Bốn “trọng bệnh” của nền giáo dục Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Theo GS-TSKH Trần Ngọc Thêm – Chủ tịch Hội đồng KH – ĐT Đại học Quốc gia TPHCM, Uỷ viên Hội đồng Lý luận T.Ư, hiện giáo dục Việt Nam đang mắc 4 trọng bệnh: Bệnh thành tích, bệnh cào bằng, bệnh suy dinh dưỡngbệnh gian dối.

Hội nghị BCH Trung ương lần thứ sáu đã xem xét, thảo luận về đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và đề án phát triển KH&CN. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với GS-TSKH Trần Ngọc Thêm – Chủ tịch Hội đồng KH – ĐT Đại học Quốc gia TPHCM, Uỷ viên Hội đồng Lý luận T.Ư – về hai nội dung trên.

GS vào thẳng vấn đề:

- Trước hết, về thực trạng giáo dục, tôi xin được nói thẳng thắn là hỏng ở các cấp học, trên khắp các bình diện, hỏng một cách căn bản và toàn diện. Chính vì thế nên Đảng, Nhà nước và tất cả người dân đều dễ dàng thống nhất với nhau về việc đổi mới giáo dục và đào tạo một cách căn bản và toàn diện như một nhu cầu cấp bách. Giáo dục VN theo tôi đang mắc 4 trọng bệnh: Bệnh thành tích, bệnh cào bằng, bệnh suy dinh dưỡng và bệnh gian dối.

Bệnh thành tích rất nặng ở khối phổ thông, giáo viên muốn lớp mình giỏi nên cho toàn điểm 9 – 10. Trường muốn thành tích cao, ngành cũng vậy. Cả nước chạy theo thành tích, lúc nào cũng muốn có nhiều trường đại học, có nhiều người tốt nghiệp. Điều này cho thấy người VN hiếu danh hơn hiếu học, tình trạng học giả, dạy giả, bằng thật rất nhiều, còn học thật mà không nhất thiết cần bằng thì rất ít.

Bệnh cào bằng dẫn đến tình trạng mở trường theo phong trào, tỉnh nào cũng có trường ĐH nhưng không có đủ giảng viên. Hiện đại hóa theo phong trào, trường nào cũng chuyển sang học chế tín chỉ, trong khi rất ít trường đáp ứng được những điều kiện tối thiểu để làm tín chỉ. Cào bằng đánh giá chất lượng, cái gì cũng làm nhưng không phân hóa rõ ràng chất lượng, kết quả. Quản lý khung học phí cũng cào bằng, dẫn đến tình trạng tất cả các cơ sở đào tạo đều thiếu kinh phí. Bệnh suy dinh dưỡng chính là cái gốc của vấn đề giáo dục. Cơ sở vật chất của các trường thiếu và lạc hậu. Lương giáo chức quá thấp, không đủ sống nên quá nửa số giáo viên không an tâm với nghề. Nhà nước đầu tư 20% tổng ngân sách cho giáo dục, nhưng số tiền này đi vào cơ sở hạ tầng gần hết, thành ra vẫn như muối bỏ biển.

Bệnh gian dối là hệ quả của tất cả ba bệnh trên. Bệnh thành tích là nguồn gốc đầu tiên dẫn đến gian dối. Các con số tốt nghiệp cao hằng năm là gian dối. Bệnh cào bằng dẫn đến gian dối. Có phong trào nhưng hữu danh vô thực, cái gì cũng có nhưng không có gì chất lượng cao. Bệnh suy dinh dưỡng càng sinh ra gian dối. Trường nào cũng tìm đủ mọi lý do cao cả để tăng các hệ đào tạo, tăng số lượng SV; báo cáo tỉ lệ số SV trên một giảng viên gian dối – tất cả thực chất cốt để thu học phí lấy tiền nuôi cán bộ, nuôi trường.

Từ 4 bệnh này sinh ra đủ mọi hậu quả tệ hại: Chất lượng giáo dục xuống cấp, đạo đức học đường xuống cấp, nguồn nhân lực do hệ thống giáo dục cung cấp cho xã hội thiếu tính sáng tạo, khả năng nghiên cứu hạn chế nên KHCN trì trệ; năng lực thực hành thấp.

Bốn trọng bệnh của nền giáo dục Việt Nam - Hình 1

Việc đổi mới giáo dục và đào tạo một cách căn bản và toàn diện là một nhu cầu cấp bách. (Ảnh: Hải Nguyễn)

Đã có nhiều chuyên gia chỉ ra bệnh của giáo dục VN. Đối với 4 trọng bệnh mà Giáo sư vừa chẩn, xin hỏi có cứu chữa được không, nếu có thì cần bốc thuốc thế nào?

- Trước hết là cần xác định lại mục tiêu, phải căn cứ vào hệ giá trị định hướng của con người VN trong giai đoạn toàn cầu hóa, công nghiệp hóa mà xác định mục tiêu. Để tránh bệnh thành tích thì mục tiêu trước hết của giáo dục chưa phải là số lượng, mà phải là chất lượng. Sản phẩm hàng hóa kém chất lượng còn dùng tạm được, chứ sản phẩm giáo dục mà kém chất lượng thì thà đóng cửa trường còn hơn, vì càng cho ra nhiều bao nhiêu thì càng gây nguy hại cho xã hội bấy nhiêu.

Liều thuốc giải pháp phải vừa đủ bao quát để không sa đà vào những chuyện vụn vặt, đồng thời phải vừa đủ cụ thể để đảm bảo triển khai đúng hướng. Theo tôi, nên tập trung vào 5 nhóm giải pháp, gồm: Tổ chức hệ thống giáo dục; xây dựng nhân lực làm giáo dục; tăng cường vật lực cho giáo dục; thay đổi cơ chế giáo dục và đảm bảo chất lượng của hoạt động giáo dục.

Video đang HOT

Để tránh cào bằng, tổ chức hệ thống giáo dục cần chú trọng không chỉ phân hệ, phân cấp mà còn phải phân tầng giáo dục, mỗi tầng mỗi hệ có mục tiêu khác nhau và do vậy, cách quản lý, cách đầu tư, mức độ tự chủ cho phép phải rất khác nhau. Chẳng hạn, việc học trước hết phải có mục tiêu, học làm người rồi sau mới là học tri thức và học phương pháp làm việc. Cho nên, các cấp học đầu tiên phải thật coi trọng việc dạy làm người. Thầy cô mà chạy theo thành tích thì học trò sẽ chỉ học được cách gian dối, đối phó; thầy cô mà chỉ đòi hỏi học thuộc lòng, bắt học trò viết văn theo đúng mẫu cho sẵn thì sẽ triệt tiêu luôn tính sáng tạo.

Từ mẫu giáo, tiểu học lên THCS, THPT, vai trò của chức năng học làm người sẽ giảm dần, vai trò của học tri thức phải tăng dần. Nhưng từ THPT lên ĐH, sau ĐH, vai trò học tri thức nên giảm dần, mà vai trò học phương pháp phải tăng dần. Và bao trùm lên, tuy mục tiêu của mỗi giai đoạn mỗi khác nhau, nhưng những yêu cầu về hệ thống giá trị thì phải xuyên suốt. Tiểu học cũng phải chú trọng dạy tư duy sáng tạo, và ĐH cũng không được quên dạy làm người.

Về nhân lực giáo dục, có thể nói toàn bộ sự xuống cấp trầm trọng của giáo dục hiện nay trước hết có nguyên nhân từ giáo dục phổ thông quá kém. Trình độ, năng lực, bản lĩnh các thầy cô dạy phổ thông hạn chế là do chất lượng đầu ra của ngành sư phạm kém. Đầu ra kém là vì số lượng và chất lượng đầu vào ngành sư phạm ngày càng ít và thấp. SV không chọn ngành sư phạm là do cơ hội kiếm việc làm thấp, thu nhập thấp, địa vị nhà giáo không được tôn trọng. Không chỉ ngành sư phạm mà chất lượng SV tốt nghiệp tất cả các ngành ĐH đều ngày càng kém đi. Lý do rất đơn giản: Nhìn tấm gương các thầy, các giáo sư được đối xử như thế, SV giỏi không mấy ai chịu ở lại trường. Cái gốc của nhân lực giáo dục nằm ở chất lượng giáo viên ĐH. Cho nên giải pháp chính là, muốn có thầy cô phổ thông giỏi phải có thầy cô ĐH chất lượng, muốn có thầy cô cả phổ thông lẫn ĐH chất lượng thì giáo viên phải có thu nhập đủ sống mà không cần phải dạy thêm, đồng thời phải quản lý tốt để đảm bảo lao động cả về số lượng lẫn chất lượng.

Đến đây ta đã đụng chạm đến vấn đề mấu chốt của mấu chốt là vật lực giáo dục. Không có quốc gia nào mà nhà nước bao cấp được toàn bộ nền giáo dục. Việc xã hội hóa giáo dục nhằm đến nhiều mục tiêu, nhưng trong đó có mục tiêu huy động nguồn lực tài chính, đến lượt mình, việc đó liên quan đến chuyện kinh tế thị trường. Đừng né tránh mà nên công khai thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại hình nhà trường, trong đó có loại trường hoạt động vì lợi nhuận. Chỉ có điều khác là thị trường kinh tế thì điều tiết bằng giá cả, còn thị trường giáo dục phải điều tiết bằng chất lượng. Bên cạnh đó, cần sử dụng thêm nhiều giải pháp khác để thu hẹp phạm vi bao cấp của ngân sách để nâng chất lượng đầu tư, ví dụ: Cổ phần hóa, phân tầng và cho mở trần học phí đối với một số loại trường (theo kiểu trường đại học quốc tế).

Về cơ chế giáo dục, tăng cường hơn nữa việc tự chủ là một giải pháp sẽ giúp giải quyết cả chất lượng lẫn tài chính. Nếu cứ cho “bú mớm” mãi mà không tăng cường tự chủ, phân cấp quản lý, cởi trói cho giáo dục thì giáo dục sẽ không thể cất cánh được. Tuy nhiên, nếu tự chủ tràn lan, cào bằng thì cũng rất nguy hiểm. Các trường ĐH chưa đủ tầm thì không nên cho tự chủ đại trà, nhưng trường lớn thì không thể trói buộc bởi nhiều cơ chế. Tăng cường dân chủ trong giáo dục cũng là một giải pháp khác về cơ chế. Cuối cùng, hoạt động giáo dục phải đảm bảo chất lượng. Tư tưởng của nhiều thầy cô rằng điểm chẳng là gì cả, nên cấp phổ thông thì cho rộng tay để có thành tích, cấp ĐH và sau ĐH cho rộng tay để thu hút SV là nguy hại vô cùng cho tương lai của giáo dục nước nhà.

Tại một cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ QH gần đây có nêu ra vấn đề là chúng ta có hàng chục ngàn tiến sĩ, 9.000 giáo sư nhưng ít có phát minh, sáng chế, trong lúc nông dân lại làm được điều đó, Giáo sư có nhận định gì về thực tế này?

- Xin được nói ngay, nghiên cứu khoa học có hai loại: Nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu cơ bản có thể đi trước thời đại rất nhiều, nhưng nghiên cứu ứng dụng thì ngược lại, phải gắn với nhu cầu xã hội. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học và chương trình đào tạo chưa sát thực tế, chưa nắm bắt nhu cầu từ sản xuất, đời sống. Tôi xin mở rộng thêm, xuất phát từ quan sát bề ngoài, lâu nay nhiều người cho rằng người Nam Bộ không chịu học cao, nhưng không thấy nguyên nhân là vì người Nam Bộ vốn thiết thực, nên họ sẵn sàng tự học để có những kiến thức họ cần chứ không chịu mất thời gian ngồi học những thứ viển vông.

Chúng ta từng chứng kiến các kỹ sư “hai lúa” Nam Bộ như Trần Văn Dũng ở Trà Vinh chế tạo máy hút bùn bán khắp cả nước; Năm Hiếu ở Cần Thơ chăm sóc mai tết không rụng, mỗi mùa thu mấy tỉ đồng; “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy – Tư Lũy gây kinh ngạc cho giới kỹ sư chuyên nghiệp.

Vậy thì làm cách nào để các nhà khoa học làm ra được những sản phẩm công nghệ áp dụng được vào thực tiễn đời sống, thưa Giáo sư?

- Kinh nghiệm của thế giới là phải kết hợp 3 chức năng: Nghiên cứu khoa học – đào tạo – gắn kết với sản xuất trong một loại trường gọi là đại học nghiên cứu (Research University). Trong khi ở tất cả các trường ĐH của ta, kể cả hai ĐH quốc gia, vì lý do kinh tế nên đều coi nhiệm vụ đào tạo là chính, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là phụ. Lãnh đạo các trường chỉ thích giữ biên chế giảng dạy, bởi vậy mà nghiên cứu viên rất ít hoặc không có. ĐH nghiên cứu là loại trường có hai lực lượng cán bộ với tỉ lệ trách nhiệm khác hẳn nhau: Cán bộ giảng dạy dành khoảng 70% thời gian cho giảng dạy 30% cho nghiên cứu; và cán bộ nghiên cứu dành khoảng 70% thời gian cho nghiên cứu 30% cho giảng dạy. Đây là loại trường đào tạo đội ngũ lãnh đạo cho quốc gia và nguồn nhân lực tinh hoa cho đất nước. ĐH nghiên cứu là chìa khóa cho việc xây dựng nền kinh tế tri thức, đưa đất nước vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Đức là nước đề xuất ra mô hình ĐH nghiên cứu từ thế kỷ 19, nhờ các trường này mà Đức vượt lên trở thành quốc gia mạnh hàng đầu Châu Âu vào đầu thế kỷ 20. Chính các ĐH nghiên cứu đã giúp Mỹ giữ vững vị trí đứng đầu thế giới. Trung Quốc thực hiện quyết liệt việc xây dựng ĐH nghiên cứu từ năm 1995; Nga đưa ĐH nghiên cứu vào Luật Giáo dục từ năm 1996, thực hiện quyết liệt từ năm 2009. Thái Lan cũng làm từ năm 2009. VN không thể không xây dựng ĐH nghiên cứu, do vậy làm sớm chừng nào tốt chừng ấy.

- Xin cảm ơn Giáo sư.

Theo Lao Động

Thấy gì khi thí sinh 'viết lại Lịch sử'?

"Là giáo viên dạy Sử, đã từng coi và chấm thi môn Sử - tôi khẳng định rằng: Sự hiểu biết kém cỏi và những lời dám "viết lại Lịch sử" của nhiều thí sinh không chỉ xảy ra trong một kỳ thi".

Thấy gì khi thí sinh viết lại Lịch sử? - Hình 1

Sốc với lỗi ngớ ngẩn

Có thể dẫn dụ một số câu "viết lại lịch sử" của học sinh trong bài thi như: "Năm 1945 chúng ta đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", "Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1975 đã cùng Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân chiến thắng Điện Biên phủ ", "Năm 1975 nhân dân ta bầu Nguyễn Ái Quốc lên làm Chủ tịch nước", "Nhật Bản có bom nguyên tử để doạ Liên Xô", "Nhật Bản là thành viên sáng lập tổ chức ASEAN " ...

Vấn đề là do nhiều lý do tế nhị kèm theo những "quy chế bất thành văn" trong các Hội đồng chấm thi của ngành giáo dục nên chúng ta vẫn cứ che dấu những yếu kém đó. Chỉ có những giáo viên trực tiếp làm nhiệm vụ chấm thi thì họ mới có dịp "mục sở thị" và đối mặt với thực tế phũ phàng đó và rất ít trong số họ lên tiếng (vì nhiều lý do khác nhau) trước công luận sau khi kết thúc nhiệm vụ.

"Bệnh thành tích" trong giáo dục không những không "chữa" được mà đã ăn sâu vào ý thức và hành động trong thi cử khiến người ta không dám đối mặt với nó, né tránh nó, không muốn "vạch áo cho người xem lưng".

Đọc những thông tin "viết lại Lịch sử", không chỉ là những người quan tâm đến môn Lịch sử mới thấy sốc, mà có lẽ tất cả những người quan tâm đến giáo dục Việt nam đều thất vọng.

Vẫn biết rằng đó là những trường hợp cá biệt, không đại diện cho số đông thí sinh dự thi. Với những lỗi "ngớ ngẩn" đó thì không thể đổ lỗi cho chương trình và nội dung sách giáo khoa hay đề thi và đáp án, cũng không thể quy trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên dạy Sử. Thực chất đó là sự lười biếng, thiếu trách nhiệm trong học tập và tu dưỡng của những thí sinh này.

Điều khiến dư luận băn khăn là tại sao có những thí sinh yếu kém về kiến thức Lịch sử như vậy mà vẫn đăng kí dự thi ĐH khối C?

Lỗ hổng định hướng, phân luồng

Khi tiếp xúc với nhiều phụ huynh và thí sinh dự thi, chúng tôi nhận được nhiều cách lí giải mà các nhà giáo dục phải suy ngẫm. Quan niệm chung là đã mất công học 12 năm đến khi tốt nghiệp thì phải dự thi ĐH cho biết, đậu hay trượt không quan trọng, chỉ coi đó là một cuộc dạo chơi.

Khi được hỏi tại sao không chọn khối khác để đăng kí mà lại đăng kí khối C thì nhiều thí sinh cho rằng: Vì thi các khối khác mà không biết gì thì dễ để giấy trắng với điểm không tròn trịa. Còn thi khối C vốn là những môn tự luận nên còn may ra trúng tủ, hoặc ít ra cũng "bịa" được chút ít tránh để giấy trắng.

Hệ quả của việc "sáng tạo" Lịch sử là những bài làm "gây sốc" còn tệ hại hơn cả để giấy trắng.

Dưới góc độ giáo dục thì việc phân luồng và công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông còn hạn chế, nên nhiều học sinh ảo tưởng, phụ huynh thì không biết được năng lực thực sự của con em mình. Từ đó không có được sự định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, cứ đăng kí dự thi theo kiểu may rủi, gây tốn kém tiền bạc cho gia đình và góp phần tạo nên không khí nặng nề cho kì thi.

Với những thí sinh đó thì không chỉ có môn Lịch sử mới có những câu "ngớ ngẩn", mà tất cả các môn đều trong tình trạng như vậy. Vì thực chất kiến thức đã bị hổng toàn bộ và chỉ có những kì thi kiểu " sự cố Đồi Ngô" thì may ra mới đậu.

Thực trạng trên cho thấy một bộ phận học sinh phổ thông lười biếng, kiến thức hổng nhưng vẫn có ảo tưởng thi ĐH. Họ lựa chọn thi khối C không phải do năng lực hay sở thích, mà chỉ là sự lựa chọn mù mờ theo kiểu may rủi.

Qua tìm hiểu thực tế ở trường phổ thông thì không phải tất cả các thí sinh đăng kí dự thi khối C đều có năng lực học các môn khoa học XH-NV, mà có một bộ phận không nhỏ do không có năng lực thi khối nào thì đăng kí khối C. Ngược lại, có nhiều em có năng lực học các môn khoa học XH-NV thực sự thì khối C cũng không phải là sự lựa chọn số một.

Đó là một thực trạng đáng buồn về sự xuống cấp của các ngành khoa học XH-NV trong hệ thống giáo dục nước ta hiện nay khiến cho các nhà giáo dục và quản lí phải suy ngẫm?

Cần nhìn thẳng, nói thật

Để chấm tình trạng đó, GS.TS.NGND Phan huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học Lịch Sử Việt Nam khẳng định : "Đã đến lúc Bộ GD-ĐT cần nhìn thẳng, nói thật và làm thật, cần có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ từng bước thay đổi thực tế này. Với tư cách là một tổ chức tư vấn và phản biện, chúng tôi cùng với các chuyên gia, các nhà giáo sẽ thẳng thắn "giải phẩu" căn bệnh này, lý giải nguyên nhân và tìm ra những giải pháp trong Hội thảo quốc gia sắp tới tại Đà Nẵng vào tháng 8/2012. Vấn đề quan trọng là sau hội thảo, đã nói thì phải làm chứ đừng "đánh trống bỏ dùi".

Trước khi nhà nước có một cơ chế toàn diện từ đào tạo đến tuyển dụng để nâng cao chất lượng các môn khoa học XH-NV, thì ngành giáo dục và các địa phương, các nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hướng nghiệp, phân luồng ở bậc học phổ thông.

Đồng thời, cải tiến cách ra đề thi và đáp án của các môn XH-NV, nhất là môn Lịch Sử, có cơ chế thông thoáng hơn gắn liền với những quyền và lợi để thu hút học sinh giỏi thi vào các ngành thuộc khối khoa học XH-NV.

"Thay đổi tư duy", "thay đổi nhận thức" - là những cụm từ thường xuyên xuất hiện đầu tiên trong các đề xuất cải cách, chấn hưng giáo dục. Nói đến "nhận thức" của môn học Lịch Sử , nhiều người trong giới giáo dục đều khẳng định rằng: Cần bắt đầu trong việc chấn chỉnh cách nhìn nhận về vị trí môn Sử trong chức năng giáo dục con người.

Là giáo viên dạy Sử, chúng tôi chỉ tâm niệm rằng, đừng coi môn Sử là "môn phụ" và hãy luôn đặt đúng vị trí cho môn Lịch sử?

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xaoTranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao01:01Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy00:47Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổiCậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi00:20Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:21Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm00:591 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:21Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!00:19Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02

Tin đang nóng

Bức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹBức ảnh làm lộ chuyện 2 con Từ Hy Viên bị bỏ bê nghiêm trọng sau khi đột ngột mất mẹ
18:37:38 07/02/2025
Mừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờMừng thọ bố xong, con trai đưa yêu cầu khiến cả nhà sững sờ
17:12:44 07/02/2025
Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm
17:51:11 07/02/2025
Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến TreĐiều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
18:43:05 07/02/2025
Nam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nàoNam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nào
19:57:56 07/02/2025
Bị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sátBị truy đuổi, tên trộm bơi qua sông nhưng không thoát nên dùng dao tự sát
20:28:02 07/02/2025
Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3Nam diễn viên mẫu mực số 1 showbiz bất ngờ dính tin ngoại tình với mỹ nhân kém 17 tuổi, đàng gái liên tục dính phốt người thứ 3
19:48:03 07/02/2025
Nghe lời vợ, con trai tôi bán hết nhà cửa xe cộ đi du lịch suốt 2 năm, ngày trở về con đưa ra yêu cầu khiến tôi điêu đứngNghe lời vợ, con trai tôi bán hết nhà cửa xe cộ đi du lịch suốt 2 năm, ngày trở về con đưa ra yêu cầu khiến tôi điêu đứng
17:50:52 07/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu làng hài từng bị chê xấu, lần đầu đạo diễn phim đã có doanh thu trăm tỷ

Hoa hậu làng hài từng bị chê xấu, lần đầu đạo diễn phim đã có doanh thu trăm tỷ

Sao việt

21:18:07 07/02/2025
Hoa hậu làng hài lần đầu ra mắt với vai trò đạo diễn đã lọt ngay vào câu lạc bộ phim Việt có doanh thu trăm tỷ đồng, có thời điểm còn vượt cả phim của Trấn Thành.
Chủ website Fmovies phát tán phim lậu kiếm lợi hàng trăm nghìn USD

Chủ website Fmovies phát tán phim lậu kiếm lợi hàng trăm nghìn USD

Pháp luật

21:17:00 07/02/2025
Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Phan Thành Công, SN 1990 và bị can Nguyễn Tuấn Anh, SN 1990 (cùng trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội " Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan".
Nhóm nữ đại mỹ nhân dạo này: Thành viên bị chê kém sắc bùng nổ khí chất, bộ đôi visual khiến dân tình "mất máu"

Nhóm nữ đại mỹ nhân dạo này: Thành viên bị chê kém sắc bùng nổ khí chất, bộ đôi visual khiến dân tình "mất máu"

Nhạc quốc tế

21:14:14 07/02/2025
Được cư dân mạng Hàn gọi là nhóm nữ đại mỹ nhân và những ca sĩ tuyệt vời, aespa ngày càng cho thấy danh xưng này không phải để đùa
Tranh cãi giọng hát của Hoa hậu Thùy Tiên trong MV Top 1 Trending đang làm mưa làm gió Vpop

Tranh cãi giọng hát của Hoa hậu Thùy Tiên trong MV Top 1 Trending đang làm mưa làm gió Vpop

Nhạc việt

21:09:36 07/02/2025
Trên MXH, nhiều người cho rằng với giọng hát đang vô cùng da diết, đầy nức nở và cảm xúc của Erik xuyên suốt cả ca khúc thì phân đoạn của Thùy Tiên như lệch pha và kéo tụt mood khán giả.
Đã tìm ra danh tính cô gái 2k2 sở hữu thân hình gợi cảm đấu vật với nhà vô địch SEA Games gây sốt mạng xã hội

Đã tìm ra danh tính cô gái 2k2 sở hữu thân hình gợi cảm đấu vật với nhà vô địch SEA Games gây sốt mạng xã hội

Netizen

21:05:22 07/02/2025
Mới đây trên mạng xã hội lan truyền video đấu vật tại lễ hội đầu năm tại Bắc Ninh. Cô gái sinh năm 2002 gây chú ý khi đấu vật với VĐV từng 2 lần giành HCV SEA Games.
Van Dijk chơi xấu với Richarlison nhưng không phải nhận thẻ phạt

Van Dijk chơi xấu với Richarlison nhưng không phải nhận thẻ phạt

Sao thể thao

21:03:46 07/02/2025
Rạng sáng 7/2, Van Dijk thúc cùi chỏ vào mặt Richarlison nhưng không phải nhận thẻ phạt ở bán kết lượt về Carabao Cup.
6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

6 yếu tố rủi ro có thể gây tăng huyết áp

Sức khỏe

21:00:27 07/02/2025
Hầu hết trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ qua đo huyết áp tại nhà hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Tôi được tận mắt chứng kiến 5 món đồ "đỉnh nóc, kịch trần" do một tay bố sắm

Tôi được tận mắt chứng kiến 5 món đồ "đỉnh nóc, kịch trần" do một tay bố sắm

Sáng tạo

20:23:01 07/02/2025
Về quê ăn Tết Nguyên đán, tôi lác mắt vì những món đồ bố mua: Siêu cấp tiện lợi, tiết kiệm nhiều sức nhiều tiền!
Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Tin nổi bật

20:00:38 07/02/2025
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu, đặc điểm của loại tội phạm này là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng...
Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

Gia tộc Trump và những dự án triệu đô ở Trung Đông

Thế giới

19:56:51 07/02/2025
Mọi người mà tôi đã nói chuyện đều thích ý tưởng Mỹ sở hữu mảnh đất đó, phát triển và tạo ra hàng nghìn việc làm với một thứ gì đó sẽ tuyệt vời , nhà lãnh đạo Mỹ cho biết thêm.
Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online

Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online

Góc tâm tình

17:59:48 07/02/2025
Hầu như ngày nào vợ tôi cũng có 1-2 đơn hàng gửi về nhà, hầu hết là quần áo, váy vóc, mỹ phẩm, có những cái tôi chưa thấy vợ dùng bao giờ.