Bộn bề nỗi lo đầu năm học mới
Đã cận kề năm học mới, nhưng lãnh đạo ngành GDĐT nhiều địa phương vẫn bày tỏ chưa sẵn sàng để áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, chuẩn ngoại ngữ chưa đạt, khó giải quyết việc thừa thiếu giáo viên cục bộ, cấp học mầm non còn quá nhiều “bất an”.
Chưa “kham” nổi chương trình mới
Ngày 21.8, tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018, nhiều lãnh đạo ngành giáo dục địa phương cho rằng, việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm học sau là vội vàng, Bộ GDĐT nên lùi lại. Trước đó, theo kế hoạch của Bộ GDĐT, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ bắt đầu được đưa vào áp dụng vào năm học 2018 – 2019 với rất nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, số môn học, phương pháp giáo dục.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Chi – Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng khá bài bản và có lộ trình. Tuy nhiên “nút thắt” khiến việc áp dụng tại địa phương ngay trong năm học 2018 – 2019 chính là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Hiện tại, nhiều nơi vẫn chưa thể đáp ứng tốt nhất các điều kiện này cho chương trình mới. “Ở Nghệ An, cơ sở vật chất nhiều vùng miền núi, vùng cao còn khó khăn, đội ngũ giáo viên cũng chưa đủ chuẩn và còn rất nhiều hạn chế. Tôi đề nghị nên lùi thời gian áp dụng để địa phương chuẩn bị hiệu quả hơn” – bà Chi nói.
Nhiều địa phương cho rằng chương trình giáo dục phổ thông mới nên lùi thời gian áp dụng. ảnh: Tùng Anh
Đồng tình với quan điểm này, bà Nguyễn Thị Minh Giang – Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Kiên Giang cũng cho rằng, việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới có rất nhiều nội dung quan trọng. “Nói là đổi mới toàn diện từ chương trình cho tới sách giáo khoa nên điều kiện cũng phải đồng bộ, tương xứng. Nếu năm 2018 bắt đầu áp dụng, chúng ta sẽ chỉ còn 1 năm, trong 1 năm liệu có đảm bảo được điều kiện này không?” – bà Giang đặt câu hỏi. Bà Giang cũng cho rằng, Bộ GDĐT nên triển khai từng nội dung chứ không nên triển khai đồng loạt cùng một lúc, như vậy nhiều địa phương sẽ không thể kham nổi. Trong khi đó, đại diện Sở GDĐT tỉnh Nam Định thì cho rằng, Bộ GDĐT cần công bố điều kiện tối thiểu của các địa phương khi bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Nếu địa phương nào còn quá nhiều khó khăn, không đủ điều kiện để áp dụng ngay thì nên cho lùi lại.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, việc đổi mới là cần thiết, tuy nhiên đổi mới một lần để áp dụng cho nhiều năm nên cần làm cho kỹ lưỡng. “Nếu thấy địa phương chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng thì có thể lùi. Tuy nhiên, ngay bây giờ phải mang tinh thần đổi mới vào dạy chương trình cũ, kết hợp tập huấn giáo viên chứ không nhất thiết phải chờ chương trình mới. Lãnh đạo địa phương phải “chuyển” cái tinh thần đó xuống tất cả giáo viên để họ có thời gian tự xác định lại rằng mình phải đổi mới, vì giáo viên chính là nhân tố quan trọng nhất của công cuộc này” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Sao giáo viên thừa nhiều thế?
Video đang HOT
Tôi nói một cách công khai là “chạy” việc rất khó, rất nhiều thầy cô thậm chí vừa dạy vừa “mai phục”. Thầy cô dạy hợp đồng trong trường luôn trong tình trạng “nhấp nhổm” chờ để vào biên chế. Chính vì vậy, ngành giáo dục cần làm nghiêm túc hơn việc dự báo nhân lực, nắm chắc được số lượng cử nhân mỗi năm và tuyển biên chế một cách nghiêm túc”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Giáo viên là yếu tố quyết định đến thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy nhiên hiện tại, đội ngũ này vẫn đang “bề bộn” vì thừa – thiếu cục bộ, cử nhân sư phạm thất nghiệp và đầu vào tuyển sinh sư phạm … chạm sàn. Nói về nguyên nhân của tình trạng này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng tất cả từ khâu yếu kém trong việc dự báo nguồn nhân lực dẫn đến việc đào tạo giáo viên tràn lan. Theo ông Đam, ngành giáo dục là ngành có đủ điều kiện tốt nhất để có thể dự báo nguồn nhân lực nhưng lại không làm được điều này là vô lý.
“Không một ngành nào biết trước nhu cầu thị trường tốt bằng ngành giáo dục. Thế nhưng làm sao mà thừa nhiều giáo viên đến thế? Các ngành khác, hỏi vì sao thừa còn khó trả lời, nhưng với ngành giáo dục, có ai trả lời được là tại sao vẫn không dự báo được?” – ông Đam đặt câu hỏi. Phó Thủ tướng cho rằng, nguồn giáo viên chưa ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong năm tới và việc đảm bảo chất lượng đào tạo.
“Đây là trách nhiệm của Bộ GDĐT và các địa phương. Trong khi vẫn đang thiếu hàng chục nghìn giáo viên mầm non thì tại sao các tỉnh lại “ngại” đụng chạm đến đội ngũ giáo viên thừa? Tại sao không bồi dưỡng để chuyển đổi để giáo viên môn thừa môn thiếu, trường thừa trường thiếu, cấp này thừa cấp kia thiếu?” – Phó Thủ tướng nói.
Thừa nhận những bất cập, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong năm học mới 2017 – 2018, ngành giáo dục sẽ tập trung vào giải quyết 3 nhóm nhiệm vụ trong đó ưu tiên việc quy hoạch lại mạng lưới giáo viên. “Các địa phương tiếp tục rà soát, quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Đẩy nhanh quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên” – ông Nhạ nói.
Theo Danviet
Học sinh Hà Nội tựu trường với những thay đổi mới gì?
Ngày 14/8, học sinh THCS và THPT của Hà Nội đã trở lại trường học, bước vào năm học mới 2017-2018. Năm học này sẽ có nhiều thay đổi về nội dung giáo dục.
Bước vào năm học mới, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết các bậc học đều có những giải pháp đổi mới mạnh mẽ. Trong đó, với khối phổ thông, học sinh thủ đô sẽ được đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng.
Cùng với đó, việc dạy và học ngoại ngữ sẽ được nâng cao, đặc biệt là áp dụng mô hình hội nhập, đào tạo song bằng tú tài.
Áp dụng nhiều nội dung giáo dục mới
Ông Chử Xuân Dũng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết năm học mới, Hà Nội đặc biệt quan tâm việc điều chỉnh nội dung dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đặc biệt, các trường sẽ được bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp.
Hình thức giáo dục hướng nghiệp sẽ được tăng cường tính thực tiễn. Lần đầu tiên, trong năm học 2017-2018, đội ngũ giáo viên tư vấn tâm lý sẽ được chính thức đào tạo, bồi dưỡng bài bản, đến 100% các cơ sở giáo dục.
Năm nay, Hà Nội cũng chú trọng đến công tác trang bị kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt quan tâm tới giáo dục pháp luật, trong đó ưu tiên chính thức đưa vào chương trình chính khóa 4 tiết học về an toàn giao thông ở khối THPT. Đi kèm với đó là các thời lượng sinh hoạt chuyên đề bắt buộc về phòng chống tệ nạn ma túy, phòng chống cháy nổ...
Riêng với việc dạy và học ngoại ngữ, ngành giáo dục Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, năm học này là lần đầu tiên thực hiện thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc - Chứng chỉ A Level tại trường THPT Chu Văn An; triển khai mở rộng chương trình giáo dục của Cambridge vào đào tạo tại một số trường như Hà Nội - Amsterdam và các trường khác.
Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tăng cường đào tạo giáo viên dạy song ngữ các môn khoa học tự nhiên cấp THPT. Phát huy hiệu quả và mở rộng mô hình liên kết với các công ty, trung tâm Ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài để tăng cường dạy bổ trợ ngoại ngữ trong các trường phổ thông.
Niềm vui ngày tựu trường năm học mới 2017-2018. Ảnh: Hoàng Hà.
Chưa triển khai thi 3 môn trong kỳ tuyển sinh lớp 10
Một trong những nội dung được phụ huynh, học sinh đặc biệt quan tâm trong năm học mới này là đổi mới trong các kỳ tuyển sinh đầu cấp. Hiện nay, nhiều phụ huynh đang truyền tai nhau về việc Hà Nội sẽ thi 3 môn Toán, Văn và Ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10, thay vì thi hai 2 môn Toán, Văn và kết hợp với điểm xét tuyển học bạ 4 năm THCS như lâu nay vẫn làm.
Điều này khiến các bậc phụ huynh, học sinh khá lo lắng khi mặt bằng trình độ ngoại ngữ của học sinh phổ thông trên địa bàn Hà Nội có sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực ngoại thành và nội thành.
Về thông tin này, ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết năm 2018, chắc chắn Hà Nội sẽ chưa triển khai thi 3 môn để tuyển sinh vào lớp 10. Thực tế, thay đổi về thi và tuyển sinh tác động rất lớn đến tâm lý người dân.
Việc thi ngoại ngữ cũng đòi hỏi nhiều điều kiện, trong đó điều kiện đầu tiên là phải có một quá trình tương đối dài để học sinh chuẩn bị bởi môn học này không phải cứ "nhồi nhét" là có thể đạt điểm cao ngay dù là có cả một năm học sắp tới.
Theo ông Phạm Văn Đại, Hà Nội cũng đã đưa vấn đề này ra bàn bạc qua 2-3 hội thảo và tham vấn ý kiến chuyên gia, nhưng cũng có nhiều ý kiến chưa đồng thuận. Vì vậy, việc đưa ra thay đổi sẽ không được tiến hành một cách đột ngột mà phải có sự chuẩn bị, thông báo sớm tới phụ huynh, học sinh.
Được biết, Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn đang tiến hành lên phương án đổi mới tuyển sinh để xin ý kiến người dân và các cấp lãnh đạo thành phố. Hiện, Hà Nội mới chỉ áp dụng đưa ngoại ngữ là môn thi bắt buộc với học sinh đăng ký tuyển sinh hệ chuyên tại 4 trường chuyên: Hà Nội - Amsterdam, Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây.
Ông Chử Xuân Dũng - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Năm học mới, Hà Nội đặc biệt quan tâm việc điều chỉnh nội dung dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đặc biệt, các trường sẽ được bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp. Hình thức giáo dục hướng nghiệp sẽ được tăng cường tính thực tiễn.
Theo Duy Anh / An Ninh Thủ Đô
Năm học mới "thổi" chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng nhẹ Tổng cục Thống kê (TCTK) vừa công bố báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và thị trường giá cả tháng 9 và 9 tháng đầu năm. Theo đó, CPI tháng 9 tăng 0,54% so với tháng trước, tăng 3,34% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,14% so với tháng 12 năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng bình...