Bốn thí sinh đầu tiên đỗ đại học
Đó là các thí sinh đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia và đã được tuyển thẳng vào ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn.
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn vừa có công văn gửi Sở GD – ĐT Hà Nội về việc thông báo danh sách thí sinh được tuyển thẳng trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2013.
Danh sách các thí sinh tại Hà Nội được tuyển thẳng vào ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn.
Bốn thí sinh được tuyển thẳng gồm:
Nguyễn Đức Anh (12/7/1995), nơi sinh quận Cầu Giấy, Hà Nội, đạt giải Nhì HSG quốc gia môn tiếng Pháp; tuyển thẳng vào ngành Quốc tế học.
Nguyễn Hoa Hạ (26/11/1995), nơi sinh huyện Đan Phượng, Hà Nội; đạt giải ba HSG quốc gia môn Ngữ văn; tuyển thẳng vào ngành Báo chí.
Hà Vũ Mai Linh (14/7/1995), nơi sinh quận Đống Đa, Hà Nội; đạt giải ba HSG quốc gia môn Ngữ văn; tuyển thẳng vào ngành Báo chí.
Nguyễn Thùy Linh (16/7/1995), nơi sinh huyện Chương Mỹ, Hà Nội; đạt giải ba HSG quốc gia môn Lịch sử; tuyển thẳng vào ngành Lịch sử.
Được biết, trước ngày 15/8, Hội đồng tuyển sinh nhà trường sẽ gửi giấy triệu tậptrúng tuyển cho thí sinh trúng tuyển theo địa chỉ liên hệ ghi trong hồ sơ đăng kýtuyển thẳng của thí sinh.
Theo VNE
Lớp luyện thi sống cùng thủ khoa 100% đỗ đại học
Tại đây, các bạn học sinh không chỉ được các thủ khoa của nhiều trường ĐH top đầu luyện thi mà còn có thể hỏi bài các anh chị ngay trong bữa ăn hay trước khi đi ngủ.
Ăn - học - ngủ cùng thủ khoa
Ý tưởng thành lập lớp luyện thi đặc biệt này chính là chàng trai Đinh Quang Cường, sinh viên ĐH Ngoại thương Hà Nội, Chủ nhiệm CLB Gia sư thủ khoa.
Video đang HOT
Đinh Quang Cường.
Khi còn là chàng sinh viên năm thứ nhất, do hoàn cảnh khó khăn, Cường phải đi gia sư để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Chính thời gian đó đã giúp chàng trai này nảy sinh ý tưởng thành lập CLB Gia sư thủ khoa cũng như lớp luyện thi đặc biệt này.
Cường chia sẻ: "Cách đây 3 năm, mình có đi dạy kèm bốn bạn học sinh lớp 12 tại xã Võng La (Đông Anh) cách ĐH Ngoại thương 16-17km. Tuy nhiên, sau khi thi tốt nghiệp, mình cảm thấy nếu chỉ học một tuần 3 buổi các em sẽ không kịp ôn tập vì đều đăng ký những trường top trên. Vì vậy, mình đã mạnh dạn xin phép bố mẹ cho các em sang ở cùng để học".
Tuy nhiên, ban đầu phụ huynh không cho phép, bởi ngoài việc học thêm Toán do Cường phụ trách, các em này còn tham gia các lớp luyện thi khác. Để giải quyết vấn đề đó, Cường bắt đầu nảy ra ý tưởng mời những người bạn thủ khoa của mình cùng tham gia giảng dạy. Lớp học nhanh chóng được các em học sinh yêu thích.
Do thái độ quyết liệt từ chính học sinh, nên các phụ huynh đã đồng ý gửi gắm con em của họ. Để đón các em sang ở cùng, Cường đã thuê 2 phòng nhà nghỉ, cùng sống và luyện thi cho các em. Năm đó, tất cả bốn em đều đỗ đại học nhưng Cường vẫn hơi tiếc nuối vì một bạn phải vào nguyện vọng 2.
Chính từ thành công đó, chàng sinh viên Ngoại thương đã mở rộng mô hình và thành lập lớp luyện thi Sống cùng thủ khoathu hút rất đông sĩ tử đăng ký.
Tuy nhiên, do cơ sở vật chất có hạn mỗi năm Cường và các bạn chỉ nhận luyện thicho khoảng vài chục học sinh được lựa chọn bằng cách thi tuyển đầu vào.
Cường cho biết: "Đối với những em thừa khả năng đỗ hoặc điểm đầu vào quá thấp so với trường đăng ký chúng mình đều không nhận. Đặc biệt, các em được chọn phải có ý thức, không đầu xanh, đầu đỏ".
Một trong những đợt thi sát hạch đầu vào của lớp luyện thi này.
Đúng như tên gọi, khi tham gia lớp luyện thi này, tất cả bạn học sinh và thủ khoatham gia giảng dạy đều phải xách vali đến ở tập trung tại một địa điểm.
Các học sinh sẽ được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm chỉ có 5-7 em điểm đầu vào tương đương nhau và sẽ do ba gia sư thủ khoa phụ trách. Mỗi ngày, thời gian dành cho luyện thi và tự học sẽ kéo dài khoảng 11 tiếng. Ngoài ra, các em sẽ có thời gian nghỉ ngơi, chơi thể thao để thư giãn.
Quang Cường cho rằng việc sống tập trung sẽ giúp các em tiết kiệm tối đa thời gian ôn luyện, không mất công phải di chuyển đi lại trên đường, mỗi ca học chỉ cách nhau 5 phút. Ngoài thời gian học, do sống cùng các thủ khoa, các em có thể tận dụng hỏi bài các anh chị ngay cả trong bữa ăn, khi chơi thể thao, thậm chí trước giờ đi ngủ.
Hơn nữa, các thủ khoa chủ yếu đều ở quê, hoàn cảnh khó khăn nhưng đã rất cố gắng để đạt được thành tích cao. Vì vậy đây là những thần tượng của các em học sinh lớp 12. Được sống cùng thần tượng sẽ giúp các em soi lại bản thân và luôn thúc giục mình phải cố gắng nhiều hơn.
Tham gia lớp học này, các học sinh cũng phải tuân thủ các quy định đặc biệt như cấm dùng điện thoại di động trong giờ, cấm truy cập internet, khi đi ra ngoài sẽ có giáo viên cùng đi để quản lý các bạn.
Tuy nhiên, do mỗi em một vùng miền, một tính cách, phông văn hóa, lối sống khác nhau nên không tránh khỏi mâu thuẫn khi tập trung sống cùng nhau.
Vì vậy, thay vì việc các thủ khoa sống riêng một phòng, các bạn đã cùng sống với các học sinh để quản lý, nhắc nhở và điều hòa những mâu thuẫn trong phòng. Mặc dù vậy, đa số các em đều có ý thức và tập trung chủ yếu vào việc học nên những tình huống ngoài ý muốn cũng rất ít khi xảy ra.
Ngoài lớp ôn thi cấp tốc sau kỳ thi tốt nghiệp THPT là sống cùng thủ khoa. Trong cả năm học, CLB Gia sư thủ khoa cũng tổ chức 5-7 em một nhóm để dạy gia sư quanh năm.
Không chỉ học kiến thức
Sau ba năm thực hiện mô hình lớp luyện thi Sống cùng thủ khoa, Đinh Quang Cường vui vẻ chia sẻ: "Tất cả các em học sinh của lớp đều đỗ đại học. Trong đó số lượng đỗ nguyện vọng 1 chiếm 80-90%".
Năm đầu tiên, 20/23 học sinh của lớp đỗ nguyện vọng 1 với nhiều trường đại họcdanh tiếng như Ngoại thương, Tài chính, Ngân hàng...
Đối với các thầy cô giáo trong CLB Gia sư Thủ khoa, thành công của học sinh chính là những dấu ấn không thể nào quên và là niềm vui giúp các bạn gắn bó và tâm huyết hơn với từng bài giảng.
Một kỷ niệm mà Cường cũng như các bạn trong nhóm vẫn nhớ như in đó là trường hợp em Nguyễn Ngọc Anh (học sinh THPT Ngô Quyền, Hải Phòng) đã bị cắt bỏ một phần não từ nhỏ nên không chịu được áp lực cao chỉ học được 30 phút phải nghỉ và rất hay quên.
Nhớ lại cậu học trò đặc biệt này, Cường tâm sự: "Khi được gia đình đưa đến và trình bày hoàn cảnh, chúng mình rất thương cậu bé này, ngoài ra còn muốn thử sức đối với những trường hợp đặc biệt nên đã nhận cậu bé này vào học".
Là người trực tiếp dạy môn Toán cho Ngọc Anh, Cường nhận thấy cậu bé này rất thông minh, kiến thức vững, chăm chỉ. Với nỗ lực của cả thầy và trò, Ngọc Anh đã thi đỗ khối D và hiện là sinh viên năm thứ hai ĐH Hà Nội.
Chia sẻ về lớp luyện thi đặc biệt này, Đinh Thị Mai (sinh viên năm thứ nhất khoa Kinh tế Quốc tế, ĐH Ngoại thương) cho biết: "Điểm thi sát hạch đầu vào em chỉ được hơn 20, nhưng sau một tháng học cùng các anh chị em không chỉ được truyền đạt kiến thức mà còn hỏi hỏi rất nhiều kinh nghiệm khi làm bài thi. Điều đó đã giúp em tự tin đạt 26 điểm".
Còn Nguyễn Hà My (sinh viên năm thứ hai khoa Kinh tế Đối ngoại, ĐH Ngoại thương) cũng từng học tại lớp luyện thi này kể lại: "Khi học cùng các anh chị chúng em được kèm cặp rất sát sao. Đối với từng môn, đoạn nào chưa hiểu em có thể hỏi và được giải đáp cặn kẽ, giúp em nhanh chóng học được phần tiếp theo. Vì vậy, khi sát hạch đầu vào em chỉ đạt 21, nhưng em đã đạt 25 điểm trong kỳ thi đại học".
Một điểm chung mà hai nữ sinh này nhận định về lớp học đó là việc được sống cùng các anh chị từng đạt giải quốc gia, thủ khoa, á khoa của nhiều đại học nổi tiếng với kiến thức và khả năng sư phạm tốt giúp các bạn hiểu bài rất nhanh.
Lớp học này không chỉ đem đến cho các bạn niềm vui đó là thực hiện ước mơ được bước chân vào giảng đường đại học của mình mà còn để lại nhiều kỷ niệm khó quên.
Đối với Hà My, cô gái đã lặn lội từ Hải Phòng lần đầu tiên xa nhà lên Hà Nội học thì những ngày tháng đó là kỷ niệm không thể nào quên. Hà My tâm sự: "Mấy ngày đầu tiên, vì nhớ nhà, em khóc suốt. Các chị thường xuyên phải động viên, dỗ dành, quan tâm, chính những tình cảm đó đã khiến em cảm thấy gắn bó với lớp học".
Đặc biệt, Hà My cho biết khi kiểm tra sát hạch đầu vào ngoài việc làm bài thi kiến thức, các bạn sẽ được trò chuyện với các anh chị trong câu lạc bộ để tìm hiểu về khả năng, những áp lực, vướng mắc mà mình gặp phải để tìm cách giải quyết.
Nhớ lại khoảng thời gian này, cả hai bạn đều khẳng định điểm mạnh của mô hìnhluyện thi này đó chính là được học 24/24 với những người rất giỏi, thân thiết, nhiệt tình và giống như được ở cùng thần tượng.
Khắt khe tuyển giáo viên
Để khẳng định được thương hiệu như hiện nay, CLB Gia sư thủ khoa đã phải nỗ lực hết mình để đảm bảo chất lượng bởi hiện nay các trung tâm luyện thi đại học tại Hà Nội "mọc lên như nấm".
Yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công đó chính là đội ngũ giáo viên được tuyển chọn kỹ lưỡng, khắt khe.
Chủ nhiệm CLB Định Quang Cường chia sẻ việc lựa chọn giáo viên đứng lớp không hề đơn giản: "Không phải thủ khoa nào cũng có kinh nghiệm sư phạm, vì vậy dù có rất nhiều bạn đăng ký nhưng chúng mình phải lựa chọn rất kỹ lưỡng và tập huấn trước khi đứng lớp.
Đầu tiên, các bạn sẽ dạy lớp 1 kèm 1 trước để thử khả năng sau đó mới nâng dần lên. Bên cạnh đó, nhiều bạn Á khoa và học sinh giỏi quốc gia các môn vẫn có thể được nhận vào câu lạc bộ nếu có phương pháp sư phạm tốt".
Vì vậy, sau 4 năm hoạt động, đến nay câu lạc bộ chỉ có 13-15 gia sư chính, và khoảng 30 công tác viên. Là người chịu trách nhiệm quản lý chính, Cường chia sẻ: "Mặc dù là bạn bè của nhau nhưng chúng mình luôn quan niệm trong công việc thì phải chuẩn". Học sinh bây giờ khác ngày xưa, vì vậy các em cũng thể hiện cái tôi của bản thân rõ hơn. Nhiều bạn nghiêm quá các em cũng không thích, "chém gió" quá cũng không thích.
Để giúp các học sinh thực sự thoải mái và tiếp thu tốt nhất, Cường bật mí về phương pháp sử dụng giáo viên đặc biệt của mình: "Sau mỗi ngày học, em đều cho bỏ phiếu đánh giá giáo viên, nếu hơn 30% không thích thì phải đổi, điều chuyển để tạo tâm lý thoải mái nhất cho các em. Sau mấy buổi đầu là các em ổn định".
CLB Gia sư thủ khoa còn tổ chức chương trình tiếp sức, tư vấn mùa thi tại nhiều trường THPT.
Chia sẻ dự định trong tương lai, Đinh Quang Cường cho biết câu lạc bộ sẽ viết khoảng sách tham khảo các môn Toán, Lý, Hóa, Anh dựa trên giáo trình, giáo án giảng dạy trong 4 năm qua, bán trên 64 tỉnh thành để các học sinh tham khảo. Bên cạnh đó, câu lạc bộ thủ khoa sẽ tổ chức lớp học quanh năm, xây dựng nhóm học sinh nhỏ khoảng 10 học sinh ở TP.HCM để thử nghiệm.
Với những thành công hiện nay, chàng trai này không giấy được sự xúc động khi nhìn lại chẳng đường 4 năm qua: "Cuộc sống của mình và các bạn trong CLB đã thay đổi rất nhiều. Bản thân mình đã có thể tự lập về tài chính và bỗng dưng trở thành người nổi tiếng khi được rất nhiều em học sinh và phụ huynh biết đến. Mặc dù là sinh viên khoa kinh doanh quốc tế, nhưng ngã rẽ chuyển sang giáo dục như một cơ duyên. Đặc biệt, mình luôn cảm thấy hạnh phúc với công việc này".
AN HOÀNG
Theo Infonet
Giúp học sinh tìm cơ hội vào ĐH Anh Quốc Đỗ đại học, được học tập và nghiên cứu trên giảng đường Anh quốc là đích ngắm của nhiều học sinh THPT năm nay. Bởi lẽ uy tín và chất lượng đào tạo chuẩn mực của nền giáo dục Anh quốc từ lâu đã thu hút mối quan tâm của học sinh và các bậc phụ huynh. Nhưng làm thế nào để tìm...