Bồn cầu nhận diện mông, cảnh báo tình trạng sức khỏe
Được trang bị máy ảnh và các cảm biến, chiếc bồn cầu thông minh này có thể phân tích chất thải để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như sử dụng ‘vân mông’ để nhận diện người dùng.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã tạo ra chiếc bồn cầu có thể nhận diện người dùng qua “lỗ hậu” để theo dõi cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe.
Từ thế kỷ trước, họa sĩ Salvador Dalí đã phát hiện hậu môn người có khoảng 35-37 nếp nhăn với hình dạng khác nhau tương tự vân tay. Đó là ý tưởng để Park Seung-min, Giáo sư Đại học Stanford tạo ra chiếc bồn cầu đặc biệt này.
Theo The Verge, nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature và nhanh chóng thu hút sự chú ý.
Trong thời đại công nghệ bùng nổ, đến cả bồn cầu cũng phải thông minh.
Sản phẩm được thiết kế dạng module nên có thể gắn lên bồn cầu thông thường trong nhà. Nó trang bị camera gắn với máy tính Raspberry Pi để chụp ảnh hậu môn người ngồi, sau đó phân tích “vân mông” để đảm bảo dữ liệu được liên kết chính xác với từng cá nhân.
Bồn cầu có thêm một camera để chụp ảnh chất thải của người ngồi, cảm biến chuyển động ghi lại dòng chảy nước tiểu, cảm biến y tế phân tích chất thải. Bên cạnh chụp ảnh “lỗ hậu”, bồn cầu cũng có cảm biến vân tay để nhận diện người dùng chính xác hơn.
Video đang HOT
Trong quá trình phát triển, các nhà nghiên cứu đã tạo ra thuật toán đo niệu động học (urodynamic), bao gồm thông tin về tốc độ dòng chảy nước tiểu, cường độ cũng như thời gian tiểu của mỗi người để so sánh giữa người khỏe mạnh và mắc bệnh.
Các cảm biến trong bồn cầu còn có thể phân tích lượng bạch cầu, mức protein trong nước tiểu để xem người ngồi có mắc bệnh liên quan tới bàng quan không.
Bồn cầu cũng có thể phân tích chất thải người dùng dựa trên thang phân Bristol (Bristol Stool Form Scale) chia phân người thành 7 loại. Kết hợp với thời gian thải, bồn cầu có thể xác định táo bón hoặc các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Sau khi sử dụng xong, toàn bộ dữ liệu và hình ảnh được lưu lên máy chủ mã hóa để đảm bảo vấn đề riêng tư cho người dùng.
Hệ thống camera và cảm biến trên chiếc bồn cầu thông minh.
Theo Sam Gambhir, Chủ tịch khoa X quang tại Đại học Stanford, tác giả bài báo cáo thì bồn cầu này không được phát triển với mục đích thay thế bác sĩ. Thay vào đó, nó sẽ theo dõi chất thải của bạn, phân tích tìm ra sự khác thường rồi gửi dữ liệu đến bác sĩ để được chẩn đoán nhanh chóng, tránh việc để lâu khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Ông Park cho biết nguyên mẫu thứ 2 của bồn cầu này dự kiến hoàn thiện vào cuối năm nay. Nhóm nghiên cứu mong muốn đưa vào bồn cầu tính năng phát hiện DNA khối u, phân tích RNA để theo dõi sự lây lan của các bệnh như virus corona.
Hiện nhóm nghiên cứu đang cần người tham gia thử nghiệm giúp tạo ra sản phẩm có độ chính xác cao hơn, hoạt động được với nữ giới. Theo ông Park, do góc quay camera đặt cố định nên bồn cầu có thể chụp bộ phận sinh dục nữ, đó là lý do toàn bộ nghiên cứu trong giai đoạn đầu được thử nghiệm bởi nam giới.
Ý tưởng bồn cầu thông minh không quá mới mẻ, tuy nhiên quyền riêng tư là trở ngại khiến những dự án như vậy chưa được đón nhận. Nếu được thương mại hóa, mức giá của bồn cầu này có thể rơi vào khoảng 300-600 USD.
Phúc Thịnh
Bồn cầu thông minh có thể nhận diện "lỗ hậu" của bạn và chụp ảnh cho các nhà khoa học nghiên cứu
Nhận diện khuôn mặt xưa rồi, giờ có cả nhận diện hậu môn luôn, tất nhiên là để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.
Theo 1 bài viết mới đây trên tạp chí Nature, các nhà khoa học tại Đại học Stanford đang tiến hành một nghiên cứu rất độc đáo: Chụp ảnh hậu môn của con người khi họ đi vệ sinh để qua đó kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của họ.
Cụ thể, các nhà khoa học đã phát minh ra hệ thống theo dõi khả năng "xả nỗi buồn" của từng cá nhân cụ thể trong 1 thời gian nhất định. Toàn bộ dữ liệu thu về (chủ yếu là bằng hình ảnh) đều được lưu trữ cẩn thận bằng công nghệ điện toán đám mây, và đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu vì mục đích sức khỏe cộng đồng. Mặc dù thế giới đã đón nhận rất nhiều mẫu bồn cầu thông minh trong vài năm trở lại đây, nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên một chiếc bệ xí lại có khả năng nhận diện và chụp ảnh "cửa hậu" của con người.
Từ việc đi vệ sinh, các nhà khoa học có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của con người.
Chiếc toilet đặc biệt này có tên Precision Health Toilet, được trang bị đến 4 camera phục vụ cho các mục đích khác nhau: 1 chiếc chuyên chụp phân, 1 chiếc chụp hậu môn và 2 chiếc theo dõi dòng chảy của nước tiểu. Hệ thống camera sẽ giúp chiếc toilet phân tích chất lượng cũng như phân loại chất thải của con người.
Để tránh nhầm lẫn dữ liệu, Precision Health Toilet còn được tích hợp cả bộ nhận diện 2 lớp để có thể phân biệt được người sử dụng khác nhau và chất thải tương ứng của họ. Lớp nhận diện đầu tiên chính là cảm ứng vân tay được gắn trên cần gạt xả nước. Lớp thứ hai chính là chiếc camera chụp lỗ hậu môn nêu trên. Các nhà khoa học cho biết mục đích của công nghệ bảo mật này là tránh tình trạng nhầm lẫn, xáo trộn dữ liệu trong quá trình trải nghiệm của người dùng.
Giáo sư Seung-min Park, đồng tác giả của bài nghiên cứu độc đáo này cho biết: " Việc sử dụng chất thải và hậu môn của con người như 1 bộ nhận diện sinh trắc học không phải là đề tài quá mới. Từ thế kỷ trước, đại danh họa Salvador Dalí đã từng phát hiện ra trên mỗi lỗ hậu môn có khoảng 35 - 37 nếp nhăn khác nhau, độc đáo giống như vân tay vậy".
Chiếc toilet đặc biệt này được trang bị hệ thống camera và lớp bảo mật cao cấp.
Điều quan trọng nhất trong bài nghiên cứu này là toàn bộ dữ liệu sẽ được gửi lên đám mây thay vì lưu trữ trong chiếc toilet. Giáo sư Park chia sẻ: " Toàn bộ những thông tin thu thập được ở dạng hình ảnh, video đều được chú thích rõ ràng, chi tiết theo từng người dùng cụ thể. Sau đó, chúng được lưu trữ trên đám mây thông qua kết nối không dây để các nhà khoa học có thể dễ dàng tải về và tiến hành nghiên cứu".
Ngoài ra, giáo sư Park cũng nhấn mạnh quyền riêng tư của những người tham gia thử nghiệm là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong nghiên cứu này: " Chúng tôi luôn thận trọng với những dữ liệu thu được từ phía người dùng. Quá trình gửi hình ảnh, dữ liệu, thông tin nhạy cảm của họ đều được mã hóa end-to-end để đảm bảo tính bảo mật. Chúng tôi cũng đã sử dụng 1 thuật toán đặc biệt để phân loại dữ liệu ảnh hậu môn, có khả năng tự động xử lý dữ liệu mà không cần sự can thiệp của con người". Ngoài ra, những hình ảnh của người dùng cũng được mã hóa và lưu trữ trong một thiết bị tuyệt đối an toàn.
Quy trình thu thập và truyền tải dữ liệu người dùng đều được mã hóa và bảo mật cẩn trọng.
Cuối cùng, giáo sư Park cho biết sự phát triển của Precision Health Toilet là bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu sức khỏe cộng đồng. Trong đó bao gồm việc chẩn đoán các chứng bệnh phổ biến như u xơ tiền liệt tuyến, hội chứng ruột kích thích và nhiễm trùng đường tiết niệu: " Chiếc bồn cầu đặc biệt này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu sức khỏe của con người. Nó có thể âm thầm quan sát và theo dõi người dùng mà không thực sự can thiệp hay gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của họ".
DG
Bồn cầu thông minh kết nối smartphone, giá hàng trăm triệu đồng Người dùng có thể điều chỉnh nhiệt độ, loa hay ánh sáng UV trên nắp đậy bồn cầu bằng điện thoại di động. Các loại bồn cầu thông minh này có giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Xu hướng bồn cầu xa xỉ bắt nguồn từ Nhật Bản, nơi mà những chiếc ghế bồn cầu là điều bắt buộc phải có, tuy...