“Bong bóng” trái phiếu bất động sản lên 2 tỷ USD trong 6 tháng, có rủi ro?
Trong nửa đầu năm nay, giá trị phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản lên tới 2 tỷ USD, bỏ xa các lĩnh vực khác như dịch vụ, xây dựng, sản xuất, chứng khoán. Tuy có nhiều cảnh báo rủi ro trái phiếu bất động sản nhưng “bong bóng” vẫn phình to.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố thông tin tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2020. Nửa đầu năm nay ghi nhận tổng cộng 983 đợt đăng ký phát hành trái phiếu, với giá trị đăng ký 226 nghìn tỷ đồng. Số đợt phát hành thực tế đạt 818 đợt với giá trị phát hành 156 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đã ồ ạt phát hành trái phiếu. Tổng giá trị phát hành của nhóm doanh nghiệp này đạt 45,59 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 29,16%.
Giá trị phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản bỏ xa các lĩnh vực khác như dịch vụ, xây dựng, sản xuất, chứng khoán,… và chỉ kém một chút so với các ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm nay, nhóm tổ chức tín dụng phát hành tổng cộng 47,34 nghìn tỷ đồng trái phiếu, chiếm tỷ trọng 30,29%.
Những năm trước đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đều chứng kiến nhóm tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù vậy, việc các doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh huy động vốn qua kênh trái phiếu đã khiến tỷ trọng nhóm này gia tăng mạnh. Đặc điểm của trái phiếu bất động sản thường là lãi suất cao, thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân bên cạnh nhà đầu tư tổ chức.
Ghi nhận của PV Đại đoàn kết, các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với lãi suất dao động trung bình từ 10,5%-12,5%/năm. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có lãi suất cao nhất thuộc về Công ty Cổ phần ầu tư IDJ Việt Nam là 13%/năm. Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh bất động sản Hà An phát hành với lãi suất cố định 11,5% cộng với biên độ lãi suất tham chiếu 4,35%. Trái phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Golf Bình Hải có lãi suất cố định 10% cộng với biên độ 3%..
Trước tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng thu hút dòng tiền đầu tư, thậm chí cạnh tranh với cả tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng, Bộ Tài chính đã nhiều lần đưa ra cảnh báo, nhắc nhở các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân xem xét kỹ rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu.
Video đang HOT
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế – tài chính TS Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo, đổ tiền vào trái phiếu, nhất là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản thì rủi ro rất lớn. “Hiện các nhà đầu tư trái phiếu không có nhiều thông tin, không có phân tích về tín dụng, phân tích tài chính, họ mua trái phiếu vì lãi suất cao gấp đôi lãi suất ngân hàng”, TS Hiếu nói.
Phân tích thêm về lãi suất trái phiếu bất động sản lên tới hàng chục %/năm hút các nhà đầu tư, TS Hiếu nhìn nhận, dù doanh nghiệp cam kết lãi tới hàng chục %/năm nhưng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì vẫn có nguy cơ mất vốn.
“Vấn đề của Việt Nam là không có công ty chấm điểm tín dụng. Ở Mỹ có 3 công ty lớn chấm điểm tín dụng, các công ty này đưa ra những điểm tín dụng một cách khách quan. Bởi vậy, nên khi mua trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp thì nhà đầu tư dựa trên chấm điểm tín dụng của các công ty này bên cạnh phân tích riêng. Ngay cả nhân tôi ở Mỹ, khi quyết định mua trái phiếu nào thì tham khảo chấm điểm tín dụng, nếu ở dạng đáng đầu tư thì tôi sẽ tìm hiểu tiếp. Còn ở Việt Nam không có những tổ chức đánh giá độc lập này nên người mua nếu chỉ chạy theo lãi suất thì rủi ro rất lớn”, TS Nguyễn Trí Hiếu chỉ rõ.
Dòng tiền vào chứng khoán bị thử thách
Thanh khoản của thị trường chứng khoán có dấu hiệu suy giảm trong bối cảnh vàng tăng giá và nhà đất vùng ven thu hút dòng tiền.
Ảnh Shutterstock.
Mặc dù dữ liệu thanh khoản các phiên chưa phản ánh xu hướng rõ rệt, nhưng biểu đồ thanh khoản của sàn HOSE cho thấy diễn biến giảm trong các phiên gần đây, nhất là những phiên thị trường giảm điểm.
Lập luận của nhà đầu tư về hiện tượng này thể hiện hai quan điểm. Thanh khoản thấp trong những phiên giảm điểm là tín hiệu tốt, báo hiệu khả năng thị trường có thể xác lập đáy sau thời gian điều chỉnh.
Quan điểm thứ hai cho rằng, thanh khoản thấp cho thấy thị trường đang nghi ngờ xu hướng và chỉ cần thông tin xấu xuất hiện là thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh hơn.
Trong khi đó, một số kênh đầu tư khác như vàng đang tăng giá; nhiều dự án nhà đất thu hút dòng tiền của giới đầu tư...
Dù vậy, thanh khoản, mặt bằng giá chứng khoán đang được hậu thuẫn bởi lãi suất ngân hàng thấp hơn trước.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng của VCB chỉ là 3,7%/năm, 6 tháng là 4,4%/năm và kỳ hạn 1 năm là 6%/năm, trong khi không ít cổ phiếu niêm yết mang lại cho nhà đầu tư mức lợi nhuận cao, riêng tỷ suất cổ tức cũng cao hơn lãi tiền gửi ngân hàng.
Tuy nhiên, kênh trái phiếu doanh nghiệp hút dòng tiền khá mạnh. Theo báo cáo của SSI, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm 2020 đến nay ước tính ở mức 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp, tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.
So với lãi suất tiền gửi tốp đầu, lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cao hơn 0,8 - 1,7%/năm.
Nếu loại trừ số trái phiếu mà các ngân hàng đang nắm giữ tính đến 31/3/2020, thì lượng trái phiếu doanh nghiệp do các tổ chức phi tín dụng, cá nhân nắm giữ vào khoảng 385.000 tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng tiền gửi toàn hệ thống và gần bằng quy mô tiền gửi của Sacombank - ngân hàng có thị phần huy động lớn thứ hai sau VietinBank.
Nhìn vào các thông tin kinh tế vĩ mô, điểm bất lợi hiện nay là kế hoạch mở lại đường bay quốc tế đang gặp thách thức.
Trong khi đó, vào thời điểm thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh, rất nhiều kỳ vọng vào kịch bản nền kinh tế sẽ phục hồi trong quý III nhờ kết thúc giãn cách xã hội và kết nối giao thông với các nước.
Làn sóng dịch bệnh Covid-19 trên thế giới tiếp tục tăng cao khiến kỳ vọng về việc nối lại giao thương trở nên xa vời.
ây là thách thức với nhiều doanh nghiệp đã lập và thông qua kế hoạch kinh doanh vào đầu quý II, khi đó thông tin về làn sóng thứ hai của Covid-19 chưa xuất hiện rõ ràng và có những đề xuất về nối lại đường bay quốc tế trong tháng 7.
Hiện tại, khi tình hình giãn cách giữa các quốc gia kéo dài hơn dự kiến, không ít nhà đầu tư bắt đầu hoài nghi về khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của các doanh nghiệp, nhất là khối ngân hàng, xuất khẩu và bất động sản.
Theo đó, cơ hội đầu tư quý III có thể không nhiều, nhà đầu tư sẽ thận trọng khi lựa chọn các mã cổ phiếu, với chiến lược "giao dịch nhanh", nhằm tránh rủi ro khó tiên lượng.
Có nên rút tiết kiệm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp? Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp có lợi tức đang thu hút khá nhiều lượng tiền từ các kênh đầu tư trong đó có tiền gửi từ ngân hàng khiến nhiều người lo ngại. Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tới cuối tháng 6/2020, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài...