Bỗng dưng phụ nữ ‘bốc hỏa’
Sau tuổi 40, nhiều chị em cảm thấy “khó ở” hơn khi thường xuyên mệt mỏi, dễ cáu gắt, thậm chí đối diện với những cơn ‘ bốc hỏa’ khiến cơ thể nóng bừng, đổ mồ hôi.
Rèn luyện thể thao và tham gia hoạt động xã hội rất tốt cho phụ nữ – Ảnh: Q.ĐỊNH
Các chuyên gia cảnh báo những cơn bốc hỏa của phụ nữ tiền mãn kinh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đừng chủ quan.
Cáu gắt, nóng giận vô cớ
Chị T.M. (43 tuổi) đang là trưởng phòng của một công ty truyền thông tại Hà Nội. Thời gian gần đây chị thường có cảm giác nóng bừng người không rõ nguyên nhân, những cơn bốc hỏa kéo dài vài phút rồi ngừng. Ngoài ra, chị M. còn rất dễ cáu gắt, nóng giận với đồng nghiệp và người thân.
“Đặc biệt là khi ngủ đôi khi cảm thấy buồn ngủ nhưng lại tỉnh giấc vì người nóng ran, toát mồ hôi. Chưa kể tôi khó kiểm soát nóng giận, khi qua cảm xúc ấy lại thấy mình có lỗi với người thân”, chị M. bộc bạch.
Theo bác sĩ Phan Chí Thành, chánh văn phòng đào tạo – chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phụ sản trung ương, đây là biểu hiện khá thường gặp và thường được gọi là cơn bốc hỏa của chị em phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Chị H.Q. (53 tuổi, Hà Nội) đến Bệnh viện Nam học Hiếm muộn Việt Bỉ thăm khám trong tình trạng mệt mỏi, chán nản, thiếu sức sống, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục và xuất hiện những cơn bốc hỏa.
Tâm trạng của chị cũng dần thay đổi theo hướng tiêu cực, khiến chị thường xuyên cáu gắt với những người xung quanh và các thành viên trong gia đình. Do lo ngại ảnh hưởng đến những người xung quanh và cuộc sống hằng ngày, chị đã quyết định tìm đến các bác sĩ.
Video đang HOT
Các kết quả thăm khám của bác sĩ cho thấy chị Q. bị suy giảm estrogen, có triệu chứng của tiền mãn kinh. Do đó, chị được các bác sĩ điều trị bằng cách điều chỉnh nội tiết tố. Sau một thời gian, chị Q. có cải thiện về sức khỏe hơn như thay đổi tâm trạng theo hướng tốt hơn, chất lượng đời sống tình dục vợ chồng được cải thiện.
Đừng chủ quan với những cơn bốc hỏa
Bác sĩ Thành lý giải cơn bốc hỏa được hình thành do sự thay đổi hormone sinh dục, sự suy giảm estrogen ở nữ giới tiền mãn kinh, mãn kinh gây nên.
“Cơn bốc hỏa là cảm giác nóng đột ngột lan tỏa khắp cơ thể, dữ dội nhất thường ở vùng mặt, cổ và ngực. Trong cơn bốc hỏa, da chị em có thể đỏ bừng hoặc lấm tấm ửng đỏ.
Ngoài ra, nhiều chị em có thể xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi, đặc biệt phần phía trên cơ thể. Những cơn bốc hỏa này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày”, bác sĩ Thành cho hay.
Bác sĩ Thành dẫn chứng một nghiên cứu kéo dài 20 năm trên khoảng 3.300 phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh cho thấy có 231 người bị đau thắt ngực, đột quỵ hoặc suy tim.
Trong đó, phụ nữ thường xuyên gặp cơn bốc hỏa có nguy cơ mắc bệnh tim gấp hai lần. Những người bị bốc hỏa liên tục có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 80% trong vòng 20 năm.
Nếu cơn bốc hỏa ở phụ nữ kéo dài sẽ khiến huyết áp tăng đột ngột, mạch máu thay đổi thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ hơn người bình thường.
Bên cạnh đó, bác sĩ Thành cũng cho rằng cơn bốc hỏa khiến nhiều chị em tỉnh giấc ban đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, các mối quan hệ khác.
“Chị em có thể cải thiện tình trạng bốc hỏa bằng cách mặc ít quần áo, uống nhiều nước, giảm cân và tập thể dục thường xuyên, có thể lựa chọn bộ môn yoga. Bên cạnh đó, duy trì lối sống, ăn uống lành mạnh, sử dụng các nhóm thực phẩm tăng nội tiết tố.
Với những stress, căng thẳng cần được chia sẻ nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu việc thay đổi lối sống không làm giảm đi những khó chịu và cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề thì nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị”, bác sĩ Thành khuyến cáo.
Theo bác sĩ Hà Ngọc Mạnh – trưởng khoa nam học Bệnh viện Nam học Hiếm muộn Việt Bỉ, khi thấy mình xuất hiện các triệu chứng bốc hỏa, nữ giới có thể lựa chọn những thực phẩm có chứa estrogen như sữa đậu nành, tinh chất mầm đậu nành, thực phẩm chức năng…
Bên cạnh đó, nên tham gia các hoạt động giao lưu xã hội nhiều hơn, giao tiếp với bạn bè xung quanh, không nên sống khép kín.
Nếu sau thời gian dài không thấy tình trạng sức khỏe cải thiện, nữ giới có thể đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được đánh giá tìm hướng điều trị.
Nhận biết để điều chỉnh cảm xúc
Bác sĩ Hà Ngọc Mạnh cho biết nữ giới ở độ tuổi tiền mãn kinh thường hay xuất hiện cơn nóng bừng mặt, người khó chịu được gọi là cơn bốc hỏa nửa trên người. Nguyên nhân là do sự thay đổi suy giảm estrogen; đây là triệu chứng báo hiệu tiền mãn kinh, là diễn biến rất tự nhiên.
Những cơn bốc hỏa khiến nữ giới khó chịu, đổ mồ hôi, bên cạnh đó thường kéo theo tâm trạng chán nản, giảm ham muốn với chuyện tình dục, hay cáu gắt hơn so với bình thường. Cơn bốc hỏa thường xuất hiện ở giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài từ sáu tháng đến một năm, sau đó nữ giới sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh.
“Nữ giới từ 40 tuổi trở lên nên nhận biết đây là dấu hiệu của tiền mãn kinh để biết điều chỉnh cảm xúc, không nên căng thẳng với mọi thứ. Khi thấy mình xuất hiện cơn bốc hỏa nên đánh giá mình có đang nằm trong giai đoạn tiền mãn kinh hay không (thường trong khoảng 40 – 50 tuổi)”, bác sĩ Mạnh cho hay.
Thời điểm "vàng" để khám phụ khoa
Theo khuyến cáo, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nên đi khám phụ khoa theo định kỳ để có thể tầm soát được các bệnh lý một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đa phần chị em đều đi khám khi bộ phận sinh sản có bất thường, điều này dẫn tới những khó khăn trong chẩn đoán cũng như điều trị.
Thời điểm đi khám cần thiết
Nhiều khuyến cáo chỉ rõ, phụ nữ nên đi khám sức khỏe sinh sản, phụ khoa định kỳ 3 - 6 tháng một lần. Khám phụ khoa là một quy trình thăm khám quan trọng có thể giúp chẩn đoán các vấn đề liên quan đến sinh sản, phát hiện kịp thời những bệnh lý có ảnh hưởng đến việc sinh con cũng như cuộc sống hôn nhân gia đình. Khám phụ khoa là những khảo sát, thăm khám tại cơ quan sinh dục nữ bao gồm âm hộ, âm đạo, tử cung, vòi trứng, buồng trứng và ngực để nhằm phát hiện những vấn đề bất thường tại cơ quan sinh sản. Điều này rất quan trọng, mang một phần quyết định trong sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới đi khám phụ khoa định kỳ là rất ít, chị em phụ nữ chủ yếu đi khám khi có các vấn đề bất thường như viêm phần phụ, có biểu hiện ngứa ngáy, ra khí hư bất thường, kinh nguyệt không đều hay đã kết hôn lâu năm mà chưa đậu thai. Do đó dẫn tới việc chẩn đoán và điều trị muộn các bệnh lý phụ khoa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Có những mốc thời gian, nhất thiết chị em cần phải đi khám phụ khoa là:
Trước khi kết hôn: việc thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể giúp loại trừ các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục hay các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sinh sản cũng như cuộc sống vợ chồng.
Khi có ý định mang thai: nhằm giúp phát hiện điều trị kịp thời các vấn đề từ bộ phận sinh dục người mẹ để tránh lây nhiễm cho thai nhi, đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho cả mẹ và bé, tránh những ảnh hưởng đáng tiếc sau này.
Khi có dấu hiệu bất thường: đó là khi vùng kín có dấu hiệu bất thường như ngứa, đau rát đặc biệt là đau sau khi quan hệ, ra nhiều khí hư có mùi với màu bất thường, rối loạn kinh nguyệt, ra máu âm đạo không rõ nguyên nhân, đau bụng vùng tiểu khung, rong kinh rong huyết, hoặc quá đau khi quan hệ tình dục...
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng 1 lần.
Một số lưu ý khi đi khám
Trước khi đi khám cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Tránh quan hệ, tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh và không đặt âm đạo trước khi khám vài ngày trước khi đi khám, để tránh các tạp chất, tế bào bất thường và vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào âm đạo, vì điều này có thể làm thay đổi môi trường của vùng kín, có thể dẫn tới việc nhầm lẫn trong chẩn đoán do kết quả xét nghiệm không chính xác. Không thụt rửa âm đạo hoặc dùng dung dịch vệ sinh trong khoảng 3 ngày trước khi khám bởi nếu việc này sẽ rửa sạch các tế bào gây bệnh, khiến bác sĩ chẩn đoán sai bệnh.
Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trước khi đi khám. Mặc đồ rộng rãi thoải mái và thuận tiện nhất. Nên có sự chuẩn bị về kinh phí trước khi đi khám để có thể xử lý được những phát sinh xảy ra trong khi khám, đặc biệt là các xét nghiệm phát sinh khi nghi ngờ chẩn đoán.
Không đi khám phụ khoa trong kỳ kinh nguyệt, vì khi đó máu kinh chảy ồ ạt, niêm mạc tử cung bong tróc nên sẽ rất khó quan sát cũng như khó lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm. Thời điểm đi khám hợp lý nhất là sau khi sạch kinh từ 3 - 5 ngày. Nếu khám vào giai đoạn rụng trứng, việc lấy bệnh phẩm cũng sẽ khó khăn, dịch âm đạo sinh lý ra nhiều rất dễ gây chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác. Ở giai đoạn cuối của chu kỳ kinh, lúc này, lớp nội mạc tử cung sẽ tăng sinh rất dày để chuẩn bị cho một chu kỳ kinh mới. Do đó, việc quan sát đánh giá thành tử cung và lòng tử cung qua siêu âm sẽ trở nên khó khăn.
10 thắc mắc về 'chuyện ấy' mà bạn xấu hổ không dám hỏi chuyên gia Trong thế giới hiện đại, thông tin về 'chuyện ấy' đã trở nên dễ tiếp cận hơn, nhưng không phải lúc nào bạn cũng tìm được câu trả lời cho các thắc mắc của mình. Sau đây là những giải đáp cho những điều khó nói phổ biến nhất. "Tôi không đạt cực khoái. Điều này có nghiêm trọng không? Đây vấn đề...