Bớt những môn học vô bổ để giảm gánh nặng học phí
Hiện câu chuyện tăng học phí vẫn nóng trên nhiều diễn đàn. Với nhiều thí sinh, việc chọn trường nào, ngành nào không còn phụ thuộc vào năng lực, sở thích mà phụ thuộc vào túi tiền của gia đình.
Còn theo nhiều chuyên gia giáo dục, nếu chỉ dựa vào học phí thì rất khó để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, Nhà nước vẫn phải tăng đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo. Nhưng các trường phải rà soát, cấu trúc lại chương trình đào tạo, môn nào vô bổ, công trình nghiên cứu nào không có tính ứng dụng thì cắt bỏ, để giảm gánh nặng học phí cho người học.
Cứ được tự chủ là tăng học phí?
Trao đổi với PV Báo CAND, PGS.TS Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Bưu chính Viễn thông cho rằng, hiện nay đầu tư công cho giáo dục đại học ở Việt Nam ở mức thấp so với các nước trong khu vực và quốc tế, chúng ta đầu tư chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan và bằng 1/20 so với Australia.
Người học cần được biết mức tăng học phí có lộ trình và minh bạch.
Đầu tư nguồn lực cho giáo dục đại học đang ở mức thấp như vậy, thì chất lượng nguồn nhân lực là rất có vấn đề. Số cử nhân, kỹ sư ra trường không đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao. Do vậy, các cơ sở giáo dục trong đó có các trường đại học cần phải thực hiện đổi mới dạy và học theo khung đào tạo mới, công bố và cam kết chất lượng đầu ra của người học.
Từ đó Nghị định 81/2021 của Chính phủ (Nghị định này quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo – PV) đã mở ra một hành lang pháp lý quan trọng cho các cơ sở giáo dục công lập, đó là cơ chế thu, quản lý học phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và hướng tới tính đúng tính đủ cho chi phí trong đào tạo.
Tùy theo đối tượng các trường công lập khác nhau (tự chủ, hay không tự chủ), mà các trường có mức thu học phí sàn theo lộ trình từ năm học 2022-2023 đến năm 2025-2026 được quy định cụ thể. Đối với các trường công lập chưa tự chủ tài chính, mức học phí tăng có mức độ. Còn đối với các trường tự chủ tài chính, mức tăng trần có thể tới 2,5 lần, tùy theo các ngành học, do cơ sở giáo dục quyết định. “Như vậy, học phí sẽ tăng, thậm chí tăng cao so với các năm trước nếu trường đó chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính”, PGS.TS Lê Hữu Lập phân tích.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho hay, các trường đại học có hai nguồn thu chính là ngân sách Nhà nước hỗ trợ và học phí. Tuy nhiên, khi thực hiện theo cơ chế tự chủ và bị cắt chi thường xuyên, các trường chỉ còn cách tăng học phí lên cao.
“Thực hiện tự chủ đại học mà Nhà nước cắt giảm đầu tư, các trường không tăng học phí thì không thể đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục được. Chúng ta vừa muốn mức học phí thấp, Nhà nước không tăng ngân sách cho giáo dục đại học, vừa muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao là điều không thể. Tuy nhiên, tăng học phí như thế nào và cần các chính sách kèm theo ra sao để đảm bảo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho người dân là điều cần phải tính toán, xem xét”, TS Hoàng Ngọc Vinh nói.
Ông Vinh đề xuất, các cơ sở giáo dục phải quản trị hiệu quả, tính đúng tính đủ chi phí đào tạo. Nếu không làm tốt vấn đề quản trị về tài chính, trường đại học không có đủ kinh phí để thuê giảng viên giỏi, không thể đầu tư cho cơ sở vật chất, cuối cùng chất lượng giáo dục không đảm bảo và nhà trường cũng không thể phát triển nghiên cứu khoa học, tạo ra sản phẩm mới.
Cũng theo TS Hoàng Ngọc Vinh, trước mắt các trường cần rà soát lại chuẩn đầu ra và cấu trúc lại chương trình để giảm chi phí cho nhà trường và thực chất là giảm học phí cho người học.
Chương trình đào tạo quyết định chi phí lao động của giảng viên và cán bộ quản lý, chi phí không gian, chi phí cơ hội, chi phí năng lượng, vật tư… Nếu chương trình không được thiết kế tinh giản, cơ sở không lược bớt những môn học không giúp cải thiện cơ hội việc làm cho sinh viên mà hạch toán tính vào chi chí là không công bằng.
Bên cạnh đó, theo TS Hoàng Ngọc Vinh, cần xem xét lại những đề tài nghiên cứu khoa học, có những đề tài vô bổ, không có tính ứng dụng, không có ý nghĩa và không tạo nên nguồn thu thì có nên tiếp tục hay không.
Video đang HOT
“Một vấn đề quan trọng nữa là phải thống nhất đầu mối quản lý về tài chính và thống nhất quy chế nội bộ để đảm bảo điều hòa nguồn thu – chi một cách hợp lý. Trong một cơ sở giáo dục đại học không thể “mạnh ai nấy làm”, cần phải có đầu mối để điều hòa hoạt động thu – chi”, TS Vinh đề xuất.
Không được mập mờ lộ trình tăng học phí
Đối với các trường công lập tự chủ tài chính, Nghị định 81 của Chính phủ quy định mức sàn, trần học phí cho từng năm học, khối ngành đào tạo. Theo chuyên gia giáo dục, các trường thu học phí bao nhiêu cần làm rõ và cân nhắc kỹ 2 vấn đề.
Thứ nhất, phải giải trình với các cơ quan quản lý Nhà nước trong đề án tuyển sinh hàng năm về nguồn lực để đảm bảo chất lượng đào tạo, cam kết chuẩn đầu ra của người học, trong đó phải nêu rõ mức học phí trong năm học, lộ trình tăng ra sao, phải công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết.
Thứ hai, mức học phí đó có đủ hấp dẫn thu hút sinh viên vào học trường đó hay không? Ở đây muốn nói đến thương hiệu nhà trường, chất lượng tuyển sinh đầu vào, chỉ tiêu tuyển sinh, tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành nghề sau khi tốt nghiệp.
Theo PGS.TS Lê Hữu Lập, giải quyết câu chuyện “đảm bảo tài chính cho các trường và người học không phải chịu áp lực quá lớn từ học phí” thì Nhà nước vẫn phải tăng đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm thực hành cho sinh viên, các phòng lab nghiên cứu cho giảng viên và đào tạo đội ngũ giảng viên trình độ cao. Thêm nữa, các trường phải thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Khi tỷ trọng doanh thu lĩnh vực khoa học và chuyển giao công nghệ tăng, sẽ giúp tái đầu tư nguồn lực, nâng cao trình độ giảng viên, một hướng để nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác, trường đại học phải có các hoạt động gắn kết với các doanh nghiệp cũng như các tổ chức quốc tế để xây dựng được quỹ học bổng lớn hơn, và từ đó giúp được nhiều sinh viên trong quá trình học tập. Cuối cùng, người học cũng phải xác định, đi học là một kênh đầu tư cho tương lai, do vậy phải nỗ lực học tập để có kết quả học tập tốt, tránh tình trạng phải học lại, thi lại nhiều lần.
Hiện nhiều trường đã xây dựng quỹ học bổng từ các nguồn khác nhau như từ học phí, từ các nhà tài trợ, từ doanh nghiệp có tuyển dụng sinh viên sau tốt nghiệp… Quỹ học bổng đã hỗ trợ được các sinh viên học khá giỏi, và sinh viên nghèo vượt khó. Bên cạnh đó, Nhà nước tiếp tục duy trì cơ chế tín dụng với người học: Vay và trả sau tốt nghiệp.
“Để thực hiện được việc này, thì quan trọng là các cơ sở giáo dục đại học phải nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra, để sinh viên ra trường có công ăn việc làm, từ đó họ mới có cơ hội trả nợ được”, PGS.TS Lê Hữu Lập cho hay.
Học phí các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM cao nhất gần 100 triệu đồng
Năm 2022, học phí các trường, đơn vị ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022 cao nhất gần 100 triệu đồng. Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Khoa học tự nhiên đều tăng học phí.
Trường ĐH Bách khoa:
Từ năm 2021, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã công bố lộ trình tăng học phí khu thực hiện tự chủ. Theo đó, sinh viên trúng tuyển các ngành đào tạo ĐH hệ chính quy từ năm 2021 đóng học phí trung bình 25 triệu đồng/năm học 2021-2022; 27,5 triệu đồng/năm học 2022-2023) và 30 triệu đồng/ năm cho 2 năm 2023-2025. Tuy nhiên với khóa tuyển sinh năm 2021 vừa rồi, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã điều chỉnh học phí phù hợp với tình hình dịch bệnh. Nên mức học phí cho khóa tuyển sinh 2021 vẫn ở mức hơn 11 triệu đồng/học kỳ (thấp hơn mức 25 triệu/năm).
Đối với học phí năm học 2022, cho chương trình chính quy đại trà từ khóa 2020 về trước khoảng 14,15 triệu đồng/năm học.
Còn từ khóa tuyển sinh 2021 trở đi học phí sẽ theo Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ và Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật nhà trường. Cụ thể dự kiến năm 2022-2023 là 27,5 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 30 triệu đồng/năm.
Đối với chương trình chất lượng cao, tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh), từ khóa từ 2020 về trước do vẫn còn trong thời gian đào tạo kế hoạch nên học phí là 60 triệu đồng/năm.
Từ khóa tuyển sinh 2021 trở đi sẽ thu theo Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật của nhà trường, dự kiến năm 2022-2023 là 72 triệu đồng /năm và 2023-2024 là 80 triệu đồng/năm.
Đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, học phí sẽ thu theo Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật của trường, dự kiến năm 2022-2023 là 55 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 60 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn:
Theo đó năm 2022 mức học phí dao động từ 16 đến 24 triệu đồng đối với hệ Chuẩn, 60 triệu đồng đối với hệ Chất lượng cao. Cụ thể như sau:
Nhóm ngành Khoa học xã hội nhân văn
- Các ngành có mức học phí 16 triệu đồng: Triết học, Tôn giáo học, Lịch sử, Địa lý, Thông tin - thư viện, Lưu trữ học (Trong năm học 2022-2023, ngành này sẽ được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí nên sinh viên sẽ đóng học phí là 13.000.000 đồng);
- Các ngành có mức học phí 18 triệu đồng: Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Văn học, Văn hóa học, Xã hội học, Nhân học, Đông Phương học, Việt Nam học, Quản trị văn phòng, Công tác xã hội, Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Quản lý thông tin, Đô thị học;
- Các ngành có mức học phí 20 triệu đồng: Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Báo chí, Truyền thông đa phương tiện.
Nhóm ngành Ngôn ngữ, Du lịch
- Các ngành có mức học phí 19,2 triệu đồng: Ngôn ngữ Italia, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Nga (Trong năm học 2022-2023, ngành này sẽ được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí, nên sinh viên sẽ đóng học phí là 15.600.000 đồng);
- Các ngành có mức học phí 21,6 triệu đồng: Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Đức;
- Các ngành có mức học phí 24 triệu đồng: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Các ngành đào tạo hệ Chất lượng cao do thí sinh tùy chọn đăng ký sẽ có mức học phí 60 triệu đồng/năm học gồm các ngành: Quan hệ quốc tế, Báo chí, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Ngôn ngữ Đức, Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên:
So với năm 2021 (11,7 triệu/năm) thì năm 2022 học phí các ngành đại học chính quy hệ đại trà thấp nhất là 21,5 triệu đồng/năm, học phí cao nhất cho hệ đại trà là 27 triệu đồng/năm. Đối với hệ chất lượng cao, mức thu học phí cao nhất là 47 triệu đồng/năm.
Mức học phí này áp dụng cho sinh viên tuyển sinh từ khóa 2022. Đối với các khóa tuyển sinh năm 2021 trở về trước, hệ chính quy đại trà thu học phí là 13,5 triệu, năm 2023 là 15,2 triệu và 2024 là 17,1 triệu.
Trường ĐH Kinh tế -Luật:
Học phí Đại học Kinh tế - Luật 2022 cho chương trình đại trà là 21,55 triệu đồng
Chương trình chất lượng cao: là 33, 8 triệu đồng
Chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh là 50,93 triệu đồng
Chương trình liên kết quốc tế với Đại học Glocestershire, Anh: 275 triệu đồng/3,5 năm tại Việt Nam; Với Đại học Birmingham City, Anh: 268 triệu đồng/3,5 năm tại Việt Nam
Trường ĐH Công nghệ Thông tin:
Học phí năm 2022 cho chương trình chính quy là 30 triệu đồng, đến năm 2023 là 35 triệu đồng, năm 2024 là 42 triệu đồng, năm 2025 là 45 triệu đồng.
Học phí cho Chương trình đào tạo chất lượng cao năm 2022 và 2023 là 40 triệu, năm 2024 là 42 triệu và năm 2025 là 45 triệu.
Học phí cho chương trình tiên tiến năm 2022 và 2023 là 50 triệu; năm 2024 là 55 triệu và năm 2025 là 57 triệu.
Học phí cho chương trình liên kết năm 2022 là 80 triệu; năm 2023 là 138 triệu; năm 2024 là 150 triệu.
Trường ĐH Quốc tế:
Học phí năm 2022 các chương trình do Trường ĐH Quốc tế cấp bằng là 50 triệu/năm.
Các chương trình liên kết đào tạo với dại học nước ngoài, giai đoạn 1 (2 năm đầu): 50 - 77 triệu/năm. Giai đoạn 2 (2 năm cuối) theo chính sách học phí của từng ngành của trường Đối tác. Học phí này chưa bao gồm học phí tiếng anh tăng cường dành cho sinh viên chưa đạt chuẩn tiếng anh đầu vào.
Trường ĐH An Giang:
Học phí Trường ĐH An Giang như sau:
Khoa Y:
Năm 2022, học phí Ngành Răng - Hàm - Mặt là 96,8 triệu đồng, đến năm 2023 học phí ngành này là 106,48 triệu đồng.
Ngành Y khoa là 66 triệu đồng, đến năm 2023 học phí ngành này là 72,6 triệu đồng.
Ngành Dược là 2022 là 60,5 triệu đồng, đến năm 2023 học phí ngành này là 66,55 triệu đồng.
Học phí các trường Y Dược phía Nam cao nhất 250 triệu/năm Năm 2022, học phí ngành y, dược ở các trường công lập ở phía Nam cao nhất gần 100 triệu đồng; các trường tư thục cao nhất 250 triệu đồng. Trường ĐH Y Dược TP.HCM: Năm 2022, học phí ngành Răng - Hàm - Mặt cao nhất là 77 triệu đồng Y khoa là 74,8 triệu đồng; Dược học là 55 triệu đồng....