Bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm của người Tây Tạng
Dưới 5 tuổi, trẻ Tây Tạng được đối xử như một vị vua hoặc nữ hoàng, không bị cấm đoán hay chịu phạt, nhưng lớn hơn thì khác.
Người Tây Tạng nổi tiếng kiên nhẫn, khôn ngoan và có quan điểm độc đáo về mọi khía cạnh trong cuộc sống. Phương pháp nuôi dạy của họ cũng đặc biệt, nhằm tạo ra những đứa trẻ có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn và tôn trọng người lớn.
Bright Side ngày 8/4 nêu bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm mà người Tây Tạng đúc rút.
Giai đoạn 1: Trước tuổi lên 5
Người Tây Tạng quan niệm, ở giai đoạn này cha mẹ nên trò chuyện với đứa trẻ như chúng là một vị vua hoặc nữ hoàng, không nên cấm đoán hay phạt trẻ.
Trẻ nhỏ rất tò mò, hiếu động và sẵn sàng khám phá thế giới. Tuy nhiên, chúng chưa có bất kỳ trải nghiệm nào để học hỏi, và chưa thể đưa ra kết luận logic. Nếu trẻ làm việc gì đó sai hoặc nguy hiểm, bạn nên nhìn chúng và tỏ vẻ sợ hãi, cố hướng sự chú ý của chúng sang thứ khác. Cảm xúc là thứ ngôn ngữ mà trẻ dưới 5 tuổi nắm bắt rất nhanh.
Nếu bao bọc con thái quá và cấm chúng làm nhiều thứ, bạn sẽ phá hủy sự nhạy bén của con, khiến chúng chỉ biết vâng lời mà không cần tư duy.
Giai đoạn 2: Từ 5 đến 10 tuổi
Trong giai đoạn này, phụ huynh nên trò chuyện với đứa trẻ như thể chúng là “nô lệ”, nhưng không dọa dẫm hay tỏ ra dữ tợn.
Trí thông minh và tư duy logic của trẻ đang phát triển, nền tảng nhân cách tương lai đang hình thành. Bạn hãy đặt những mục tiêu khác nhau cho trẻ, kiểm soát cách chúng đạt được điều đó, và dạy chúng sẵn sàng đối mặt hậu quả nếu không hoàn thành.
Video đang HOT
Nhờ đó, trẻ bắt đầu học cách chịu trách nhiệm cho các hành động của mình. Bạn đừng sợ giao quá nhiều nhiệm vụ cho trẻ trong giai đoạn này, bởi chúng có thể giải quyết và sẵn sàng học hỏi.
Nếu bạn vẫn giữ cách đối xử với trẻ như vua chúa hoặc nữ hoàng, chúng sẽ trở thành một đứa trẻ to xác và vô trách nhiệm.
Giai đoạn 3: Từ 10 đến 15 tuổi
Từ 10 đến 15 tuổi, trẻ cần cảm nhận được sự bình đẳng. Cha mẹ có kiến thức và kinh nghiệm sống hơn, nhưng trẻ phải được thoải mái chia sẻ suy nghĩ và ý kiến cá nhân.
Bạn hãy giúp đỡ bằng cách hỏi ý kiến chúng và khuyến khích sự độc lập. Điều quan trọng của giáo dục ở lứa tuổi này là đưa ra lời khuyên thay vì ra lệnh hoặc ngăn cấm, bởi trẻ đang xây dựng sự độc lập trong tư duy.
Nếu ngăn cấm quá nhiều thứ, bạn sẽ khiến mối quan hệ với con cái trở nên tệ đi và có thể đẩy chúng vào tình huống nguy hiểm. Nếu được cha mẹ bao bọc quá nhiều, khi lớn lên trẻ sẽ thiếu vững vàng và phụ thuộc vào ý kiến của người khác.
Giai đoạn 4: Từ 15 tuổi trở lên
Lúc này, tính cách của trẻ đã được hình thành đầy đủ. Điều quan trọng là bạn phải tôn trọng chúng, có thể đưa ra lời khuyên, nhưng không dạy bảo. Bạn sẽ nhìn thấy thành quả là trẻ đã trở thành một người độc lập, không phụ thuộc, tôn trọng cha mẹ và những người xung quanh.
Thùy Linh
Theo vnexpress.net
Muốn con đi học không bỡ ngỡ những ngày đầu, mẹ hãy nắm vững điều này
Nếu mẹ nhân nhượng, cho con ngủ thêm vài phút thôi sẽ vô tình tạo cho trẻ thói quen xấu, tác phong kém nhanh nhẹn sau này.
Làm sao để con trẻ thích nghi nhanh với trường mẫu giáo là một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nhiều gia đình đã phải khổ sở để cùng con vượt qua giai đoạn này.
Nhiều mẹ chia sẻ: "Đến tuổi không cho con đi mẫu giáo để học bạn học bè, để mạnh dạn hơn thì không được mà cho đi thì thấy khổ con quá! Sáng nào cũng sợ hãi chuyện phải đến trường. Cả nhà vì thế mà cũng căng thẳng, nặng nề theo".
Các bước dưới đây sẽ giúp mẹ tạo cảm hứng cho con đi lớp thật ngoan ngay từ những ngày đầu tiên:
1. Nói chuyện trước về việc con phải đến trường
Việc này giúp con bạn hình thành dần khái niệm "đến trường". Sau đó, mẹ thường xuyên kể chuyện ở lớp có nhiều hoạt động hay ho, bổ ích để kích thích trí tò mò của trẻ. Dần dần trẻ sẽ không còn bỡ ngỡ với khái niệm mới này nữa.
2. Giúp trẻ làm quen với môi trường mới
Nếu có điều kiện, mẹ nên cho con đến ngôi trường mà con sắp đi học để làm quen với môi trường mới, với cô giáo và các bạn. Nếu được, mẹ có thể xin các cô cho con vào trong lớp để chơi cùng các bạn (tất nhiên vẫn có mẹ chơi cùng). Làm như vậy, bé sẽ thấy trường mẫu giáo thật thân quen khi thực sự bắt đầu.
3. Tuyệt đối không cho trẻ nghỉ học tự do nếu không có lý do chính đáng
Khi chưa đi học, mẹ có thể để con ngủ theo nhu cầu, dậy muộn, ăn muộn tùy ý nhưng khi định cho con đi lớp, mẹ phải tạo thói quen mới cho con. Sáng dậy đúng giờ, ăn đúng giờ để kịp giờ đến trường như các bạn. Đây là nền tảng giúp con hòa nhập với lịch sinh hoạt ở lớp nhanh nhất.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui (Ảnh minh họa)
Nhiều trẻ đi học những ngày đầu hay bị ốm, ho hắng nhưng mẹ hãy xem xét cụ thể, thực sự cần thiết mới cho con nghỉ, đừng vội mềm lòng mà cho con nghỉ lớp tự do. Nếu bước này các mẹ không có thái độ dứt khoát thì coi như cuộc hành trình tập cho con đi lớp ngoan của mẹ thất bại đến 70%.
4. Tuyệt đối không được dọa nạt, đánh đập trẻ để ép trẻ đi lớp
Đây là sai lầm nhiều phụ huynh mắc phải khi con quấy khóc không muốn tới trường. Có thể ngay lúc đó, trẻ vì sợ mà nghe theo lời bố mẹ nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Còn về lâu dài, bố mẹ đã làm con thấy việc đi học mỗi ngày là một cơn ác mộng. Chính vì thế, thay vì quát mắng trẻ, bố mẹ nên động viên con để con vượt qua sự thay đổi này một cách dễ dàng nhất.
5. Tôn trọng con bằng cách đón con đúng giờ
Việc này nhiều phụ huynh không để ý tới. Nhưng nó thực sự quan trọng đối với các em bé vừa mới đi mẫu giáo. Mẹ hãy đặt vị trí của mình vào vị trí của con để hiểu sự mong ngóng người nhà đến đón về như thế nào.
Thế nên, nếu mẹ có bận việc đến cỡ nào cũng cố gắng sắp xếp công việc để đón con sớm, đừng để con phải đợi mẹ trong khi các bạn khác đã được về gần hết. Có như vậy, con mới không thấy cảm giác bị bỏ rơi, buồn chán và sợ đi lớp vào ngày hôm sau.
6. Hãy yêu thương trẻ nhiều hơn sau mỗi ngày đến lớp
Đây được coi là sự bù đắp tình cảm cần thiết cho trẻ sau cả ngày xa cha mẹ, người thân. Về nhà, mẹ thường xuyên hỏi han con chuyện ở lớp, chơi với con và vỗ về con nhiều hơn để con có động lực đến trường vào những ngày tiếp sau.
Chúc các mẹ cùng con vượt qua sự thay đổi này một cách nhanh chóng nhất, để con thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Hạnh Vân (T.H)
Theo emdep.vn
Không ép con đạt điểm cao nhưng bà mẹ triệu phú luôn chú trọng nuôi dưỡng khả năng này ở con từ nhỏ Cho rằng kết quả học tập kém chưa chắc đã là một điều bất lợi, vì vậy bà mẹ triệu phú không đề cao chuyện điểm số. Đổi lại, bà luôn chú trọng một khả năng đặc biệt để con thành công trong tương lai. Một sự nghiệp thành công với khối tài sản khổng lồ buộc triệu phú Barbara Corcoran phải tìm...