Bốn học sinh bỏ nhà đi xin việc: Ảnh hưởng từ phim ảnh
“Các em trốn ra khỏi trường và nghĩ rằng mình có thể bỏ đi kiếm tiền ăn chơi rất có thể do bị ảnh hưởng bởi phim ảnh, từ hiện thực cuộc sống”, TS Nguyễn Thị Tố Quyên nói.
Vừa qua, không ít giáo viên và học sinh tỏ ra hoang mang trước thông tin 4 học sinh trường tiểu học Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) tự ý trốn học, rủ nhau lên xe buýt rồi sau đó không trở về nhà khiến gia đình và nhà trường lo lắng. Sau đó, vào 22h cùng ngày cơ quan công an kết hợp với các đơn vị chức năng đã tìm thấy 4 học sinh đó.
Về nguyên nhân vụ việc, theo thông tin ban đầu cơ quan công an xác định 4 học sinh rủ nhau bỏ học, trốn nhà đi xin việc làm để có tiền ăn chơi. Điều này đã gây ra không ít tranh cãi về sự táo bạo, bất chấp của học sinh hiện nay.
Camera ghi hình ảnh 4 học sinh trốn học ra khỏi trường.
Trước vấn đề này, TS Nguyễn Thị Tố Quyên, Phó khoa Xã hội học (Học viện Báo chí – Tuyên truyền) cho rằng: “Các em mới là học sinh bậc tiểu học mà có những hành động như vậy có thể thấy nó xuất phát từ môi trường giáo dục, môi trường sống. Bỡi lẽ, môi trường sống có tác động rất lớn đối với trẻ em.
Các em trốn ra khỏi trường và nghĩ rằng mình có thể bỏ đi kiếm tiền ăn chơi rất có thể là do các em bị ảnh hưởng bởi phim ảnh, từ hiện thực cuộc sống. Hiện nay, học sinh đang bị tác động rất lớn bởi cách nói, cách làm, cách ứng xử của người lớn.
Video đang HOT
Vì thế ngay trẻ em thường hay nghĩ tới vấn đề hưởng thụ, tới vật chất, nghĩ tới những vấn đề người lớn làm và nó mong muốn có thể làm như vậy”.
Cũng theo TS Tố Quyên, chúng ta cần chú ý tới cách ứng cử nhất là trước mặt trẻ nhỏ để chúng không bị tác động bởi những hành động xấu, suy nghĩ sống nhất thời, hưởng thụ của chúng ta.
Bốn em học sinh tiểu học rủ nhau trốn giờ học với suy nghĩ đi xin việc làm kiếm tiền ăn chơi đang cảnh báo người lớn nên chú ý tới vấn đề định hướng giáo dục trẻ em, cần có cách dạy gắn kết, thiết thực. Quan trọng là những người như bố mẹ, thầy cô phải là những tấm gương để các con phát triển tốt nhất.
Bên cạnh đó, TS Mai Quốc Khánh, giảng viên khoa Tâm lý – Giáo dục học (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho hay: “Sự việc bốn học sinh tiểu học rủ nhau bỏ giờ học đi xin việc làm có tiền ăn chơi khiến các bậc phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội cần điều chỉnh cách nhìn nhận về sự phát triển của trẻ và cách đối xử với trẻ trong giai đoạn hiện nay sao cho phù hợp.
Bốn em nhỏ đang ở lứa tuổi học sinh tiểu học, do sự phát triển thể chất nên các em rất hăng hái, ham thích vận động. Tính hiếu động đi kèm với hứng thú chưa bền vững, chưa biết điều khiển hoàn toàn hành vi của mình nên các em thường dễ bị kích động, thiếu kiềm chế, dẫn đến vô tổ chức…
Thêm vào đó, kinh nghiệm sống của các em còn ít, kỹ năng sống còn hạn chế, vì thế, các em chưa nhận thức được đúng về trình độ và khả năng của mình, dễ ảo tưởng về bản thân”.
TS Mai Quốc Khánh, giảng viên khoa Tâm lý – Giáo dục học (Đại học Sư phạm Hà Nội).
Cũng theo TS Mai Quốc Khánh, sự việc này như một hồi chuông cảnh báo đối với công tác chăm sóc và giáo dục trẻ trong các gia đình, công tác quản lý và giáo dục học sinh trong nhà trường hiện nay:
Trước hết, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn cho con, tìm hiểu về con và có các biện pháp ứng xử cho phù hợp, tránh hiện tượng quá nuông chiều con, đặc biệt là không nên cho em tiêu tiền quá sớm.
Thứ hai, nhà trường phối hợp cùng với gia đình và xã hội tổ chức các khóa học, hoạt động để hình thành và phát triển những kĩ năng sống thiết yếu cho học sinh.
Và cuối cùng nhà trường cần thắt chặt công tác quản lý học sinh, tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.
Theo Hoàng Thanh/Infonet
Sinh hoạt tổ, khối chuyên môn còn nặng thủ tục hành chính
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Đắk Nông vừa công bố Kết luận về việc thanh tra chuyên ngành giáo dục Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong.
Theo kết luận, phòng GD&ĐT đã kịp thời triển khai các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GD&ĐT, các cấp có thẩm quyền về việc chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục tới tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện.
Triển khai mô hình trường học mới hiệu quả, có kiểm tra đánh giá thường xuyên. Tại thời điểm thanh tra, phòng GD&ĐT đã kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đối với 2 trường THCS, 6 trường tiểu học, 4 trường mầm non trên địa bàn huyện, hồ sơ lưu trữ đầy đủ, đúng quy định.
Tuy nhiên, phòng GD&ĐT chưa tham mưu với UBND huyện thực hiện việc kiểm tra, ban hành quyết định công nhận các trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu.
Qua kiểm tra thực tế một số trường, việc lập kế hoạch năm học vẫn còn một số nội dung sao chép hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, chưa cụ thể hóa tình hình và đặc điểm của nhà trường.
Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp còn một số hạn chế, việc sinh hoạt của các tổ, khối chuyên môn còn nặng về thủ tục hành chính; các trường tiểu học chưa thực hiện quy trình tự đánh giá về trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, tham mưu UBND cấp xã lập hồ sơ trình phòng GD&ĐT kiểm tra công nhận trường đạt mức chất lượng tối thiểu theo quy định.
Việc hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên sinh hoạt chuyên môn qua mạng, kiểm tra, đánh giá, tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học, TT GDTX qua mạng hiệu quả còn thấp.
Các trường THCS chưa tổ chức thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá, theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Anh cấp trung học từ năm 2014 - 2015 theo quy định.
Theo giaoducthoidai.vn
Bắt đầu ôn luyện thi, thi thử Ngay khi Bộ GD&ĐT ban hành phương hướng tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng, các trường tại TP HCM đã lên kế hoạch ôn thi, thi thử cho học sinh. Ông Nguyễn Đình Độ - Hiệu phó trường THPT Thành Nhân, quận Tân Phú - cho biết: "Trường đang gấp rút kết thúc chương...