Bốn hy vọng của ngành công nghệ khi Biden nắm quyền
Joe Biden có thể giảm căng thẳng, tạo sự ổn định cho ngành công nghệ, nhưng vẫn còn nhiều dấu hỏi với chính quyền của ông.
Các hãng tin Mỹ xướng tên Biden là tổng thống Mỹ thứ 46 và ông dự kiến lên nắm quyền ngày 20/1/2021. Nhiều doanh nghiệp đang hy vọng ông sẽ thực thi các chính sách giảm căng thẳng với Trung Quốc, đồng thời mang tới sự ổn định rất cần thiết cho ngành công nghệ hiện nay.
Biden tuyên bố chiến thắng hôm 7/11. Ảnh: Reuters .
Dù vậy, vẫn còn nhiều dấu hỏi với Biden, như cách ông sẽ xử lý những gã khổng lồ ngành công nghệ ở Mỹ, khả năng áp dụng chính sách nếu đảng Dân chủ không thể kiểm soát Thượng viện Mỹ… Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, các doanh nghiệp có thể chứng kiến bốn dấu hiệu thay đổi lớn nếu Tổng thống đắc cử Biden lên nắm quyền.
Giảm tốc đà tách rời công nghệ Mỹ – Trung
Một trong những hy vọng lớn nhất là Joe Biden sẽ đảo ngược, hoặc ít nhất làm chậm đà tách rời chuỗi cung ứng của Mỹ và Trung Quốc.
Kể từ khi chính quyền Trump đưa tập đoàn Huawei vào danh sách đen năm ngoái, các nhà cung cấp Mỹ mất hàng tỷ USD doanh thu. Những hạn chế nhằm vào TikTok được Washington áp dụng trong năm 2020 có thể gây hại nặng hơn cho ngành công nghệ Mỹ, trong bối cảnh Thung lũng Silicon lo ngại căng thẳng Mỹ – Trung sẽ thúc đẩy Bắc Kinh đáp trả, tạo ra nhiều khó khăn mới cho hoạt động xuyên biên giới của họ.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng Biden sẽ không thúc đẩy sự tách rời, thay vào đó là hàng loạt chiến lược mới nhằm đối phó Trung Quốc.
“Tôi nghĩ Biden sẽ tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc, nhưng ông ấy sẽ thể hiện suy nghĩ sâu xa hơn và áp dụng nhiều chiến lược trong quan hệ Mỹ – Trung. Cách tiếp cận của Trump, trong đó có tăng cường áp thuế, đã gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp Mỹ”, Orit Frenkel, cựu chuyên gia đàm phán tại Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, nhận định.
Dù vậy, cạnh tranh công nghệ giữa hai siêu cường vẫn có thể leo thang, khi Mỹ tiếp tục coi đà phát triển của Trung Quốc và sự phụ thuộc của các doanh nghiệp Mỹ vào chuỗi cung ứng là vấn đề an ninh quốc gia.
“Biden có thể đưa thêm chuỗi cung ứng về Mỹ. Đó là một cách giúp tái thiết nền kinh tế. Nhưng ông ấy sẽ không hà khắc như Trump”, Darrell West, Phó chủ tịch Viện Brookings có trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ, nêu quan điểm.
Video đang HOT
Điều sẽ không thay đổi là sự chuyển dịch chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, được kích hoạt bởi các biện pháp áp thuế và lệnh trừng phạt dưới thời chính quyền Trump. Apple, HP, Dell và Google đã yêu cầu các nhà cung ứng chuẩn bị phương án sản xuất “ngoài Trung Quốc”, trong khi nhiều hãng điện tử chủ chốt đang mở rộng nhà máy đến các nước Đông Nam Á, đảo Đài Loan và Ấn Độ.
Simon Lin, chủ tịch Wistron, hãng lắp ráp iPhone và cung cấp thiết bị cho Acer, HP và Dell, tin rằng sự chuyển dịch sẽ kéo dài lâu hơn nhiều so với cuộc chiến thương mại khơi mào nó. “Xu hướng đa dạng hóa khổng lồ này sẽ không thay đổi trong dài hạn”, ông nói.
Kế hoạch chuyển dịch nhà xưởng sản xuất của Apple đến Việt Nam và Ấn Độ cũng sẽ được duy trì, dù ai sẽ là ông chủ Nhà Trắng trong 4 năm tới, các nguồn tin am hiểu vấn đề tiết lộ. “Đa dạng hóa các rủi ro là mục tiêu dài hạn. Dự án của Apple ở Ấn Độ sẽ tiếp tục. Nó không thay đổi vì kết quả bầu cử tổng thống Mỹ”, một quan chức trong ngành cung ứng cho hay.
Ch ính sách thân thi ện hơn cho nh ân tài nư ớc ngo ài
Biden cũng có thể thu hồi một số chính sách nhập cư mới được thực thi gần đây, vốn gây khó khăn cho hoạt động tuyển dụng và giữ chân nhân tài nước ngoài tại các doanh nghiệp Mỹ.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất là chương trình visa làm việc H-1B được các công ty ở Thung lũng Silicon áp dụng để tuyển người nhập cư trình độ cao. Phần lớn visa H-1B được trao cho công dân Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng chính quyền Trump đã đình chỉ việc cấp visa này từ hồi tháng 6. Washington sau đó áp dụng nhiều thay đổi lớn, nâng mức yêu cầu với những người xin visa H-1B.
Thái độ đối địch của chính quyền Trump với người nhập cư khiến nhiều lao động ngành công nghệ phải rời Mỹ, dù họ muốn hay không.
“Chúng ta không còn sống ở thập niên 1920. Đây là nền kinh tế toàn cầu và chúng ta phải có sức cạnh tranh. Biden sẽ không gây thêm khó khăn cho quá trình tuyên dụng, do ưu tiên sẽ là giúp các công ty Mỹ duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu”, Diane Hernandez, luật gia tại công ty luật Hall Estill, nói và cho rằng chính quyền Biden có thể thay đổi các chính sách lao động nhập cư, bao gồm điều chỉnh chương trình H-1B, trong 4 năm tới.
“Biden có thái độ bảo thủ và tương đối ôn hòa trong những vấn đề với lao động nhập cư”, Hernandez nói thêm.
Xem xét các k ế hoạch đầu tư
Thay đổi lãnh đạo Nhà Trắng cũng có tác động lớn với những công ty vướng vào vòng xoáy kiềm tỏa công nghệ Trung Quốc và tái khởi động năng lực sản xuất của Mỹ do Tổng thống Trump khởi xướng.
Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 4/11. Ảnh: Reuters.
Hai tập đoàn công nghệ lớn nhất Đài Loan gồm Foxconn và TSMC đều cam kết đầu tư lớn vào Mỹ dưới thời Trump. Tuy nhiên, lời hứa đầu tư 10 tỷ USD để xây nhà máy sản xuất màn hình và lắp ráp TV khổng lồ của Foxconn tại Wisconsin liên tục bị giảm quy mô, điều mà đảng Dân chủ nhanh chóng tận dụng. Mang công việc sản xuất về Mỹ là một trong những cam kết tranh cử của ông chủ Nhà Trắng, thất bại trong vấn đề này khiến Trump thua Biden tại Wisconsin với tỷ lệ rất sít sao.
TSMC hồi tháng 5 công bố kế hoạch xây nhà máy chip tiên tiến trị giá 12 tỷ USD ở Arizona, bang chiến trường chứng kiến Trump thất bại với chênh lệch số phiếu rất nhỏ.
Chỉ hai tuần trước Ngày Bầu cử ở Mỹ, người sáng lập Foxconn Terry Gou ra thông cáo khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào Wisconsin bất chấp kết quả bỏ phiếu, với điều kiện “các nhà hoạch định chính sách cấp liên bang, bang và địa phương vẫn duy trì cam kết với Foxconn”.
Chiến thắng của Biden đặt ra câu hỏi liệu các điều khoản đầu tư có thể được tái đàm phán trong các dự án này hay không.
Tương tự Foxconn và TSMC, Samsung cũng đầu tư mạnh vào Mỹ dưới thời Trump với một nhà máy thiết bị gia dụng ở Nam Carolina. Khoản đầu tư được công bố chỉ vài ngày trước khi lãnh đạo tập đoàn gặp Tổng thống Trump năm 2017.
Giờ đây, tập đoàn Hàn Quốc có thể có lý do chào đón Biden, dù họ từng giành nhiều lợi thế nhờ cuộc chiến thương mại của Trump. Nhà sản xuất chip và smartphone đã chứng kiến doanh số bán hàng tăng lên khi đối thủ Huawei chật vật đối phó các lệnh cấm của Mỹ, nhưng lãnh đạo Samsung cũng không thật sự yên tâm với những yếu tố khó lường suốt 4 năm qua.
Một quan chức Samsung giấu tên cho biết chính sách ủng hộ tự do thương mại và chủ nghĩa đa phương của Biden có thể giúp tập đoàn phát triển, do hơn 80% doanh thu đến từ các thị trường nước ngoài. “Chúng tôi đã phát triển nhờ toàn cầu hóa trong thương mại. Nhiều hoạt động kinh doanh của chúng tôi dựa vào chuỗi giá trị toàn cầu”, người này cho hay.
Thêm ti ền, th êm lu ật
Về chính sách công nghệ nội địa, Biden cam kết đầu tư mạnh vào công nghệ mới trong chương trình nghị sự kinh tế “Buy American”. Kế hoạch này dự kiến chi 300 tỷ USD cho các công nghệ tiên tiến, từ phương tiện chạy điện tới vật liệu siêu nhẹ, công nghệ 5G và trí tuệ nhân tạo, những lĩnh vực mà Trung Quốc đang phát triển rất nhanh.
“Tôi tin sẽ có nhiều hỗ trợ cho ngành công nghệ dưới thời Biden. Chúng ta sẽ chứng kiến ngân sách đáng kể cho Quỹ Khoa học Quốc gia hoặc các cơ quan liên bang nhằm hỗ trợ phát triển AI, máy tính lượng tử và sản xuất thông minh. Bên cạnh đó là nhiều nguồn tiền để triển khai mạng 5G”, Rob Atkinson, chủ tịch Quỹ Công nghệ Thông tin và Sáng tạo có trụ sở tại thủ đô Washington, nhận xét.
Tuy nhiên, Biden và Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris từng nhiều lần công khai chỉ trích các hãng công nghệ, đồng thời kêu gọi áp dụng thêm nhiều biện pháp kiểm soát, đặc biệt với những mạng xã hội khổng lồ như Facebook. Ứng viên Dân chủ cũng đề xuất mức thuế thu nhập liên bang tối thiểu với các công ty như Amazon.
“Biden có nhiều lo ngại về chính sách an ninh mạng, bảo mật cá nhân và nhiều mặt khác. Tôi nghĩ ngành công nghệ sẽ đối mặt với nhiều biện pháp giám sát hơn từ chính phủ nếu ông ấy lên nắm quyền”, West nhận định.
Công ty công nghệ Trung Quốc vẫn sẽ gặp khó dưới thời Biden
Biden được cho là sẽ tiếp tục duy trì đa phần các chính sách mà Trump đang thực hiện với các công ty công nghệ Trung Quốc khi lên nắm quyền.
Các nhà phân tích cho rằng Biden - một thành viên đảng Dân chủ - sẽ có cách tiếp cận "dễ chịu" hơn với những mối đe dọa công nghệ của Trung Quốc, nhưng sẽ không bỏ các biện pháp hiện tại của Trump. Việc ông có thể làm là kêu gọi các đồng minh cố gắng buộc Trung Quốc tuân theo các quy tắc quốc tế.
"Sẽ có sự phản đối đáng kể từ phía Quốc hội Mỹ nếu có bất kỳ thay đổi nào được thực hiện", Martin Chorzempa, một nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nhận định.
Biden (bên phải) gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi 2015.
Trong nhiệm kỳ của mình, Trump đã nhắm đến hàng loạt công ty Trung Quốc như Huawei, ByteDance (công ty mẹ của TikTok). Ông cũng thực hiện nhiều chính sách gây xáo trộn thị trường công nghệ toàn thế giới. Trong khi đó, Biden từng hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc nhưng cũng tỏ quan điểm đanh thép khi gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là "kẻ côn đồ" và thề sẽ có đường lối cứng rắn hơn cả Trump về các vấn đề khí hậu và nhân quyền.
Đối với Huawei, Biden cho biết không ủng hộ việc cho phép công ty Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng tại Mỹ, trong đó bao gồm mạng 5G.
Tuy nhiên, ông sẽ hạn chế "nhúng tay" vào cuộc chiến công nghệ của Trump. Chẳng hạn, ông từng bày tỏ lo ngại về dữ liệu mà TikTok thu thập về người Mỹ, nhưng không nhắc đến các giải pháp giải quyết nếu đắc cử Tổng thống. Trong khi đó, Trump đang khá cứng rắn và chỉ cho phép mạng xã hội của ByteDance hoạt động khi nó thuộc về một công ty Mỹ.
Đội ngũ của Biden sẽ phải đối mặt với những nỗ lực vận động hành lang của ngành công nghệ Mỹ trong việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát đối với Trung Quốc - vốn đang tổn hại đến hoạt động kinh doanh của họ. "Cộng đồng công nghệ đang ủng hộ Biden nhiều hơn so với Trump. Vì vậy, ông ấy sẽ chịu áp lực rất lớn về việc giảm một số lệnh cấm về kiểm soát xuất khẩu, bán chất bán dẫn cho các công ty như Huawei", Dan Blumenthal, Giám đốc mảng nghiên cứu châu Á tại Viện Di sản Mỹ, nhận xét.
Những người theo dõi các vấn đề về mối quan hệ Mỹ - Trung cũng đánh giá cách tiếp cận của Biden có thể giúp hai cường quốc thế giới không căng thẳng như hiện nay. "Mọi việc có thể suôn sẻ hơn. Nhưng dù thế nào chăng nữa, tân Tổng thống khó mà thay đổi các chính sách hiện tại", James Lewis, nhà phân tích thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói. Còn theo Yu Wanli, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Ngôn ngữ và Văn hóa Bắc Kinh, chính sách của Biden "sẽ không cảm tính và lố bịch như Trump".
Ngành công nghệ Đài Loan giữa 'làn đạn' Mỹ - Trung Các tập đoàn công nghệ Đài Loan ở thế khó khi phải tuân thủ lệnh cấm của Mỹ, nhưng không thể từ bỏ những khách hàng lớn ở Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, mạng 5G và nhiều công nghệ tối tân khác. Tuy nhiên, cả hai vẫn phải...