‘Bông hoa hồng’ chiến thắng tử thần
Nguyễn Thị Ngọc Thanh bị tai nạn giao thông thập tử nhất sinh trước ngày thi tốt nghiệp THPT đúng 12 ngày (năm 2016). Nhưng cô gái đã chiến thắng tử thần để trở thành sinh viên năng nổ, đầy ắp thành tựu về nghiên cứu khoa học.
Nguyễn Thị Ngọc Thanh (thứ 2 từ phải qua) nhận giải thưởng Sinh viên 5 tốt – NVCC
“Tôi học chuyên sinh và luôn có mục tiêu phải thi đậu ngành y đa khoa, trở thành bác sĩ nên ôn thi ngày đêm. Sáng đó, khi đang chạy xe đi học, tôi bị tụt can xi đột ngột và tai nạn ập đến. Bố mẹ tôi kể lại, bác sĩ ở bệnh viện (BV) tỉnh đã nói gia đình chuẩn bị tình huống xấu nhất. Tôi được chuyển tới BV Chợ Rẫy trong tình trạng chấn thương sọ não, viêm màng phổi, gãy 2 quai hàm”, Nguyễn Thị Ngọc Thanh, 23 tuổi, quê ở xã Tân Tiến, H.Đồng Phú, Bình Phước, đang là sinh viên năm cuối Khoa Công nghệ thông tin (CNTT) Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, hồi tưởng.
Hồi sinh sau biến cố
Thanh kể cô hôn mê một tuần, khi tỉnh dậy thì lúc nhớ lúc quên. Lần đầu tiên nhìn mình trong gương sau tai nạn, Thanh sốc nặng khi thấy một bên mặt sưng vù, hàm xệ xuống. Các y bác sĩ biết nữ sinh tai nạn học rất giỏi, sẽ thi y đa khoa thì càng thương và luôn động viên để Thanh sớm bình phục. Cô đã trải qua một tháng điều trị ở BV Chợ Rẫy, BV Răng Hàm Mặt. Được đặc cách tốt nghiệp THPT, nhưng phải gác lại giấc mơ ĐH một năm, Thanh vẫn không nản chí.
Thương cha mẹ một đời tảo tần bên rừng cao su và vườn rau củ, quanh năm lam lũ lo cho các con, sau 3 tháng nghỉ ngơi ở nhà, cô xin đi làm nhập liệu để kiếm tiền và chỉ có 2 tháng để ôn thi ĐH năm sau đó. Điểm thi rất cao, với môn sinh được 9,8 điểm, cô trúng tuyển ngành y học dự phòng, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nhưng cha mẹ Thanh không yên tâm khi sức khỏe cô chưa hồi phục hoàn toàn.
Với đam mê tin học (giải nhì toàn tỉnh Bình Phước kỳ thi học sinh giỏi môn tin học năm lớp 9), Thanh nộp hồ sơ và trúng tuyển ngành CNTT, Khoa CNTT, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM và luôn là sinh viên xuất sắc trong khoa. Các giảng viên gọi Thanh là “bông hoa hồng”, không chỉ vì là một trong số những sinh viên nữ ít ỏi của khoa, mà luôn giỏi giang trong học tập, năng nổ trong các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Ngọc Thanh, “bông hoa hồng” Khoa CNTT, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM – ẢNH: THÚY HẰNG
Giấc mơ từ rừng cao su
Luôn trăn trở về việc CNTT phải có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và giúp cộng đồng tốt hơn, Thanh tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa và đưa ra nhiều sáng kiến hữu ích.
Năm 2019, Thanh đoạt giải nhì cuộc thi học thuật ROBOCODE của khoa. Trước đó, đề tài “Áp dụng công nghệ trong canh tác cây cao su” của Thanh đã nghiệm thu và có giấy chứng nhận. Đây cũng chính là đề tài giúp Thanh vào vòng chung kết giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học EUREKA năm 2018. Cơ duyên đưa Thanh tới đề tài này, chính từ rừng cao su gần 2 ha của ba mẹ.
Video đang HOT
“Nhà cách rừng mười mấy ki lô mét, để cạo mủ cao su phải đi từ 12 giờ đêm, nhiều hôm đi cạo mủ cùng ba mẹ mà gặp trời mưa, thế là chúng tôi phải vào lều ngủ rồi về, vừa tốn thời gian lại không tốt cho sức khỏe nếu ngủ đêm trong rừng. Tôi nảy ra suy nghĩ tại sao không áp dụng công nghệ, từ đó có thể biết được dự báo rừng cao su sắp có mưa, hoặc đang mưa, nên tới rừng giờ nào là phù hợp. Hay tôi cũng lắp những thiết bị cảm biến ở rừng cao su, để đo nhiệt độ trong rừng, cảnh báo cháy rừng, nhất là vào mùa khô, lá rụng rất dày”, cô gái chia sẻ.
Năm 2019, Thanh chủ trì nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường với đề tài “Cây xanh trên vỉa hè”, cô làm mô hình về đề tài trên, sản phẩm vào tới vòng chung kết. Nói thêm về đề tài này, Thanh nói việc trồng cây xanh ở vỉa hè đô thị là hoàn toàn cần thiết. Ứng dụng CNTT trong đề tài này cho phép đo được tán rộng của cây tỏa ra xung quanh bao nhiêu là phù hợp, thiết bị cảm biến được lắp ở các bồn cây cũng cho phép đo độ ẩm đất để tưới tự động hoặc không cần tưới lúc trời mưa, không nhất thiết phải dùng xe bồn để tưới sẽ tốn thêm sức người và bất tiện nếu có đông người di chuyển trên đường.
Từ tháng 11 năm ngoái, Thanh đã đi làm ở một công ty khởi nghiệp về CNTT, nhiệm vụ thế mạnh là marketing về CNTT. Đồng thời, một số giờ trong tuần, Thanh làm nhân viên pha chế trong một tiệm cà phê tại Q.12. Cô chia sẻ, cha mẹ đã vất vả cả đời, lúc nào cô cũng nghĩ tới việc có thu nhập tốt nhất để lo được cho ba mẹ. Trong năm cuối ở trường ĐH, cô nâng cao trình độ tiếng Anh, nâng cao kỹ năng làm sản phẩm và tự học về marketing, kiến thức về quản trị kinh doanh để phát triển sự nghiệp.
Nữ sinh ưu tú khoa CNTT bộc bạch: “Tôi luôn tâm huyết câu nói của một blogger, đó là công việc của lập trình viên không phải là ngồi 8 tiếng một ngày để gõ code. Công việc của họ là thay đổi thế giới, làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn. Mẹ tôi luôn kể với các chú dì, “Thanh là tài sản quý giá nhất của cả gia đình”. Tôi cũng luôn nhớ về lời dạy của ba trước khi lên TP.HCM nhập học, đó là con hãy làm sao để những năm tháng thanh xuân của con thật đẹp, để sau này kể cho con cháu nghe. Tất cả những yêu thương của ba mẹ giúp tôi mạnh mẽ hơn, để tuổi trẻ của mình bùng cháy lên trong tất cả những lĩnh vực mà tôi theo đuổi”.
Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Thanh liên tiếp đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp trường. Mới đây, tháng 12.2020, Thanh là 1 trong 20 nữ sinh toàn quốc nhận giải thưởng Nữ sinh tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ do T.Ư Đoàn tổ chức. Giải thưởng này tuyên dương những nữ sinh viên có thành tích học tập, nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực khoa học công nghệ ở 4 lĩnh vực: CNTT, điện, điện tử, cơ khí.
Bạn trẻ sẻ chia những suy nghĩ, mong ước về oàn
Các đại biểu thanh niên, nhân dịp này đã chia sẻ những suy nghĩ về oàn, về thanh niên, ước mơ và dự định cho tương lai.
Tiến lên "Sinh viên 5 tốt"
(Trần Lê Mỹ Hương - sinh viên ĐH Y Dược TPHCM)
Trần Lê Mỹ Hương
Là một người trẻ, nhiệm vụ học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân luôn được đặt lên hàng đầu, để trở thành người có ích với gia đình, nhà trường, cộng đồng; góp phần dựng xây đất nước. Ba năm học ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), tôi đã đoạt được nhiều giải thưởng về Hóa học tại các kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi Olympic tháng Tư TPHCM mở rộng. Năm học 2019 - 2020, tôi được T.Ư Đoàn tuyên dương, trao tặng danh hiệu "Học sinh 3 tốt".
Mục tiêu sắp tới của tôi là tiến lên thành "sinh viên 5 tốt", hội tụ các yếu tố đạo đức, học tập, thể lực, tình nguyện và hội nhập. Đây sẽ là hành trang giúp tôi tự tin trong trong thời đại công nghệ số và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đặc biệt, tôi ước mơ làm dược sĩ bào chế thuốc, kiểm nghiệm thuốc, chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Điều này xuất phát từ tình yêu với môn Hóa học, môn Sinh học và mong muốn tìm hiểu con người, nhất là từ khi mẹ tôi bị ung thư.
Danh hiệu "sinh viên 5 tốt" và làm dược sĩ là chặng đường dài mà tôi phải nỗ lực, chăm chỉ từng ngày. Bên cạnh việc làm giàu tri thức, hiểu biết, tôi cần tiếp tục trang bị những kỹ năng, tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, chương trình ngoại khóa; thực hiện từ những việc nhỏ, có ích.
Tạo nền tảng kết nối, hỗ trợ người trẻ khởi nghiệp
(CEO Chatbot Việt Nam Lê Anh Tiến - Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019)
CEO Chatbot Việt Nam Lê Anh Tiến
Để tiếp bước thế hệ cha anh, là người trẻ lớn lên trong thời bình, tôi luôn cố gắng rèn luyện trở thành người trẻ gương mẫu, trong sạch, vững mạnh, sáng tạo; bắt đầu khởi nghiệp từ sớm và luôn cố gắng tạo nền tảng giúp tập hợp sức mạnh và nguồn lực của các bạn khởi nghiệp trẻ khác.
Trải qua nhiều cuộc thi khởi nghiệp và làm các dự án kinh doanh trên thế giới, tôi càng nhận ra rằng, người trẻ Việt Nam cực kỳ sáng tạo, không thua kém các bạn trẻ ở bất kỳ quốc gia nào. Tôi tin rằng, bản thân có thể đưa được khởi nghiệp Việt Nam lên bản đồ thế giới, khiến các quỹ đầu tư nước ngoài chú ý đến Việt Nam, quan tâm đến các startup của Việt Nam, giúp họ tiếp cận nhiều nguồn vốn đầu tư hơn nữa. Chính điều này sẽ đóng góp cho đất nước trong việc hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045.
Từ khi nhận giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, tôi càng chú ý hơn về những hành động, những bước đi, trên chặng đường kế tiếp, cho rằng những việc ấy đều phải gắn liền với trách nhiệm tiếp lửa. Tôi luôn cố gắng làm tốt nhất công việc của mình cũng như truyền niềm cảm hứng đến các thế hệ thanh niên khởi nghiệp trẻ qua các buổi chia sẻ khởi nghiệp, kết nối các trí thức trẻ trong và ngoài nước; đề xuất các sáng kiến, giải pháp về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội...
Trong 5 - 10 năm tới, tôi có mục tiêu tạo ra được di sản "những hạt mầm thành công mà ta để lại cho những thế hệ sau", gồm: Tinh thần, mối quan hệ và sự nghiệp. Một điều mà tôi đúc kết được trong quá trình lập nghiệp, là khi tập trung tạo ra tài sản, có thể ta sẽ không tạo được di sản, nhưng nếu tập trung vào việc tạo ra di sản, ta chắc chắn sẽ có những tài sản lớn.
Tổ chức của thanh niên vì thanh niên
(Nguyễn Tiến Thịnh - Bí thư Tỉnh Đoàn Lai Châu)
Nguyễn Tiến Thịnh
Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên của Đoàn những năm gần có nhiều chuyển biến tích cực. Các phương pháp tập hợp thanh niên ngày càng đa dạng hơn, tập trung vào những phong trào, hoạt động thiết thực, thu hút thanh niên đến với tổ chức Đoàn một cách tự nguyện.
Đại dịch COVID-19 xảy ra đã một lần nữa chứng minh tuổi trẻ Việt Nam phát huy tinh thần "tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên" của Đoàn, sẵn sàng hiến thân, xung kích vì cộng đồng, vì nhân dân, vì quê hương. Các bạn sẵn sàng bỏ qua an nguy của bản thân đi vào tâm dịch.
Tuy nhiên, công tác tập hợp thanh niên, đặc biệt là địa bàn vùng sâu, miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, dân số tỉnh Lai Châu chiếm khoảng 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những thời điểm cụ thể, rất nhiều thanh niên đi làm ăn xa, đi xuất khẩu lao động, ảnh hưởng nhiều đến công tác tập hợp thanh niên. Bên cạnh đó, hiện vẫn còn một bộ phận nhỏ thanh niên chưa có ý chí vươn lên thoát nghèo, còn tư tưởng trông chờ ỉ lại vào chính sách.
Tự hào về truyền thống 90 năm của Đoàn, tôi mong muốn vị trí của Đoàn Thanh niên trong thời kỳ mới không ngừng được nâng lên, từng hoạt động của Đoàn càng thiết thực, đi sâu vào đời sống thanh niên, vì thanh niên.
Mở rộng sân chơi học thuật cho học sinh
(Lưu Thu Liên - Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương)
Lưu Thu Liên
Tôi thấy rằng công tác Đoàn dành cho thanh niên trường học rất ý nghĩa, sôi nổi, sáng tạo và phù hợp với đối tượng đoàn viên là học sinh. Các cuộc thi như "Tự hào Việt Nam", "Tìm hiểu về Đoàn Thanh niên"... đã tạo ra những sân chơi học thuật thiết thực, thu hút được rất nhiều học sinh tham gia.
Tôi kỳ vọng các hoạt động của T.Ư Đoàn và tổ chức Đoàn các cấp thời gian tới sẽ gắn liền hơn với xu thế hội nhập quốc tế, công nghệ số... Đoàn Thanh niên cùng với ngành giáo dục sẽ bồi đắp, đào tạo cho thế hệ học sinh mới sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu.
Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên cần đóng vai trò quan trọng trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT. Đoàn tạo ra môi trường để học tập rèn luyện, trao đổi kỹ năng giúp học sinh sớm nhận ra được thế mạnh của bản thân và lựa chọn được ngành nghề phù hợp. Theo tôi, đây là một phần quan trọng trong nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ mục tiêu đưa Việt Nam thành đất nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra.
"Hãy làm Đoàn khi bạn đang ở tuổi đẹp nhất của cuộc đời mình!" Nguyễn Cẩm Hoài Thu, sinh viên trường Đại học Vinh là "Sinh viên 5 tốt" cấp Trung ương duy nhất của tỉnh Nghệ An, được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, là người trưởng thành từ công tác Đoàn Hội. Cô bạn đặc biệt này đã dành cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong...