Bốn giáo sư đoạt giải Nobel đến Bình Định
Chiều 11.8, 4 nhà khoa học từng đoạt giải Nobel gồm: Sheldon Lee Glashow, Jack Steinberger, David J. Gross, George Fitzgerald Smoot cùng nhiều nhà khoa học quốc tế đã đến TP.Quy Nhơn (Bình Định).
Được biết, các nhà khoa học sẽ tham dự Lễ khánh thành Trung tâm Quốc tế Gặp gỡ khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) và Hội nghị vật lý với chủ đề “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ” (sẽ diễn ra từ 12 – 17.8) trong khuôn khổ Gặp gỡ Việt Namlần thứ 9.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Thị Thu Hà cùng lãnh đạo một số sở, ngành đã đến sân bay Phù Cát (Bình Định) để đón đoàn.
GS David Gross
Theo Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam, GS Sheldon Lee Glashow (77 tuổi) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ gốc Do Thái, nhận giải Nobel vật lý năm 1979 vì những đóng góp cho thống nhất tương tác điện yếu và dự đoán về dòng trung hòa yếu.
GS Jack Steinberger (92 tuổi) người Mỹ gốc Đức, nhận giải Nobel Vật lý năm 1988 tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) ở Geneva (Thụy Sĩ) do “phương pháp chùm neutrino và chứng minh của họ về cấu trúc bộ đôi (doublet) của các lepton thông qua phát minh neutrino muon”. GS Steinberger đã đến dự hội nghị Gặp gỡ Việt Nam lần thứ nhất ở Hà Nội năm 1993.
GS David J. Gross (72 tuổi) là nhà vật lý người Mỹ, đoạt giải Nobel vật lý năm 2004 cho “khám phá hiện tượng tiệm cận tự do trong lý thuyết tương tác mạnh”.
GS George Fitzgerald Smoot (68 tuổi) là một giáo sư người Mỹ về vật lý thiên văn và vũ trụ học. Năm 2006, ông đoạt giải Nobel vật lý cho những nghiên cứu với COBE cùng với John C. Mather. Khám phá làm cho việc đo lường lỗ đen và bức xạ vũ trụ trở nên khả thi và chính xác hơn nhiều.
Ngoài ra, GS Rolf Heuer, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu, GS Jean Loup Puget (Giám đốc Chương trình nghiên cứu Planck) cũng đang trên đường đến TP.Quy Nhơn.
Video đang HOT
Trước đó, chiều 4.8, GS Klaus von Klitzing (70 tuổi, nhà Vật lý người Đức) nhận giải Nobel về công trình phát hiện Hiệu ứng Hall lượng tử năm 1985 cũng đã có mặt tại Quy Nhơn.
Theo kế hoạch, Lễ khánh thành ICISE và Hội nghị vật lý với chủ đề “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ” sẽ khai mạc vào lúc 9 giờ sáng 12.8.
Tại hội nghị, các nhà bác học Sheldon Glashow và Klaus von Klitzing sẽ trình bày báo cáo: Vai trò quan trọng của khoa học cơ bản trong việc tạo ra những bước tiến đột phá trong công nghệ, mang lại lợi ích khổng lồ cho nhân loại; các nhà bác học Rolf Heuer và GS Jean-Loup Puget sẽ trình bày những kết quả mới nhất về vật lý hạt và vật lý thiên văn.
GS Lê Kim Ngọc (trái) đang trao đổi với GS Jack Steninberger
GS Shedon Lee Glashow (trái) vui đùa với trẻ em trong đoàn
GS Sheldon Lee Glashow
Trung tâm hội nghị
UBND tỉnh Bình Định họp chuẩn bị lễ khánh thành
Theo Thanhnien
Cậu bé tự kỉ có chỉ số IQ cao hơn cả Albert Einstein
Khi còn nhỏ, các bác sĩ nói với bố mẹ Jacob rằng cậu sẽ không bao giờ biết thắt dây giày. Tuy nhiên hiện giờ các chuyên gia lại khẳng định thần đồng 14 tuổi này có chỉ số IQ cao hơn cả Albert Einstein và chuẩn bị giành được giải Nobel...
Jacob Barnett mắc chứng bệnh tự kỉ lúc còn nhỏ, ảnh chụp cùng mẹ mình
Bị chẩn đoán mắc căn bệnh tự kỉ vào năm 2 tuổi, Jacob Barnett đến từ bang Indiana theo học một chương trình học đặc biệt. Các giáo viên ở trường luôn khuyên bà Kristine Barnett, mẹ cậu bé, chỉ dạy Jacob những thứ căn bản nhất, và đừng cho học cậu học những thứ cao vời.
Jacob Barnett, đang theo học bằng thạc sĩ về Vật lý lượng tử
Jacob luôn thu mình và không bao giờ nói chuyện với ai. Nhưng mẹ của cậu để ý rằng mỗi lúc thoát khỏi sự điều trị, Jacob lại tự làm nhiều điều tuyệt vời.
Bà Kristine trả lời báo chí rằng, Jacob luôn dùng bông ngoáy tai để tạo ra bản đồ trên khắp nền nhà, bản đồ về những nơi mà cậu đã đến và Jacob nhớ hết tên mọi đường phố cậu đã đi qua.
Ngày nọ, bà Kristine đưa cậu đi ngắm sao. Vài tháng sau đó, bà lại dẫn Jacob đến buổi thuyết giảng của một vị giáo sư. Bất cứ khi nào vị giáo sư này đưa ra câu hỏi, cánh tay nhỏ bé của cậu bé lại đưa lên và cậu bắt đầu trả lời câu hỏi. Jacob rất dễ nắm bắt những học thuyết phức tạp về vật lý và sự chuyển động của các hành tinh.
Từ đó, mẹ cậu mới bắt đầu nhận thấy rằng chương trình đặc biệt cậu đang theo học sẽ không cho cậu những thứ cậu thực sự muốn. Vì vậy, bà quyết định tự dạy con mình. Bà cũng thừa nhận rằng: "Đối với một người bố, người mẹ mà nói, đi ngược lại với lời khuyên của các vị giáo sư thì thực sự không hay ho gì. Nhưng trong thâm tâm tôi biết rõ rằng, nếu để thằng bé cứ theo học chương trình đặc biệt đó, nó sẽ cứ trượt dài mãi".
Bà Kristine Barmett, mẹ Jacob
Và thực sự như vậy, Jacob ngày càng tiến bộ dưới sự trông nom dạy dỗ của mẹ mình. Trong khi bà để cho cậu bé tự khám phá những điều cậu muốn, học về những thứ liên quan đến vật lý, bà cũng chắc chắn rằng con mình cũng được chơi những trò chơi con trẻ, hay đi picnic như bất cứ đứa trẻ nào ở lứa tuổi của cậu.
Vào năm 11 tuổi, Jacob đã sẵn sàng vào đại học. Với chỉ số IQ 170, cao hơn của Albert Einstein, Jacob đang học tại đại học Indiana, và nghiên cứu về thuyết tương đối. Các giáo sư thuộc viện nghiên cứu Princeton đều rất ấn tượng với Jacob. Những vấn đề cậu đang theo học đều là những vấn đề rất hóc búa về vật lý thiên văn và lý thuyết. Bất cứ ai giải được vấn đề này sẽ được đề cử cho giải Nobel.
Hãng Warner Bros cũng đã chuẩn bị để làm một bộ phim về câu chuyện của Jacob Barnett.
Jacob Barnett (cuối cùng, phía bên trái bức ảnh) cùng gia đình
Theo ANTĐ
Kỳ vọng giải "cơn khát" Nobel Tháng 5-2010, tờ Physics Today (Mỹ) đăng 3 bài liền ca ngợi kết quả của nhóm nghiên cứu Đàm Thanh Sơn (ảnh). Dù còn chưa thật rõ nét, nhiều nhà vật lý Việt Nam vẫn hy vọng Đàm Thanh Sơn, cựu học sinh ĐHQGHN, sẽ đoạt giải thưởng Nobel. Tài năng di truyền Đàm Thanh Sơn sinh tại Hà Nội năm 1969 trong...