Bơm tiền nhiều nhưng vẫn thiếu tiền – Điều gì đang xảy ra?
Tiền từ siêu nới lỏng định lượng, các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế là “bao la”, nhưng nhiều doanh nghiệp, tổ chức, nhà đầu tư (NĐT), cá nhân… vẫn đều than thiếu tiền…
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành gói cứu trợ trị giá 484 tỷ USD, nâng tổng số tiền cứu trợ, kích thích kinh tế lên gần 3.000 tỷ USD.
Cho đến nay, tổng số tiền thông qua các gói kích thích, cứu trợ của nhiều quốc gia trên toàn cầu (đã thực hiện và cả cam kết) đã lên tới hàng chục ngàn tỷ USD nhằm giải cứu kinh tế thế giới khỏi nguy cơ suy thoái vì dịch COVID-19. Bên cạnh đó còn hàng loạt biện pháp bổ sung thông qua chính sách tiền tệ, tài khóa khác mà tổng số lượng của nó lớn gấp nhiều lần các đợt giải cứu kinh tế trong các cuộc khủng hoảng trước đây.
Chủ yếu dành tiền trả nợ
Số liệu từ Viện Tài chính quốc tế (IIF) và Bloomberg cho biết nợ toàn thế giới đã lên tới 260 ngàn tỷ USD. Con số này gấp đôi 20 năm trước và có tốc độ tăng ngày càng nhanh. Lý do các NHTW, Chính phủ các nước cần tiền để giải cứu thế giới bằng các cách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất, bơm tiền, cho vay các loại…nhằm kích thích tiêu dùng và đầu tư. Nhưng điều này khiến Chính phủ, doanh nghiệp đến người dân đều bị mắc nợ. Khủng hoảng dịch bệnh đã làm nhiều người mới thấy rằng họ không giàu như họ nghĩ. Nhiều tài sản của họ như xe, nhà, cổ phần…đều được tài trợ bởi…nợ vay.
Đã có nhiều câu chuyện nhiều người trong giai đoạn dịch bệnh bất ngờ đã không có thu nhập hoặc có rất ít, không đủ trả nợ ngân hàng, phải chuyển sang ở nhà thuê và buộc phải bán nhà, bán xe và các tài sản khác hòng trả được nợ. Số liệu từ các ngân hàng thương mại Việt Nam trong hơn một tháng qua cho thấy tỷ lệ bán giải chấp các tài sản thế chấp bất động sản, xe cộ… tăng vọt.
Video đang HOT
Trong tổng số nợ 260 ngàn tỷ USD nói trên, thì đáng lo nhất là nợ công, nợ của các doanh nghiệp phi tài chính và nợ hộ gia đình tăng rất nhanh. Theo Bloomberg và nguồn từ các NHTW như FED, ECB, BoJ thì trong 20 năm qua, nợ công của Mỹ, Châu Âu và Nhật tăng gấp 4-5 lần. Còn nợ của hộ gia đình kể từ trước khủng hoảng 2008 đến nay tăng thêm hơn 30%, trong khi nợ của các doanh nghiệp phi tài chính tăng gần gấp đôi. Nhưng nợ của các doanh nghiệp tài chính chỉ tăng khoảng 10% kể từ sau khủng hoảng 2008. Với cơ cấu và tốc độ tăng nợ này thì nhóm dễ bị tổn thương nhất lại có tốc độ tăng nợ cao nhất.
Như vậy, lượng tiền mới trong các gói khích thích sẽ được dành phần lớn để…trả nợ trước tiên. Các doanh nghiệp, cá nhân cũng cần phải trả nợ, trang trải các chi phí để tồn tại, tránh bị phá sản… Tại Việt Nam cũng xuất hiện tình trạng này. Số liệu của các cơ quan chức năng cho thấy kết thúc quý 1/2020, tín dụng chỉ tăng trưởng 1,3% so với cùng năm trước nhưng đến gần kết thúc tháng 4 thì tín dụng lại tăng trưởng âm khoảng 0,5% – phản ánh rõ cầu tín dụng thấp và các thành phần trong nền kinh tế đang tập trung trả nợ hoặc chỉ cố gắng duy trì.
Tiền không chảy mạnh vào nền kinh tế
Các tài sản đầu cơ lại hút được dòng tiền mạnh nhất ngay sau khi FED và các NHTW khác công bố các gói kích cầu. Chứng khoán toàn cầu tăng “như chưa bao giờ được tăng”. Nhiều thị trường lấy lại phần lớn những gì đã mất và bước vào chu kỳ tăng mạnh. Và chứng khoán Việt Nam cũng tăng như vũ bão trong hơn 1 tháng qua nhưng trừ NĐT cá nhân mua ròng, còn NĐT ngoại bán ròng trong 4 tháng đầu năm với mức cao nhất lịch sử thị trường. Theo sau là các NĐT tổ chức trong nước, các công ty chứng khoán. Trong 4 nhóm NĐT thì 3 nhóm lớn nhất rất kiên định bán ra. Theo đó, xu hướng tăng sẽ khó duy trì lâu.
Các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ như thế, nhưng mức độ phòng thủ quá cao, tâm lý đầu cơ trong bối cảnh dịch bệnh đã không làm tiền chảy mạnh được vào nền kinh tế, gây ra nhiều hệ lụy như GDP quý I/2020 của Trung Quốc giảm 6,8% so với cùng kỳ và là lần đầu tiên nước này có quý tăng trưởng âm kể từ năm 1992. GDP quý 1 của Mỹ cũng âm 4,8%; Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng vọt với hơn 30 triệu người phải nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Số lượng công ty phá sản tăng theo cấp số nhân ở cấp độ toàn cầu và giá dầu giao sau tháng 5 rớt về mức âm lần đầu tiên trong lịch sử bất chấp OPEC nỗ lực cắt giảm. Điều này cho thấy kinh tế yếu kém dẫn đến nhu cầu năng lượng giảm nhanh hơn cả giảm sản lượng.
Nên ứng phó thế nào?
Để tránh vỡ nợ lúc này, điều đầu tiên cần xác định tương đối tổng nợ của từng thành phần kinh tế hiện nay, sau đó mới lên kế hoạch giãn nợ, tạm ngưng trả nợ, giảm lãi hoặc có thể miễn một khoảng thời gian đến khi doanh nghiệp, người dân bắt đầu làm việc có lãi trở lại (NHTM phải kiểm soát được dòng tiền) dưới sự điều tiết của Chính phủ và NHTW kèm các biện pháp phối hợp giúp doanh nghiệp tồn tại được giai đoạn này. Có như thế khi nỗi lo nợ nần tạm lắng, “có thực thì đạo mới vực được”.
Tiếp đó tính toán số tiền thông qua các gói kích cầu, nới lỏng định lượng… cho phù hợp. Như vậy hiệu quả vừa cao hơn mà còn “tính đường lùi” khi mà kinh tế tăng trưởng tốt trở lại có thể hút bớt về giảm nợ, tránh lạm phát quá mức cũng như duy trì việc kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Khi đó, các thành phần kinh tế sẽ cùng nhau lao động, hoạt động kinh doanh, tiêu dùng.
Ngoài ra cũng phải tránh dòng tiền đổ vào các tài sản rủi ro như vàng, bất động sản, chứng khoán… mang yếu tố đầu cơ bởi sẽ không tập trung được tiền vào nền kinh tế. Cần phải định hướng cho dòng tiền chảy đúng vào những ngành nghề, lĩnh vực mang lại giá trị bền vững cho kinh tế quốc gia.
Trung Quốc tiếp tục bơm thêm 7,9 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng
Đây là động mới nhất trong một loạt các biện pháp nhằm đảm bảo đủ thanh khoản cho nền kinh tế đang phải "vật lộn" với những hậu quả khủng khiếp từ đại dịch Covid-19.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã gia hạn một số Quỹ mục tiêu đến hạn vào hôm qua (24/4) cùng với việc cắt giảm lãi suất cho các khoản vay. Đây là hành động mới nhất trong một loạt các biện pháp nhằm đảm bảo đủ thanh khoản cho nền kinh tế đang phải "vật lộn" với những hậu quả khủng khiếp từ đại dịch Covid-19.
PBOC đã bơm 56,1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 7,9 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng thông qua cơ sở cho vay trung hạn được nhắm mục tiêu (TMLF), vừa đúng lúc các khoản nợ trị giá 267,4 tỷ nhân dân tệ đến hạn.
Khoản tài trợ 1 năm được cung cấp với mức lãi suất là 2,95%, giảm 20 điểm so với mức 3,15% hồi tháng 1. Trước đó, các nhà phân tích cũng đã dự đoán một đợt cắt giảm TMLF sau khi lãi suất của hàng loạt công cụ chính sách khác được hạ xuống mức thấp nhất mọi thời đại.
Theo một báo cáo, PBOC đã không tiếp tục cung cấp tài trợ ngắn hạn thông qua các hoạt động thị trường mở trong 17 ngày liên tiếp. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống còn 2,46%, mức thấp nhất kể từ năm 2002. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu tương lai cùng kỳ hạn tăng 0,32% trong sáng qua (24/4) tại Thượng Hải.
Việc cắt giảm lãi suất nói trên đã giúp TMLF trở nên phù hợp với các công cụ tiền tệ khác, một phần của các biện pháp "xoa dịu" nền kinh tế và củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Cùng với đó, một loạt các biện pháp kích thích trong những tháng gần đây đã tạo ra mức thanh khoản dồi dào hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc khi các biện pháp phong tỏa đã khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2020 của nước này lần đầu tiên giảm xuống mức âm kể từ những năm 1970.
"Quy mô của các đợt chào bán đã bị thu hẹp khá nhiều. Điều đó cho thấy rằng cơ sở TMLF không còn hấp dẫn đối với các ngân hàng, do có sẵn các kênh cấp vốn thay thế bao gồm các kênh tái cho vay và tái chiết khấu", Becky Liu, người đứng đầu chiến lược vĩ mô của Trung Quốc tại Standard Chartered Bank ở Hồng Kông cho biết.
Được tạo ra vào năm 2019, TMLF đã được ngân hàng trung ương sử dụng để luân chuyển thanh khoản đến các bộ phận cụ thể của nền kinh tế đồng thời tránh được việc thừa vốn trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, suy nghĩ đó đã thay đổi mạnh mẽ kể từ khi sự bùng phát virus đòi hỏi phải nới lỏng tiền tệ rộng hơn nhiều.
Xing Zhaopeng, chuyên gia kinh tế thị trường của chi nhánh Ngân hàng ANZ tại Thượng Hải cho biết, các công cụ tái cấp vốn và tái chiết khấu của PBOC hấp dẫn hơn đối với nhiều ngân hàng nhỏ hiện nay vì họ cung cấp tài trợ ở mức rẻ hơn so với TMLF.
Tham khảo: South China Morning Post
Thái Bích Phương
Giá vàng hôm nay 31/3: Tiến đều và chắc, vững vàng đỉnh giá Giá vàng hôm nay 31/3 trên thị trường thế giới treo trên đỉnh cao nhiều năm do vẫn là lựa chọn hàng đầu trong bối cảnh các nước đồng loạt bơm tiền và đồng USD suy yếu nhanh chóng sau quyết định của ông Donald Trump. Đêm 30/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.626 USD/ounce. Giá vàng...