoặc đông ý rời EU không thỏa thuân vào ngày 19/10.
Tuy nhiên, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố, ông sẽ không đề nghị trì hoãn Brexit tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vào tháng tới, nhưng thay vào đó sẽ hối thúc để đảm bảo một thỏa thuận cho việc rời khỏi khối một cách suôn sẻ.
Điều này đã dẫn tới việc Bộ trưởng cấp cao Amber Rudd quyết định từ chức, để thể hiện sự phản đối trước cách thức Thủ tướng Boris Johnson đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội lớn nhất kể từ chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Có thể thấy, chính trường Anh đang phải trải qua những thời điểm biến động lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua: Từ quyết định tạm treo Nghị viện Anh của Thủ tướng Anh Boris Johnson, cho tới việc Hạ viện, Thượng viện Anh đều bỏ phiếu thông qua dự luật trì hoãn Brexit, nhằm ngăn chặn 1 Brexit không thoả thuận. Đồng thời, Hạ viện Anh cũng đã bác bỏ luôn cả khả năng tổng tuyển cử sớm.
Theo giới quan sát, đây được xem là một "thất bại kép" của Thủ tướng Anh trong tuần vừa qua. Động thái này khiến người ta nhớ tới thời kỳ đen tối trước đây của chính quyền tiền nhiệm, khi có tổng cộng 36 bộ trưởng từ chức vì bất đồng quan điểm với cựu nữ Thủ tướng Theresa May.
Đúng như dự đoán của nhiều chuyên gia, việc Vương quốc Anh có Thủ tướng mới cũng chưa thể xoay chuyển được tình thế bế tắc như dưới thời bà Theresa May. Nỗ lực của Quốc hội Anh đang khiến tiến trình Brexit trở nên khó đoán định hơn bao giờ hết.
Hiện tại, những khả năng có thể xảy ra là hoặc Brexit không thỏa thuận, hoặc Anh sẽ buộc phải từ bỏ hoàn toàn việc rời khỏi EU. Đây được coi là hai viễn cảnh khó có thể chấp nhận đối với đa số cử tri Anh.
Biểu đồ đo lường mức độ không chắc chắn về chính sách Brexit của Vương quốc Anh tăng vọt trong năm 2016 và đang có chiều hướng gia tăng trở lại.
Trong khi đó, Kit Juckes, chiến lược gia ngoại hối toàn cầu tại Hiệp hội Genere Generale cho biết, nền kinh tế Anh đang trở nên ngày càng tiêu cực và không hề có động lực. Các báo cáo kinh tế cho thấy, nền kinh tế Anh đang có dấu hiệu rơi vào suy thoái.
Sau khi tăng trưởng chỉ đạt 0,2% trong quý II, nền kinh tế Anh quốc có thể chỉ tăng 0,1% trong tháng 7. Các nhà kinh tế từng dự đoán một sự phục hồi trong quý III thì nay đã bắt đầu hạ thấp triển vọng của họ.
"Các nhà đầu tư đang ngày càng chần chừ hơn khi tiến trình Brexit ngày càng trở nên khó đoán định hơn bao giờ hết. Nếu chính phủ Anh không tìm được tiếng nói chung, dòng đầu tư vào Vương quốc Anh sẽ tháo chạy trong vòng nửa tháng tới. Ngay trong thời điểm hiện tại, đã có nhiều khuyến cáo không nên đầu tư vào Vương quốc Anh trước thời điểm 31/10", chuyên gia Kit Juckes cho biết.
Đồng thời, điều này cũng làm đông bang Anh đa giam xuông mưc thâp nhât so vơi đông USD kê tư thang 1/2017. Ty giá tham chiêu giưa đông bang Anh so vơi đông USD giam xuông con 1,1972 USD/ bang. Đồng bảng Anh yếu cũng khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, dẫn tới việc giá của một số mặt hàng tiêu dùng tăng cao, gây ra nguy cơ gia tăng lạm phát.
Tuy nhiên, sau các sự kiện gần đây, Thống đốc ngân hàng Mark Carney đã điều chỉnh các ước tính lạm phát và cho rằng mức này có thể tăng đến 5,5%. Điều này sẽ đặt Ngân hàng Anh vào một tình huống khó khăn trong việc quyết định có nên tăng lãi suất để giải quyết lạm phát hay cắt giảm để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù vậy, chính quyền Anh đang nỗ lực đưa ra các biện pháp để trấn an các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Bộ trưởng Tài chính Sajid Javid hôm thứ 4 cho biết, quốc gia này sẽ chấm dứt thập kỷ thắt lưng buộc bụng bằng một sự thúc đẩy lớn nhất với chi tiêu của chính phủ trong 15 năm.
Tuy nhiên, giới doanh nghiệp nước Anh cho rằng, đây chỉ là một hạt muối bỏ bể, nếu nội bộ chính quyền Anh vẫn tiếp tục chia rẽ, quốc gia này sẽ tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng và suy thoái trong những tháng cuối năm 2019.
Cẩm Anh
Theo enternews
Chứng khoán châu Âu đồng loạt tăng điểm Chứng khoán châu Âu đồng loạt tăng điểm trong phiên ngày 10/9, khi nguy cơ về một Brexit không thỏa thuận đã phần nào dịu bớt. Trong khi đó, chứng khoán Mỹ lại có một phiên diễn biến trái chiều. Chứng khoán châu Âu đồng loạt tăng điểm . Ảnh: TTXVN Cụ thể, chỉ số FTSE 100 tại London (Vương quốc Anh) tăng...