Bỏng lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?
Không giống như bỏng nóng gây ra bởi nhiệt độ cao, bỏng lạnh xảy ra khi các mô bị đóng băng, làm gián đoạn lưu thông má.u và gây tổn thương tế bào.
Bỏng lạnh, còn được gọi là tê cóng, là tổn thương da và các mô bên dưới do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, thường là dưới 0C. Bỏng lạnh thường xảy ra ở các bộ phận cơ thể tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh như ngón tay, ngón chân, tai, mũi, má.
Không giống như bỏng nóng gây ra bởi nhiệt độ cao, bỏng lạnh xảy ra khi các mô bị đóng băng, làm gián đoạn lưu thông má.u và gây tổn thương tế bào.
Yếu tố nguy cơ gây bỏng lạnh
Mặc quần áo không đủ ấm, hoặc ẩm ướt sẽ không thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt độ lạnh.
Chạm vào kim loại lạnh trong thời gian dài, ví dụ như tay nắm cửa bằng kim loại trong mùa đông.
Gió lạnh: Gió mạnh làm tăng tốc độ mất nhiệt của cơ thể, làm tăng nguy cơ bỏng lạnh.
Độ ẩm cao: Độ ẩm cao làm giảm khả năng cách nhiệt của quần áo, khiến cơ thể dễ bị lạnh hơn.
Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Khi cơ thể mệt mỏi hoặc suy nhược, khả năng chống chọi với cái lạnh sẽ giảm.
Các bệnh lý nền: Một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch có thể làm giảm lưu thông má.u đến các chi, tăng nguy cơ bỏng lạnh.
Dấu hiệu nhận biết bỏng lạnh
Video đang HOT
Bỏng lạnh được phân chia thành các giai đoạn, từ nhẹ đến nặng. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bỏng lạnh và có biện pháp xử lý kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng. Cụ thể:
- Da tái nhợt, tê cứng, mất cảm giác, ngứa ran, đau nhức khi làm ấm lại.
- Từ tê cóng nhẹ đến hoại tử mô, có thể gây mất ngón tay, ngón chân.
- Khi chạm vào vùng da bị bỏng lạnh sẽ cảm nhận được da có mật độ cứng và lạnh.
- Da vùng bị bỏng lạnh trở nên nhợt nhạt, chuyển màu xám, trắng hoặc trắng xanh.
- Có thể tạm thời mất cảm giác sâu và cảm giác nông trên một vài vị trí của cơ thể.
- Da bị phồng rộp, chứa má.u hoặc trong suốt. Với những trường hợp nặng, lớp da bị bỏng lạnh có thể bị bong tróc hoặc lộ.t d.a.
Hãy luôn cẩn trọng khi tiếp xúc với nguồn nhiệt, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử lý tình huống một cách an toàn và hiệu quả.
Xử trí và hạn chế bỏng lạnh
Hãy luôn cẩn trọng khi tiếp xúc với nguồn nhiệt, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử lý tình huống một cách an toàn và hiệu quả. Cần thực hiện những lời khuyên sau:
Khi trời lạnh giá, nên mặc nhiều lớp quần áo ấm. Chú ý bảo vệ các bộ phận dễ bị lạnh như tay, chân, tai, mũi.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với kim loại lạnh hoặc các vật dụng khác có nhiệt độ thấp.
Quần áo và giày dép đảm bảo luôn khô ráo, thoáng và thấm.
Nếu phải ra ngoài trời lạnh, hãy hạn chế thời gian tiếp xúc và thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu bỏng lạnh.
Chế độ dinh dưỡng khoa học. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tập thể dục thường xuyên với những bài tập vừa sức, giúp cải thiện lưu thông má.u, giảm nguy cơ bỏng lạnh.
Khi nghi ngờ bị bỏng lạnh cần làm những việc như sau:
Để bảo vệ vết thương không bị ảnh hưởng hãy sử dụng các loại vải khô, chăn ấm, quần áo khô, khăn mềm hoặc giấy khô để quấn quanh vùng da bị bỏng lạnh.
Có thể chườm ấm và sử dụng băng gạc y tế để băng bó vết thương. Cần lưu ý chườm ấm đúng cách ở nhiệt độ khoảng 36 – 39 độ C để không làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh những hành động thô bạo làm nóng vùng da bị bỏng lạnh, điều này sẽ làm vết thương của bạn tồi tệ hơn.
Không chà xát phần da bị ảnh hưởng bằng tay hoặc bất cứ thứ gì khác vì ma sát cũng sẽ làm tăng thiệt hại cho các mô.
Không làm nóng da bằng cách sử dụng bếp, lò sưởi, lửa trần vì da đang rất nhạy cảm và có thể dễ bị bỏng.
Chuyên gia cảnh báo ngồi quá lâu trên bồn cầu sẽ làm suy yếu các cơ vùng chậu
Mới đây, các chuyên gia cảnh báo việc ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe.
Bác sĩ Lai Xue, bác sĩ phẫu thuật đại tràng tại Trung tâm Y tế tây nam của Đại học Texas ở Dallas, cho biết điều này thậm chí còn liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trĩ và làm suy yếu các cơ vùng chậu.
CNN dẫn lời bác sĩ Xue cho biết: "Khi bệnh nhân đến gặp tôi để phàn nàn, một trong những vấn đề chính mà chúng tôi phải đào sâu tìm hiểu là người đó có dành nhiều thời gian ngồi trên bồn cầu hay không".
Theo Tiến sĩ Farah Monzur - Phó giáo sư y khoa và hiện là giám đốc Trung tâm bệnh viêm ruột tại Stony Brook Medicine ở Long Island, New York, mọi người nên dành trung bình từ 5 đến 10 phút để đi vệ sinh.
Tại sao việc bạn ngồi lâu hơn lại là vấn đề? Trước tiên, đây là một bài học vật lý ngắn. Xue cho biết, trọng lực giúp chúng ta bám chặt vào Trái đất, nhưng cũng chính trọng lực đó buộc cơ thể phải làm việc nhiều hơn để bơm má.u trở lại tim.
Bệ ngồi bồn cầu hình bầu dục mở sẽ đè nén lên mông, khiến trực tràng ở vị trí thấp hơn so với khi bạn ngồi trên ghế dài. Khi trọng lực kéo nửa thân dưới xuống, áp suất tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông má.u của bạn.
Xue cho biết: "Nó trở thành đường một chiều khi má.u đi vào nhưng thực sự má.u không thể chảy ngược trở lại". Do đó, các tĩnh mạch và mạch má.u xung quanh hậ.u mô.n và trực tràng dưới sẽ bị giãn ra và ứ má.u. Monzur cho biết những người đi vệ sinh và lướt điện thoại có xu hướng quên mất thời gian.
Các chuyên gia đã phát đi cảnh báo về mối nguy hại tới sức khỏe khi ngồi bồn cầu quá lâu
Bác sĩ Xue nhấn mạnh: "Ngày nay, chúng ta thấy ngày càng có nhiều người dành nhiều thời gian hơn khi đi vệ sinh, và điều đó rất không tốt cho các cơ quan trực tràng và sàn chậu".
Để tránh dành quá nhiều thời gian trên bệ sứ, Tiến sĩ Lance Uradomo - bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa can thiệp tại City of Hope Orange County ở Irvine, California, khuyên chúng ta nên để điện thoại, tạp chí và sách ra khỏi phòng vệ sinh.
Nếu gặp khó khăn khi đi vệ sinh, bác sĩ Xue khuyên mọi người nên dừng lại sau 10 phút. Thay vào đó, hãy đi lại một chút, vì chuyển động có thể kích thích các cơ ruột tạo ra nhu động ruột. Vị bác sĩ cũng khuyên mọi người nên uống đủ nước và ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch và đậu để tạo ra nhu động ruột đều đặn.
Theo đó, mỗi người cần biết lượng nước cần thiết để tiêu thụ mỗi ngày là bao nhiêu. Viện Hàn lâm Y khoa quốc gia khuyến nghị nên uống 2,7 đến 3,7 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị nên uống 14 gam chất xơ cho mỗi 1.000 calo thực phẩm.
Tự điều trị mẩn ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân Nam thanh niên 17 tuổ.i đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám trong tình trạng xuất hiện mảng đỏ toàn thân, ngứa. Bác sĩ phát hiện bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân kéo dài do tự ý sử dụng thuố.c. Ngày 8/11, bác sĩ chuyên khoa II Quách Thị Hà Giang, Khoa Điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da liễu...