Bốn CEO công nghệ sẽ điều trần vào ngày 27/7
Người đứng đầu Apple, Google, Facebook và Amazon sẽ ra điều trần trước Hạ viện từ trưa ngày 27/7 để trả lời câu hỏi liên quan tới hành vi độc quyền.
Sự kiện diễn ra tại Washington dưới sự điều hành của Phân ban Chống độc quyền – Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ. Tuy nhiên, Tim Cook (Apple), Jeff Bezos (Amazon), Mark Zuckerberg (Facebook) và Sundar Pichai (Google) có thể lựa chọn điều trần theo hình thức trực tuyến.
“Phiên điều trần là bước đi quan trọng để chúng tôi kết thúc cuộc điều tra”, Jerrold Nadler, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp, nói. Bản kết luận sẽ được công bố trong vài tuần nữa.
Cuộc điều trần với bốn CEO được coi là sự kiện lớn của làng công nghệ 2020.
Từ tháng 6/2019, “bộ tứ công nghệ quyền lực” của Mỹ bắt đầu đối mặt với các cuộc điều tra. Trong đó, Ủy ban Thương mại Liên bang FTC chịu trách nhiệm tìm hiểu Facebook và Amazon, còn Bộ Tư pháp Mỹ làm việc với Apple và Google để xác định các công ty này có lợi dụng sự thống trị của mình để chèn ép các đối thủ khác hay không.
Trước đó, đại diện bốn hãng đều tuyên bố họ không vi phạm luật chống độc quyền. Vì vậy, giới công nghệ đang chờ đợi các CEO sẽ giải thích ra sao trước những đơn khiếu nại từ nhiều công ty, như News Corp, Oracle, Spotify, TripAdvisor và Yelp, khẳng định họ có bằng chứng cho thấy các ông lớn công nghệ của Mỹ đã bắt nạt các đối thủ yếu hơn.
Video đang HOT
Bốn CEO công nghệ quyền lực phải điều trần những gì
Việc CEO Apple, Amazon, Facebook và Google cùng ra điều trần trước Quốc hội Mỹ cuối tháng 7 được giới công nghệ đánh giá như là "một màn trình diễn lịch sử".
Tim Cook, Mark Zuckerberg và Sundar Pichai đều đã có kinh nghiệm trong việc trả lời chất vấn, trong khi Jeff Bezos của Amazon được coi là "tân binh" vì chưa bao giờ xuất hiện trước Quốc hội Mỹ. Sự kiện thu hút sự chú ý lớn của giới công nghệ và các CEO này sẽ phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi liên quan tới vấn đề độc quyền.
Lần đầu tiên, bốn CEO của bốn hãng công nghệ cùng ra điều trần tại Mỹ. Ảnh: Wion.
Liệu công ty có độc quyền?
Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã dành nhiều tháng thu thập chứng cứ sau khi có đơn tố cáo rằng Apple, Amazon, Google và Facebook vi phạm luật chống độc quyền.
Những đơn khiếu nại này đến từ nhiều công ty, như News Corp, Oracle, Spotify, TripAdvisor và Yelp, khẳng định các ông lớn công nghệ của Mỹ đã lạm dụng vị trí thống trị của mình trên thị trường để bắt nạt các đối thủ yếu hơn.
Trong khi đó, bốn hãng trên đều đưa ra phản hồi giống hệt nhau rằng: Chúng tôi không độc quyền. Thậm chí, CEO Apple Tim Cook còn khẳng định: "Tôi không nghĩ bất cứ ai có thể kết luận Apple là công ty độc quyền".
Apple có đối xử công bằng với các nhà phát triển ứng dụng?
App Store gần như là nơi duy nhất người dùng có thể cài ứng dụng lên iPhone của mình. Tuy nhiên, để ứng dụng có mặt trên App Store, nhà phát triển phải nộp cho Apple 30% doanh thu trong năm đầu và 15% doanh thu các năm tiếp theo.
Dù không hài lòng với khoản phí "bảo kê" đắt đỏ, nhiều năm qua, giới phát triển vẫn phải chấp nhận và nâng giá dịch vụ để đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên, vấn đề là Apple cũng tung ra nhiều dịch vụ tương tự, như Apple Music cạnh tranh với dịch vụ âm nhạc Spotify hay Apple Book cạnh tranh với công ty bán lẻ Rakuten. Hành động này khiến Bộ Tư pháp Mỹ và Ủy ban châu Âu phải mở cuộc điều tra xem liệu Apple có đối xử không công bằng với các nhà phát triển.
Google ưu tiên hiển thị dịch vụ của mình trong kết quả tìm kiếm
Việc sản phẩm, dịch vụ, bài viết... xuất hiện ở những vị trí hàng đầu trên kết quả tìm kiếm trực tuyến là điều chủ sở hữu các website luôn mong muốn. Các nhà điều tra Mỹ đang xem xét cách thức hoạt động của Google Search, đặc biệt là cách công cụ này xếp hạng và hiển thị kết quả, sau khi nhận được một số đơn khiếu nại, như của Yelp.
Đầu năm nay, Yelp cung cấp một số bằng chứng cho các nhà chức trách Mỹ, cho thấy Google ưu tiên hiển thị dịch vụ, sản phẩm do họ phát triển và cố tình "dìm" những đường link khác, ngay cả khi chúng chứa những thông tin với chất lượng cao xét theo nội dung từ khóa mà người dùng nhập vào.
Amazon sử dụng dữ liệu không công bằng
Song song với cuộc điều tra của EU, Amazon cũng bị Bộ Tư pháp Mỹ "sờ gáy" về hành vi độc quyền.
Hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới bị tố sử dụng dữ liệu về hàng hóa của các nhà bán lẻ khác trên hệ thống của mình, từ đó tạo ra hơn 100 thương hiệu riêng, cạnh tranh trực tiếp với chính các doanh nghiệp đó. Nhiều nhà bán lẻ cho biết bị thiệt hại nặng nền khi Amazon sao chép hình ảnh và thông tin sản phẩm của họ.
Tương tự Tim Cook, Jeff Bezos sẽ phải chứng minh hãng luôn tuân thủ các quy tắc cạnh tranh khi đóng vai trò kép: vừa là nhà cung cấp nền tảng vừa là nhà bán lẻ.
Facebook thâu tóm các nền tảng để thống trị mạng xã hội
Nếu tính là một quốc gia, Facebook là nước đông dân nhất thế giới với 2,6 tỷ người dùng tính đến quý I/2020. Nhiều chính trị gia bày tỏ sự lo ngại khi mạng xã hội này liên tục củng cố vị thế thống trị của mình bằng cách chi các khoản tiền khổng lồ để mua lại những nền tảng nhỏ hơn.
Hai vụ sáp nhập được đặc biệt chú ý là Instagram với giá một tỷ USD vào năm 2012 và WhatsApp với giá 19 tỷ USD năm 2014. Tháng 2, WhatsApp cán mốc 2 tỷ người dùng trong khi Instagram cũng đã có hơn một tỷ thành viên.
Facebook được cho là nắm trong tay quyền lực quá lớn và nhiều chuyên gia đề xuất chia tách mạng xã hội này để dễ quản lý hơn.
Theo CNBC, cuộc điều trần sẽ được tiến hành cuối tháng 7 nhưng chưa rõ diễn ra trực tiếp hay trực tuyến vì Covid-19. Phát ngôn viên của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ cho biết chi tiết về thời gian và hình thức tổ chức chưa được xác định.
Làm giàu từ công nghệ, những tỉ phú như Mark Cuban, Bill Gates lại hạn chế con dùng đồ công nghệ Bill Gates, Steve Jobs hay Evan Spiegel đều là những tỉ phú làm giàu từ công nghệ. Tuy nhiên một đặc điểm chung nữa giữa họ là đều tương đối hạn chế con cái trong việc sử dụng sản phẩm công nghệ. Bill Gates Là nhà sáng lập của đế chế Microsoft và nhiều năm nắm giữ vị trí là người giàu nhất...