Bồn nước đè chết người: Bao giờ hết những quả bom nước trên đầu dân?
Rất nhiều vụ bồn nước rơi đè chết người nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có qui định cụ thể nào quản lý vấn đề này.
Ra phố hay vào bất kỳ ngõ ngách nào ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM… ngước lên là thấy ngay “chềnh ềnh” những cái bồn nước treo, gá vào tường nhà hoặc đặt ở những nơi sát mép tường. Sẽ chẳng có ai để ý và thấy lo sợ nếu không từng xảy ra những vụ bồn nước nặng cả tấn bỗng dưng vào một ngày đẹp trời không gió bão lăn “tòm” xuống nhà dân. Những vụ việc thế này, may mắn thì chỉ hư hỏng nhà cửa, tài sản, đau lòng hơn là đã cướp đi cả mạng sống của không ít người.
Nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra vì bồn nước bị rơi
Vụ bé gái 8 tháng tuổi bị bồn nước rơi đè chết thương tâm những ngày qua khiến dư luận xót xa nhưng cũng không khỏi lo lắng cho tính mạng của chính mình khi xung quanh họ còn cả triệu chiếc bồn nước như vậy. Và vụ việc này lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động với các nhà quản lý, rằng không thể mãi để người dân thích treo bồn nước chỗ nào thì treo, muốn làm gì với bình nước nhà mình thì làm.
Theo tìm hiểu, hiện chưa có bất kỳ quy định nào về vị trí lắp đặt các bồn nước ở khu dân cư. Người dân vẫn “mạnh ai nấy làm”, có chỗ trống lắp được là lắp. Chính vì thế mà người dân sáng tạo ra muôn kiểu treo bình nước bằng cách hàn thêm sắt, đổ thêm bê tông, khèo néo… mà không có bất kỳ một nghiên cứu, tính toán khoa học nào.
Video đang HOT
Các nhà quản lý có nhìn ra thực trạng này không? Xin trả lời là có. Nhưng tại sao lại chậm trễ ban hành văn bản, hướng dẫn và quản lý đến như vậy? Có phải vì đây không phải việc “cần làm ngay” vì lâu lâu mới xảy ra một vụ? Đô thị phát triển thì kéo theo rất nhiều vấn đề phát sinh cần quản lý. Người dân muốn cải thiện cuộc sống của mình đã phải tự mày mò, tìm cách khắc phục khó khăn. Có thể họ biết việc treo bình nước là nguy hiểm, tai họa có thể sập xuống bất kỳ lúc nào nếu đặt, treo không cẩn trọng, không đúng qui cách nhưng chả có ai cấm, chả có ai hướng dẫn họ làm. Có nhu cầu, cứ ra cửa hàng mua, rồi về đặt, treo, có nhân viên tư vấn, lắp đặt tức thì.
Người dân đã từng rất bất bình khi tại các công trường xây dựng để xảy ra các vụ tai nạn lao động khiến những người đi đường hay đi ngang qua công trình thiệt mạng, bị thương. Thế nhưng, bao nhiêu năm qua, hàng triệu cái bình nước treo lơ lửng “nguy hiểm” trên đầu dân có thể rơi bất cứ lúc nào, đe dọa tính mạng mọi người thì chẳng mấy ai quan tâm. Có lẽ, vì nó đã quá quen với người dân ở đô thị đến mức họ coi đó là điều hiển nhiên trong cuộc sống. Thế nhưng, ra đường ai có thể nói trước rằng, mình sẽ không là nạn nhân của những cái bình nước kia?!
Những cái chết lơ lửng trên đầu, không chỉ là từ các công trình xây dựng cao tầng, xây dựng trên cao… mà giờ đây, được bổ sung thêm một cái tên nữa với số lượng rất hùng hậu là “bồn nước treo”.
Lo lắng thì nhiều, nhưng những bồn nước inox thì vẫn cứ mọc lên từng ngày do nhu cầu sử dụng ngày một tăng. Với những chung cư lắp ghép, cũ nát, số lượng bồn nước sử dụng được người dân chất lên nhiều nên mức độ nguy hiểm càng lớn. Muôn hình, vạn trạng treo bình nước trên nóc nhà, cơi nới bên hông… Khi các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp, nếu không nói là đang bỏ mặc, thì người dân vẫn phải sống trong nguy cơ những “ quả bom nước” có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Đã đến lúc, phải có quy định về vị trí, tiêu chuẩn lắp đặt các bồn nước để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, chứ không thể cứ thả lỏng việc lắp đặt không theo quy trình, quy chuẩn kéo dài suốt thời gian qua./.
Vũ Hạnh
Theo_VOV
Hiểm họa từ các bồn nước inox ở những căn nhà cũ
Những bồn nước nặng hàng tấn trên các khu tập thể, chung cư cũ kỹ rất không an toàn, có thể gây họa cho nhiều người.
Khi các đơn vị chức năng vẫn chưa có biện pháp quản lý việc lắp đặt bồn nước inox thì nó vẫn mọc lên nhan nhản và đầy nguy cơ cướp đi sinh mạng của bất cứ ai, bất cứ khi nào.
15h ngày 4/9, trời nổi giông lớn, chị Ngô Đình Ly Ly (33 tuổi) nằm ru con gái Phạm Ngô Bình Ngân (8 tháng tuổi) trong phòng trọ tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP HCM. Bất ngờ, bồn nước 1.500 lít của ngôi nhà 4 tầng bên cạnh rơi thủng mái tôn phòng trọ khiến bé gái tử vong tại chỗ, người mẹ nguy kịch.
Bà Nguyễn Thị Nên (cạnh khu trọ) kể: "Lúc bé bị đè thì không nghe tiếng la gì hết. Ông Bảy kéo được Ly thì cô ấy khóc và hỏi em bé con đâu rồi".
Hiện nay, các bồn nước trên nóc khu tập thể, chung cư cũ chênh vênh ngay trên đầu người dân rất nguy hiểm. Những bồn chứa nước từ 1.000 đến 2.000 lít, khi đầy nước có thể nặng từ 1 đến 2 tấn trong khi giá đỡ chỉ được lắp ráp bằng các mối hàn. Để ngoài trời lâu năm, trải qua mưa nắng, chân đỡ rất dễ bung mối hàn và gây họa.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết: "Trong quản lý xây dựng, cơ quan chức năng chỉ cấp phép cho ngôi nhà, còn bồn nước được đặt như thế nào trong ngôi nhà thì người ta không quan tâm. Và không có quy định nào bắt buộc phải mua bảo hiểm cho bồn nước".
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP HCM chia sẻ: "Đối với những nhà sản xuất và những nhà cung ứng dịch vụ này, nên có những quy định coi đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu không sẽ rất khó xử lý".
Khi các đơn vị chức năng vẫn chưa có biện pháp quản lý việc lắp đặt bồn nước inox thì nó vẫn mọc lên nhan nhản và có nhiều nguy cơ cướp đi sinh mạng của bất cứ ai, bất cứ khi nào.
Theo_Zing News
'Bom nước' chực chờ gây họa Với trọng lượng lên đến hàng ngàn kg và được lắp đặt trên cao không tuân theo quy chuẩn nào, nhưng bồn chứa nước được ví như quả &'bom nước' có thể gây nguy hiểm cho người dân. Nhìn từ phía dưới luôn có cảm giác lo sợ vì "bom nước" có thể đổ sập xuống đầu bất cứ lúc nào Chiều 4.9...