Bột ngọt có gây mẫn cảm với người dùng?
Bột ngọt là một chất phụ gia tạo vị ngọt của thịt và rau (vị umami), giúp cho món ăn có hương vị hài hòa, ngon và hấp dẫn hơn. Trong hơn 100 năm được sử dụng trên thế giới, bột ngọt đã hứng chịu khá nhiều lời đồn qua, tiếng lại. Vậy thực hư tin đồn này như thế nào?
Bột ngọt tự nhiên có nhiều trong những thực phẩm hàng ngày như thế này.
Câu chuyện về “ Hội chứng nhà hàng Trung Hoa”
Năm 1968, bác sĩ Ho Man Kwok đã viết thư gửi ban biên tập một tạp chí sức khỏe tại Mỹ miêu tả: Khi ăn tại nhà hàng Trung Hoa ông gặp phải hiện tượng tê bì, mệt mỏi, cơ thể hồi hộp….Vị bác sĩ này đã giả định nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do ông ăn những món ăn trong nhà hàng Trung Hoa mà đặc điểm của những món ăn này là sử dụng rất nhiều gia vị kiểu “Trung Hoa” như nước tương, muối và bột ngọt. Trong khi những nguyên nhân còn lại ít được để ý tới thì bột ngọt bị coi là “thủ phạm” gây ra “Hội chứng nhà hàng Trung Hoa”.
Bột ngọt có phải nguyên nhân?
Trước giả định trên, nhiều nhà khoa học đã thực hiện những công trình nghiên cứu để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này. Tuy nhiên, do thực hiện nghiên cứu theo những phương pháp không nhất quán, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những kết luận rất khác nhau. Chính vì vậy, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đánh giá, nghiên cứu và đưa ra mô hình khuyến nghị về phương pháp thí nghiệm nhằm đánh giá chính xác mối liên quan giữa bột ngọt và “Hội chứng nhà hàng Trung Hoa”.
Dựa trên các khuyến nghị của FDA, năm 2000, nghiên cứu của Geha được công bố và được đánh giá là nghiên cứu hoàn thiện nhất tới thời điểm này. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận khẳng định bột ngọt không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng trên.
Bột ngọt có gây dị ứng?
Do những triệu chứng được bác sĩ Kwok mô tả khá giống với phản ứng dị ứng, một câu hỏi được đặt ra là: Bột ngọt có gây dị ứng hay không? Trong danh mục những thực phẩm có thể gây dị ứng của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX), bột ngọt không có mặt. Danh mục này chỉ bao gồm những thực phẩm như động vật giáp xác (tôm, cua), ngũ cốc chứa gluten (bột mì, yến mạch…), trứng và sản phẩm từ trứng, cá và sản phẩm từ cá, sữa và sản phẩm từ sữa, lạc, đậu nành…
Thực phẩm chứa bột ngọt tự nhiên rất đa dạng.
Bột ngọt và tính an toàn
Các tổ chức y tế và sức khỏe uy tín trên thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng Châu Âu (EC/SCF), Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra kết luận bột ngọt là an toàn với liều dùng hàng ngày không bị giới hạn (theo GMP – Thực hành sản xuất tốt) .
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã xếp bột ngọt nằm trong danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.
Bột ngọt cũng tồn tại một cách tự nhiên trong thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày với khối lượng khá lớn. Đơn cử: Trong 100 gam thịt lợn nạc, có tới gần 21 gam protein (chiếm gần 21%). Trong đó, axit glutamic/glutamate (thành phần chính của bột ngọt) chiếm 3,344 gam (chiếm 15,82% protein). Axit này chính là bột ngọt tự nhiên có trong thực phẩm. Trong tất cả thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đậu tương, trứng,…. đều có “ẩn” một lượng bột ngọt khá lớn.
Theo baovanhoa
20 thực phẩm tưởng tốt mà không hề tốt
Bánh nướng, dầu thực vật, rượu vang trắng hay bỏng ngô... là những thực phẩm tưởng như lành mạnh nhưng lại chứa nhiều phụ gia không tốt cho sức khỏe.
Chúng ta thường dễ dàng bị đánh lừa về một thực phẩm lành mạnh, nhiều dinh dưỡng bằng những hình ảnh quảng cáo bắt mắt. Thực tế, đó chỉ là chiêu trò tiếp thị. Thực phẩm trông ngon miệng và tưởng như "bổ dưỡng" lại có những tác hại tiềm ẩn.
Theo News Week, có một số thực phẩm rất phổ biến trong mỗi căn bếp mà chúng ta nên xem xét lại. Bởi nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến cơ thể gặp một số tình trạng sức khỏe không mong muốn.
Bánh mì
Ảnh: Hermaion
Bánh mì là thực phẩm phổ biến khắp thế giới, được làm từ bột ngũ cốc trộn với nước rồi đem nướng.
Sẽ không có gì đáng nói nếu một số loại bánh mì đóng gói thương mại thường sử dụng hương liệu phụ gia, chất tạo ngọt và nhiều hóa phẩm khác để thay đổi hương vị, kết cấu và dễ bảo quản.
Những chất này đều không có lợi cho sức khỏe.
Video đang HOT
Chất tạo ngọt thay thế
Ảnh: Mali Maeder
Đường hoặc chất tạo ngọt thay thế không có calo, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy chúng có thể làm cho bạn thèm đường thật và ăn nhiều hơn.
Kẹo hoa quả
Ảnh: Raw Pixel
Những viên kẹo hình táo, cam, dưa hấu có thể khiến bạn cảm thấy tươi mát, đầy vitamin và muốn ăn thật nhiều. Nhưng hãy cân nhắc bởi bản chất của nó là viên kẹo chứ không phải hoa quả. Mà kẹo thì luôn nhiều đường và chất phụ gia.
Sữa chua tách béo
Sữa chua tách béo không chỉ loại bỏ chất béo mà còn làm mất một vài thành phần dinh dưỡng khác. Do đó, chúng ta nên chọn uống sữa chua nguyên chất sẽ tốt hơn.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ảnh: Pixapy
Ngũ cốc nguyên hạt thường có nhiều chất xơ hơn các loại bột ngũ cốc khác, nhưng nó cũng chứa nhiều đường, khiến cơ thể trở nên béo phì và nhanh lão hóa.
Bột yến mạch
Ảnh: Foody
Bột yến mạch là thực phẩm nhiều người dùng để giảm cân và ngăn ngừa lão hóa nhưng cũng không nên ăn nhiều vì chúng luôn chứa đường và các chất phụ gia tạo hương liệu khác.
Hỗn hợp hạt và trái cây khô
Ảnh: Cianna
Trái cây khô không dinh dưỡng và có nhiều chất bảo quản. Kẹo thì chứa nhiều đường. Bạn còn muốn ăn không?
Bơ đậu phộng
Ảnh: Stevep
Giống như phần lớn các loại thực phẩm đóng hộp khác, bơ đậu phộng chứa nhiều đường, muối, chất béo và phụ gia.
Bánh mì xoắn
Ảnh: Couluur
Loại bánh mì xoắn đặc biệt phổ biến ở Nam Đức, Áo và Alsace này là một thực phẩm mà những người muốn ăn kiêng giảm cân nên tránh xa, vì nó chứa nhiều tinh bột và đường.
Bánh gạo
Ảnh: Wikimedia
Nếu bạn nghĩ rằng chiếc bánh gạo chỉ chứa tinh bột từ gạo thì bạn đã lầm. Lượng đường và muối trong một chiếc bánh gạo có thể còn nhiều hơn lượng gạo tạo nên chiếc bánh.
Salat rau củ quả
Ảnh: Marianna Ole
Salat là món ăn được nhiều người chọn ăn để giảm cân, duy trì vẻ đẹp. Nhưng bạn chỉ nên ăn ở mức vừa phải, vì bên trong một đĩa salat ngon mát ấy là đường, chất phụ gia, chất béo.
Rượu vang trắng
Ảnh: Jamoluk
Trong khi vang đỏ (uống với liều lượng phù hợp) khá tốt cho sức khỏe thì vang trắng lại tiềm ẩn nguy cơ tăng huyết áp và tăng cân.
Bánh nướng
Ảnh: Lain De Macias
Bánh nướng ít chất béo, nhưng lại đầy tinh bột và đường.
Bỏng ngô
Ảnh: Hossam M
Bỏng ngô thường chứa chất béo bão hòa và muối. Ăn nhiều bỏng ngô khiến cho bạn trở nên béo phì và lão hóa nhanh.
Sinh tố hoa quả
Ảnh: Element5 Digital
Bản chất hoa quả không phải thực phẩm xấu. Nó chỉ xấu khi bạn xay sinh tố nhưng lại cho quá nhiều đường để làm ngọt. Đặc biệt sinh tố của những quả có vị hơi chua, lượng đường để làm ngọt nhiều như một thanh kẹo.
Nước giải khát có ga
Ảnh: Fancycrave
Nước giải khát có ga chưa bao giờ được coi là thực phẩm lành mạnh mặc dù chúng được sử dụng rất phổ biến. Loại nước này thường chứa chất béo bão hòa, chất làm ngọt, và hương liệu nhân tạo. Một số nước giải khát có ga khác còn chứa caffeine, phẩm màu, chất bảo quản gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những chất này cũng được tìm thấy trong nước uống tăng lực, nước uống hỗ trợ luyện tập thể thao.
Hoa quả sấy khô/ô mai
Ảnh: Enotovy j
Hoa quả sấy khô không chỉ không còn chất dinh dưỡng và vitamin nào mà còn chứa rất nhiều đường và phụ gia bảo quản.
Khoai tây chiên
Ảnh: ImageThai
Bên cạnh việc chứa nhiều đường, muối thì khoai tây chiên còn thường chứa acrylamide, một chất gây ung thư.
Dầu thực vật
Ảnh: Mareefe
Dầu thực vật được nhiều người lựa chọn thay cho mỡ động vật vì lý do ít chất béo nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn tốt. Sử dụng quá nhiều dầu thực vật cũng có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu của bạn.
Nước sốt cà chua
Ảnh: Tjena
Những thứ được dùng để tạo nên một lọ nước sốt cà chua là: cà chua, dấm, đường, muối, hạt tiêu, và nhiều hương liệu, phụ gia khác.
MINH HẢI
Theo News Week
Phụ gia thực phẩm và những ích lợi khi sử dụng đúng cách Nhiều người tiêu dùng với nỗi lo sợ thường trực về các chất phụ gia lại cho rằng chúng là những chất hóa học độc hại. Tuy nhiên, sự lo ngại này là không cần thiết đối với các chất phụ gia đã được cho phép sử dụng, bởi vì các chất này đã được chứng minh là an toàn cho sức khỏe...