Bột sắn chấm nước mắm: Nghe kỳ lạ nhưng là món ăn tuổi thơ của rất nhiều người
Những tưởng tuổi thơ ngày xưa chỉ có món bột sắn nấu với chút đường, ai ngờ đâu ở Bình Định còn có cả bột sắn chấm nước mắm nữa đó.
Cái thời mà điều kiện sống còn khó khăn, đồ ăn thức uống chẳng mấy đa dạng chứ nói chi đến các món ăn chơi của tuổi nhỏ. Hồi đó, ngay cả bữa ăn sáng cũng rất đơn giản, nhiều khi là chiếc bánh rán mua vội ở chợ, đôi lúc là bữa cơm rang từ phần cơm nguội của tối hôm trước, hoặc một ít bột sắn dây pha nước, thêm chút đường rồi bỏ lên bếp khuấy đều.
Bột sắn ngọt thì có vẻ quen thuộc với nhiều người. Nhưng đã bao giờ bạn nghe thấy món bột sắn chấm nước mắm chưa? Thế mà ở Bình Định lại có, nó được gọi bằng cái tên “bột mì nhứt quấy”.
Người miền Nam gọi củ sắn là củ khoai mì. Nên thứ bột làm món bột mì nhứt quấy này là bột khoai mì, hay chính là bột sắn. Hồi trước, bột mì rẻ lắm. Mua khoảng 2.000 – 3.000 đồng là có thể dùng để làm bữa sáng được cả tuần. Rồi không chỉ ăn sáng, nhiều người còn làm món này để ăn vặt, ăn xế. Một chảo bột quấy đặc keo lại, mỗi người một đôi đũa, quây quần, vừa ăn vừa tám chuyện rôm rả.
Video đang HOT
Cách làm bột mì nhứt quấy không khác với bột sắn nấu của người Bắc là mấy. Bột mì (bột sắn) cho vào nước pha, khuấy đều tay để không bị lắng bột. Sau đó, bỏ chảo lên bếp đun nóng, cầu kỳ hơn thì phi chút mỡ hành cho thơm rồi đổ bột vào khuấy đều tay. Mà chú ý là phải quấy liên tục thì bột mới chín đều và không bị cháy. Chỉ vài phút thôi là bột sẽ keo lại, trong suốt, ấy là khi bột đã chín.
Bột mì nhứt quấy này là phải chấm với nước mắm tỏi ớt. Bát mắm phải có chút cay cay của ớt và thơm thơm của tỏi nhuyễn thì chấm mới thật sự ngon. Nhà nào khá giả hơn thì có thể cho thêm quả trứng vào dằm ra cho có “chất”.
Rồi cứ thế, bỏ cả chảo bột ra giữa nhà, kế bên là bát mắm, dùng đũa quấn lấy lớp bột dẻo quẹo rồi chấm vào mắm là ăn ngon hết sảy. Cũng có bữa được “đầu tư” thì chấm với mắm nêm hay ăn kèm với cá cơm muối. Bột mì nhứt quấy khi đó bỗng trở thành món sơn hào hải vị, ngon lành vô cùng.
Bột mì nhứt quấy (bột sắn chấm nước mắm) tuy còn lạ lẫm với rất nhiều người, nhưng lại là món ăn quen thuộc và lâu đời tại Bình Định. Giản đơn vậy đó, chỉ từ chút bột sắn thôi mà trở thành món ăn gắn bó với tuổi thơ của biết bao người.
Bình Định: 3 món ăn dân dã mà ngon
Bình ịnh được nhiều du khách biết đến không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử, mà từ miền biển cho đến đồng bằng, ngược lên miền núi Bình ịnh luôn có những món ăn dân dã khiến du khách nhớ mãi khi đến xứ Nẫu.
1. Vùng biển các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu (TP. Quy Nhơn)... nổi tiếng với bãi biển đẹp, rạn san hô đa dạng; trong ký ức của du khách cùng với "đẹp" còn là "ngon" bởi những nơi này nhiều món ăn đậm đà chất miền biển. Trước tiên phải kể đến món bánh xèo mực - món ăn có thể nói là xếp vào hàng đặc sản xứ biển.
Món bánh xèo mực tại các vùng biển Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Châu (TP. Quy Nhơn) được du khách hâm mộ. Ảnh: Ngọc Phẻ
Với nguyên liệu chế biến là mực tươi, gạo lúa cũ được ngâm nước đủ lâu và xay nhuyễn để đúc bánh xèo đảm bảo độ ngọt - giòn - ngon tạo nên thương hiệu món ăn này. Trước khi chế biến, khuôn bánh được hong nóng trên lửa than rất kỹ, sau đó cho dầu phụng vào khuôn và đổ mực vào, đảo đều tay cho mực chín và đổ bột, để khoảng 3 phút bánh chín, đủ độ giòn vớt ra khỏi khuôn. Lá bánh cùng với mực còn kèm theo hành tây, giá đỗ, hành hương tươi xắt nhỏ bỏ vào khuôn.
Món bánh xèo mực ăn ngay khi còn nóng mới cảm nhận trọn vị ngon ngọt của mực, vị béo ngậy của bột gạo hòa tan trong đầu lưỡi với món chấm là nước mắm tỏi ớt. Để lá bánh thêm đậm đà hương vị người ta thường ăn bánh xèo mực kèm với bánh tráng sống nhúng nước cuốn với rau sống.
2. Đến với vùng đất Tây Sơn - quê hương của Tây Sơn tam kiệt, ngoài món chim mía, dé bò... du khách chớ quên món bánh cuốn. Món bánh cuốn Tây Sơn là sự kết hợp độc đáo giữa các loại nguyên liệu như thịt bò nướng lụi, nem, chả, trứng vịt luộc, đậu hũ chiên, chả ram... được cuốn bánh tráng mỏng kèm rau sống. Điều đặc biệt tạo nên vị ngon của món ăn là chất lượng nước chấm làm từ nước mắm ớt, tỏi, chanh, đường, pha thêm đậu phụng giã nát, khiến cho ai đã từng thưởng thức khó lòng quên được hương vị đậm đà của món ăn hòa quyện với vị mằn mặn, chua chua ngọt ngọt, beo béo của nước chấm ăn kèm.
Món bánh cuốn Tây Sơn trứ danh được chế biến từ nhiều nguyên liệu ăn kèm với món nước chấm đặc trưng. Ảnh: Đào Minh Trung
3. Từ đồng bằng ngược lên miền núi Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão để có thể thưởng thức những món ăn đặc trưng nơi đây. Một trong những món đặc sản vùng núi Bình Định nổi tiếng gần đây được nhiều người biết đến, đó là món heo đen. Heo đen được đồng bào dân tộc thiểu số nuôi theo hình thức bán hoang dã, thức ăn cho heo được chế biến bằng cây chuối rừng, rau củ băm nhỏ, cám heo nấu với mang, ruột cá. Mỗi con heo có trọng lượng tầm 20-40kg/con nhưng thịt săn chắc, thơm ngon.
Món heo đen nướng mang hương vị nồng nàn của núi rừng Bình Định. Ảnh: Minh Tâm
Thịt heo đen được chế biến thành nhiều món, như: Heo hấp xả, heo xào xả ớt, heo quay... song ấn tượng nhất vẫn là món heo nướng trên lửa than. Thịt heo được xắt miếng nhỏ vừa ăn, ướp với các loại gia vị ớt, xả, tiêu... rồi quấn lá chuối đặt lên bếp than nướng. Mùi khói bếp tỏa nghi ngút khi thịt heo chín tới, hương thơm lan tỏa đủ khiến vị giác kích thích. Thịt heo đen nướng chín, ăn kèm chấm với gia vị là muối ớt rừng giã nát, nhấp thêm chén rượu cần, vị ngọt thơm của thịt heo hòa quyện vị cay nồng của muối ớt, vị đượm thơm của rượu cần cũng đủ khiến cuộc vui nồng nàn hương vị núi rừng.
Hướng dẫn cách làm phao câu gà chiên mắm ngon hấp dẫn Phao câu gà là bộ phận ở cuống đuôi hậu môn của con gà, đây là phần thịt có nhiều mỡ, ăn vào mềm, ngọt, có vị đậm đà hơn những phần thịt khác. Ngoài ra còn có chưa vitamin E giúp da, tóc đẹp hơn. Đông y còn cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, tăng cường dương khí, điều...