Bóng đá Việt Nam và chuyện về… người thầy
Đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam lại làm nên lịch sử sau giải U23 Châu Á khi lần đầu tiên có mặt tại bán kết Asiad 2018 với sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo. Không chỉ là sự kiện làm con tim người hâm mộ vỡ òa, với những người làm giáo dục, đây còn là câu chuyện về vai trò của người thầy.
Bóng đá Việt Nam có thể nói từng không thể “ngóc đầu” nổi ở khu vực Đông Nam Á nhưng điều đó đã thay đổi với sự dẫn dắt của người thầy – HLV người Hàn Quốc Park Hang Seo. Đó không chỉ huy chương bạc đầu tên tại giải U23 Châu Á, không chỉ làm nên lịch sử khi vào bán kết Asiad mà quan trọng hơn cả là các cầu thủ phát huy được nội lực của mình, có niềm tin vào khả năng của mình.
Sự thành công của đội tuyển Việt Nam khắc ghi vai trò của người thầy (Ảnh: Quốc Huy)
Mọi so sánh là khấp khiễng nhưng có thể nói, ông Park Hang Seo là một HLV, là một người thầy và cũng là một nhà giáo dục. Ông có những phẩm chất và cách thức giúp học trò phát huy hết sức mạnh mà tất cả mọi người, nhất là mỗi người thần cần suy ngẫm.
Mỗi cầu thủ có một thế mạnh, khả năng riêng, không ai giống ai. Và họ được người thầy “ chọn mặt gửi vàng” vào những thời điểm hợp lý nhất, cần thiết nhất trong từng trận đấu chứ không nhất nhất “nương” theo cầu thủ tên tuổi. Chỉ khi như vậy, học trò mới khẳng định được mình… Giáo viên giỏi là người nắm rõ tố chất, khả năng, cá tính của từng học sinh để giúp các em phát huy năng lực cá nhân.
Thế nhưng giáo dục chúng ta đang quy học trò về một mối, một chuẩn. Một học sinh có suy nghĩ, tư duy, làm khác đi có thể xem là “cá biệt”; giáo viên cũng thường xuyên so em này không bằng em kia, em kia giỏi hơn em nọ… trở thành nỗi ám ảnh học đường.
Sự “lột xác” của đội tuyển Việt Nam phải nói đến từ sức mạnh niềm tin. Các cầu thủ được HLV trao niềm tin, trước hết là tin vào chính bản thân mình, tin rằng mình làm được. Tiếp đó là có niềm tin vào đồng đội. Chính điều này, tiếp sức lớn nhất để các cầu thủ thể hiên được hết khả năng của mình, có sức mạnh để đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn nhất…
Còn trên bục giảng, chúng ta có không ít người thầy sẵn sàng phủ nhận, vùi dập ngay khả năng của học trò. Chúng ta sa vào giáo dục trẻ bằng sự dọa dẫm. Có những thầy cô vừa đón các em học sinh lớp 1 đã vội vàng “chê” học sinh viết chữ xấu, chưa biết đọc, rồi hù dọa không theo kịp bạn bè, ở lại lớp.
Một nữ sinh Việt đi du học Úc về kể, điều em vỡ òa sau chỉ hơn một năm đi du học không phải là kiến thức, không phải là ngoại ngữ… mà là niềm tin vào bản thân. Thay vì những trách phạt, chê bai thì trước mỗi thử thách, giáo viên, giáo sư người Úc luôn gật đầu nói rằng các em sẽ làm được tốt hơn nữa, tốt nhất có thể. Sau 12 năm học ở phổ thông, 2 năm học ĐH ở trong nước, giờ cô học trò mới nhận ra… mình giỏi hơn mình tưởng.
Video đang HOT
Nhà giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương bộc bạch: “Cầu thủ muốn giỏi cần gặp đúng huấn luyện viên. Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy. Hãy tìm những người thầy dạy con cách hiểu mình và tin vào chính mình, chứ không phải tin vào những chiêu trò, xảo thuật”.
Học trò rất cần được đánh giá đúng khả năng và trao niềm tin vào bản thân
Sự thành công của HLV Park Hang Seo ở đội tuyển Việt Nam không phải nhờ may mắn. Đó là nỗ lực và sự chăm chỉ của một người thầy. Khi mới đến Việt Nam, những ngày đầu, nhiều đêm liền ông Park đã nghiên cứu băng ghi hình các trận đấu trước, các giải các năm trước. Từ đó, ông đưa ra những đánh giá và lựa chọn cho đội hình.
Khi đến Việt Nam, hạn chế lớn nhất của ông Park chính là ngôn ngữ. Hiển nhiên ông phải có phiên dịch nhưng được biết ông Park còn rất chịu khó học tiếng Anh để hiểu học trò mình, để tương tác với các em. Nói không được, ông phải nghĩ cách, liền tận dụng tối đa… ngôn ngữ của cơ thể.
Tôi đã từng dự Hội thảo mà chủ đề chính là xoay quanh vấn đề vì sao giáo viên chúng ta “lười học”. Có ti tỉ lý do được đưa ra như thu nhập thấp, không có thời gian, hồ sơ sổ sách, áp lực… Chẳng ai đề cập lý do không ít người thầy chọn nghề với sự an nhàn, thiếu tâm huyết, trách nhiệm, thiếu chăm chút đầu tư cho chính công việc mình lựa chọn và nuôi dưỡng mình.
Hoàn cảnh, khó khăn là luôn là cản trở, giáo dục cần phải cải thiện nhiều mặt để thầy cô phát huy được năng lực. Nhưng tâm lý đổ lỗi cho hoàn cảnh, né tránh trách nhiệm của mình mới là cản trở lớn nhất cho mọi sự phát triển.
Sau khi thua ở phút chót tại chung kết U23 Châu Á, khi trả lời báo giới, Park Hang Seo nói rằng, ông không thể đỗ lỗi họ bị đánh bại bởi tuyết. Với ông, đó không phải là lý do để giải thích cho thất bại của đội tuyển mà tất cả là do ông. Ông có trách nhiệm cần phải giúp các học trò tập trung hơn trong trận đấu, kể cả khi chỉ còn 1 phút thôi.
Ông nói: “Do tôi, chúng ta thua!”.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Đào tạo Sư phạm: Nâng chất "đầu vào", kiểm soát "đầu ra"
Công tác đào tạo nói chung và đào tạo trường sư phạm nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đòi hỏi người thầy phải hội tụ nhiều yếu tố: Năng lực chuyên môn, trình độ sư phạm lẫn phẩm chất của người thầy... Khi những người thầy càng có năng lực, chuyên môn cao thì chất lượng giáo dục càng được nâng cao.
Nâng cao chất lượng đầu vào
Ông Lê Như Tiến - Đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: Trong những năm trước đây theo cơ chế tập trung bao cấp thì giáo viên (GV) được tuyển chọn rất kỹ càng. Người được chọn vào học trong môi trường sư phạm cảm thấy rất vinh dự và tự hào. Thế nhưng trong thời gian gần đây, tôi nhận thấy, đầu vào của sinh viên (SV) sư phạm lại thấp hơn rất nhiều so với các ngành khác.
Do đầu vào thấp nên chất lượng chưa đảm bảo. Chất lượng chưa đảm bảo thì việc đào tạo sẽ gặp khó khăn hơn và chắc chắn đầu ra cũng sẽ bị ảnh hưởng, hạn chế. Đấy chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo sư phạm cũng hạn chế hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là do công tác tuyển sinh (đầu vào) của một số trường sư phạm địa phương quá dễ dãi. Do nhu cầu tuyển sinh của nhà trường mà tuyển sinh ồ ạt.
Thứ hai, trước kia khi còn thời kinh tế tập trung, SV sư phạm đào tạo ra bao nhiêu thì được phân công công tác bấy nhiêu. Gần như không có trường hợp nào lại không xin được việc hoặc không có việc làm. Nhưng bây giờ, tình trạng giáo viên ra trường thất nghiệp, không có nơi để giảng dạy, hành nghề là rất nhiều.
Đó chính là khâu yếu của việc cân đối giữa cung và cầu. Giữa tuyển sinh và địa chỉ đến - tức là đầu vào và đầu ra chưa được cân đối. Nếu tuyển sinh vào học xong khi ra trường không có nơi làm việc, không có nơi hành nghề khiến nhiều SV sư phạm chán nản và buộc phải xin việc làm trái nghề.
Thứ ba đó là chế độ chính sách. Tôi nhìn rộng ra thì thấy chế độ chính sách của một số ngành rất là cao. Họ có chế độ: Dưỡng liêm, phụ cấp được nhân hệ số cao... Nhưng với GV tôi thấy chế độ thang, bậc lương của GV hiện nay vẫn còn thấp. Đó chính là cái mà chúng ta kiến nghị để cải cách tiền lương trong đợt này. Cho nên cần phải cân nhắc rất kỹ khi nâng hệ số lương của GV lên để cho GV có thể đủ nuôi mình và con cái họ. Để họ yên tâm công tác, chứ không để tình trạng phải dạy thêm, học thêm tràn lan nữa.
Một khi đồng lương của người GV không đủ sống, họ phải dạy thêm không nằm trong quy định của pháp luật như trong thời gian vừa qua buộc chúng ta phải rung lên hồi chuông cảnh báo. Hay lại là chuyện một số trường đã thu các khoản đầu năm lớn hơn rất nhiều so với quy định... Có những trường lạm thu đã lên đến cả chục triệu đồng/học sinh vào dịp đầu năm học thì phụ huynh học sinh nào chịu nổi? Đó cũng chính là bất cập.
Nguyên nhân thì còn nhiều nguyên nhân, nhưng tôi cho rằng, có một nguyên nhân rất cơ bản đó là đồng lương của GV chưa đủ sống. Cuộc sống của họ còn rất thiếu thốn cho nên họ cũng phải tìm cách này, cách kia để kiếm sống. Tất nhiên là cách này, cách kia là sai nhưng nếu như đồng lương mà đảm bảo cuộc sống cho thầy cô giáo, thì chắc chắn tiêu cực: tình trạng dạy thêm - học thêm, tình trạng lạm thu... trong giáo dục sẽ giảm đi rất nhiều.
Đảm bảo yếu tốt đầu ra
Ông Lê Như Tiến: "Chúng ta không thể vơ đũa cả nắm khi nói đến chất lượng giáo dục đào tạo tại các trường sư phạm là chưa tốt. Tôi thấy rằng một số trường sư phạm có chất lượng đào tạo khá tốt như: Trường đại học Sư phạm Hà Nội; Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2; Trường đại học Sư phạm Vinh; Trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; Trường đại học Sư phạm Thái Nguyên; Trường đại học Sư phạm Huế; Trường đại học Sư phạm Nha Trang... và một số trường cao đẳng sư phạm ở một số khu vực họ đã rất tuân thủ nghiêm chỉnh về quy định chất lượng đào tạo và chuẩn khâu tuyển sinh GV đầu vào và đảm bảo chất lượng GV đầu ra.
Thế nhưng, cũng còn một số các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm địa phương dường như việc tuân thủ về quy định chất lượng còn chưa đảm bảo. Khâu tuyển sinh chưa nghiêm ngặt lựa chọn để đảm bảo được yếu tố đầu vào, cho nên ảnh hưởng tới yếu tố chất lượng đầu ra. Hơn nữa, các tiêu chí chuẩn của một GV đầu ra cũng còn mai một, hạn chế.
Ngoài ra, tôi cũng được thông tin nhiều về một số trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm ở một số địa phương trong việc quản lý SV còn lỏng lẻo; Việc đánh giá chất lượng SV đôi khi còn dễ dãi; Cho điểm cũng rất dễ dãi, chưa nghiêm khắc, chưa thật sự đòi hỏi SV phải rèn luyện cả về kỹ năng sư phạm lẫn trình độ chuyên môn nghiệp vụ... Một khi đầu vào thấp, trong quá trình học tập rèn luyện lại dễ dãi, chưa thật sự nỗ lực thì chắc chắn đầu ra sẽ không đảm bảo, thấp là chuyện đương nhiên.
Hiện nay, vẫn có nhiều giáo sinh về các cơ sở GD-ĐT xin việc nhưng chưa được các cơ sở GD-ĐT mặn mà tiếp nhận bởi họ e ngại về năng lực và trình độ của giáo sinh đó. Nếu tiếp nhận, các cơ sở GD-ĐT này cũng yêu cầu giáo sinh đó phải tự đào tạo và đào tạo lại. Nguyên nhân này là lỗi không nhỏ của các trường sư phạm chưa đạt chuẩn yếu tố đầu vào và cũng chưa có những hướng dẫn chuẩn đầu ra của giáo sinh.
Để đảm bảo chất lượng đầu vào và đầu ra cho các trường sư phạm, thiết nghĩ, Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lí Nhà nước phải có những hướng dẫn về chuẩn đầu vào của SV sư phạm. Đồng thời, cũng phải có những văn bản hướng dẫn về chuẩn đầu ra của một giáo sinh để cho họ có thể đạt được chuẩn.
Hiền Anh (ghi)
Theo giaoducthoidai.vn
Bạn đọc viết: Người thầy ấm lòng với tiếng "dạ thưa" Hơn chục năm qua gặp gỡ và dạy dỗ bao nhiêu thế hệ học trò với những tiếng ê a, tiếng thưa gửi cùng với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau buồn vui lẫn lộn, nhưng chưa bao giờ lòng người thầy thấy hạnh phúc và sung sướng như tiếng "dạ, thưa" của những học sinh cũ đã rời trường. Không biết...