Bom tấn đắt nhất Trung Quốc bị chê không thương tiếc
Phim của Lưu Đức Hoa, Bành Vu Yến có kinh phí hơn 3.000 tỷ như bị cho là “đầu voi đuôi chuột”.
Trailer Tử chiến trường thành.
Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc vĩ đại của người dân Trung Quốc, kỳ quan của thế giới cổ đại. Được xây dựng ròng rã qua nhiều thế kỷ với chiều dài hơn 8.000 km, xung quanh câu chuyện về bức trường thành kỳ vĩ này là bao nhiêu huyền thoại, truyền thuyết.
Lấy cảm hứng từ những câu chuyện ấy, Tử chiến trường thành đưa người xem đến với bối cảnh đất nước Trung Hoa thời phong kiến Bắc Tống. Đây là nơi đã thu hút biết bao nhiêu kẻ thèm khát, liều lĩnh đến từ phương Tây bởi một loại vũ khí mang tên hỏa dược, trong đó có William Garin (Matt Damon) và Pedro Tovar (Pedro Pascal).
Sau khi bị phát hiện và tống giam bên trong Vạn Lý Trường Thành, cả hai đã vô tình phát hiện ra những bí ẩn đáng sợ đằng sau công trình được coi là đệ nhất kỳ quan của thế giới. Bị cuốn vào cuộc chiến chống lại những con quái thú khát máu, những người lính đánh thuê này đã đứng chung một chiến tuyến với các tướng lĩnh tinh nhuệ của quân đội Bắc Tống trong cuộc chiến chống lại đối thủ với sức mạnh đáng sợ.
Garin đã thực sự trở thành một thủ lĩnh anh hùng trên Vạn Lý Trường Thành trong trận chiến cuối cùng để bảo vệ loài người.
Kỹ xảo mãn nhãn
Được đầu tư 150 triệu đô (hơn 3.000 tỷ) và được đạo diễn bởi Trương Nghệ Mưu, người từng đoạt 3 đề cử Oscar và 5 đề cử quả cầu vàng, Tử chiến trường thành còn quy tụ dàn sao nổi tiếng bậc nhất của Hollywood và điện ảnh Hoa ngữ như Matt Damon, Cảnh Điềm, Bành Vu Yến, Lưu Đức Hoa…
Sự kết hợp giữa dàn sao đình đám của Hollywood và điện ảnh Hoa ngữ.
Đoàn làm phim có số thành viên lên tới 1.300 người, tới từ 37 quốc gia trên thế giới. Riêng đội ngũ phiên dịch đã lên tới 80 người. Đặc biệt, để tái hiện lại đúng bối cảnh lịch sử thời kỳ Bắc Tống, đoàn làm phim đã huy động 500 diễn viên quần chúng, với trang phục được chuẩn bị kỹ lưỡng, đẹp mắt, giúp tái hiện một đội quân anh dũng, oai hùng.
Và quả thật, sự đầu tư và chuẩn bị đó đã không gây thất vọng.
Tử chiến trường thành đem đên sự cân bằng gần như tuyệt đối giữa văn hoá Đông – Tây. Nét Châu Á được thể hiện một cách rõ nét ngay từ mặt hình ảnh với bối cảnh Trung Quốc thời phong kiến, sử dụng kiến trúc và phục trang long phụng đặc trưng của phim kiếm hiệp.
Lồng vào đó một cách tinh tế chính là phong cách phim thần thoại phương Tây với tông màu vàng ấm gợi nhớ khán giả đến những tựa phim kinh điển như Chúa tể chiếc nhẫn hay mới đây nhất là The Hobbit.
Trương Nghệ Mưu khéo léo cân bằng 2 nét văn hóa Á – Âu
Xa hơn về mặt triết lý Đông phương, là sự hiện diện của ngũ hổ tướng với 5 cánh quân ngũ hành bình thiên hạ đặc trưng trong văn học cổ điển Trung Hoa, là sự “trung với vua, phụng với quốc”, là chữ “tín” được xem là kim chỉ nam trong tim của mỗi tướng sĩ.
Cân bằng với triết lý Trung Hoa là những tình tiết lấy cảm hứng từ những bộ phim nổi tiếng của điện ảnh Hollywood. Có thể kể đến như Chúa tể của những chiếc nhẫn với hình ảnh chiến sĩ liều chết trên thành trước sự tấn công của quái vật, War World Z với cảnh quái vật giẫm đạp nhau leo lên tường thành và thậm chí là Pacific Rim với cách xây dựng hình tượng của những con quái vật Tào Thiết.
Video đang HOT
Thế giới đồ sộ và khổng lồ mang đậm chất giao thoa giữa 2 nền văn hóa Á – Âu được nhào nặn dưới bàn tay của Trương Nghệ Mưu thực sự đã khiến khán giả choáng ngợp.
Phim có những khung cảnh hoành tráng với góc quay đậm chất nghệ thuật
Tử chiến trường thành có những khung cảnh hoành tráng với góc quay đậm chất nghệ thuật. Cái chất Hollywood được thể hiện rõ nét và khiến người xem liên tưởng đến những hình ảnh trong chuỗi phim Star Wars.
Theo nhiều ý kiến đánh giá, bộ phim khác hẳn so với những sản phẩm điện ảnh thông thường của Trung Quốc và có thể sánh ngang với các bộ phim bom tấn Hollywood về mặt kỹ xảo. Tuy nhiên, nội dung cũng như chiều sâu của các nhân vật gặp không ít ý kiến chỉ trích.
Nhưng vẫn còn đó những tiếc nuối
Trong bài phỏng vấn với The Hollywood Reporter mới đây, Trương Nghệ Mưu nói đã đến thời điểm thực hiện bom tấn vì “bây giờ người ta chỉ bàn về doanh thu” và “giới trẻ coi việc ra rạp là nhu cầu thiết yếu”.
Trương Nghệ Mưu còn nhấn mạnh, ngày nay người ta không thích xem những phim quá nặng nề mà chuộng những đề tài đơn giản.
Phim bị đánh giá thừa giải trí, thiếu nghệ thuật mang thương hiệu Trương Nghệ Mưu.
Và quả thật, tuy đã phần nào thành công về mặt giải trí nhưng Tử chiến trường thành lại thiếu đi chất nghệ thuật như nhiều bộ phim mang thương hiệu Trương Nghệ Mưu trước đó.
Truyền thông Trung Quốc đã “rộn ràng” mổ sẻ sau khi bộ phim ra rạp ở nước này hồi cuối năm ngoái.
“Vấn đề lớn nhất của bộ phim này là kịch bản được chia ra nhiều phần nhàm chán, nhân vật phẳng lì, câu chuyện “thiểu năng” và quá thiếu trí tưởng tượng” một nhà phê bình gay gắt.
Một cây bút khác viết: “Sử dụng các yếu tố của văn hóa Trung Quốc như đèn trời, áo giáp, các chiến binh thời Tần…, nhưng hầu như bộ phim không thúc đẩy được những giá trị văn hóa của chúng. Trương Nghệ Mưu đã đạo diễn một bộ phim “bắp rang bơ” kiểu Hollywood như cách ông ta từng đạo diễn Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008: sử dụng thật nhiều tiền, thật phô trương”.
“Chúc mừng Trương Nghệ Mưu, cuối cùng ông đã hoàn thành một mớ hỗn độn, trống rỗng, phi logic”… – là những lời chỉ trích nặng nề khác.
Một điểm trừ nữa trong bom tấn lần này đó là sự nhạt nhòa của dàn sao Trung Quốc. Những cái tên đầy trọng lượng Lưu Đức Hoa, Trương Hàm Dư, Bành Vu Yến, Lâm Canh Tân…, nhưng họ chỉ được sắm vai phụ, với đất diễn rất ít ỏi và không được đầu tư xây dựng đúng mức.
Cảnh Điềm gây thất vọng dù có nhiều đất diễn.
Trong khi đó, nhân vật của nữ diễn viên Cảnh Điềm được ưu ái dành cho nhiều đất diễn nhưng lại gây thất vọng. Sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, ưa nhìn, nhưng khả năng biểu cảm cùng trình độ diễn xuất còn hạn chế khiến “mỹ nhân Bắc Kinh” bị la ó ngay tại quê hương khi phim khởi chiếu.
Theo Danviet
Có gì trong bom tấn đắt nhất TQ của Trương Nghệ Mưu?
Đây được coi là bộ phim đắt tiền nhất trong lịch sử điện ảnh của Trung Quốc với độ hoành tráng.
Trương Nghệ Mưu được xem là một trong những đạo diễn vĩ đại nhất trên thế giới. Trong sự nghiệp của mình, ông đã cống hiến hàng loạt kiệt tác cho ngành nghệ thuật thứ 7 của Châu Á nói riêng và thế giới nói chung.
Thập Diện Mai Phục là tác phẩm kinh điển - khi bi kịch kết hợp cùng sự tài tình của nghệ thuật hình ảnh.
Ngay từ tác phẩm đầu tay - Cao Lương Đỏ (1987), Trương Nghệ Mưu đã tạo được tiếng vang lớn trên toàn cần, đồng thời, ông cũng sở hữu gia tài hàng loạt giải thưởng danh giá bao gồm: từng 3 lần được đề cử giải thưởng Oscar và 5 lần được đề cử Quả Cầu Vàng. Nhắc đến các tác phẩm mang dấu ấn của ông không thể không thể kể đến loạt phim đầy tay huyền thoại Cúc Đậu, Đèn Lồng Đỏ Treo Cao, Anh Hùng, Thập Diện Mai Phục và Hoàng Kim Giáp.
Với bất cứ đề tài nào, bàn tay kỳ diệu của người đạo diễn họ Trương đều biến chúng trở nên chân thực, sống động, đầy cảm xúc và giàu tính nghệ thuật trên màn ảnh. Những thước phim mộc mạc, dung dị của Thu Cúc Đi Kiện hay Đường Về Nhà đã chạm tới trái tim khán giả.
Những cảnh quay hành động mãn nhãn, ước lệ trong Anh Hùng hay Thập Diện Mai Phục khẳng định rằng ông không chỉ giỏi khai thác tâm lý nhân vật mà còn biết cách mỹ hóa chúng, từ hình ảnh cho đến tinh thần tác phẩm.
Dự án mới nhất của Trương Nghệ Mưu sẽ là bộ phim Tử Chiến Trường Thần - bom tấn sẽ ra mắt mùa Tết Nguyên Đán năm nay.
Tử Chiến Trường Thành (Tựa gốc: The Great Wall) là tác phẩm mới nhất của Trương Nghệ Mưu. Đây là bom tấn có kinh phí cao nhất trong lịch sử về kỳ quan thế giới Vạn Lý Trường Thành. Đồng thời cũng có thể nói đây là tác phẩm Châu Á có quy mô lớn nhất từ trước đến nay từng được sản xuất.
Là đạo diễn của bộ phim khổng lồ này, Trương Nghệ Mưu bày tỏ trong niềm phấn khích: "Đây là một bộ phim kể về lịch sử của Vạn Lý Trường Thành, được quay hoàn toàn tại Châu Á. Điều khiến tôi cảm thấy hào hứng với bộ phim này nhất chính là việc nó mang đậm màu sắc văn hoá Á Châu. Dù trong phim có sự xuất hiện của những quái thú vô cùng khát máu, nhưng trên tất cả, người xem vẫn sẽ được thưởng thức một câu chuyện thú vị, giúp mang lại cho họ nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau."
Những thước phim kỳ vĩ về Vạn Lý Trường Thành được gắn kết cùng câu chuyện chống quái vật
Mặc dù là đạo diễn quốc tế tiếp xúc nhiều với nền văn hóa Hollywood nhưng Trương Nghệ Mưu luôn giữ được bản sắc riêng trong các tác phẩm của mình. Những dấu ấn ấy tiếp tục được thể hiện rõ trong Tử Chiến Trường Thành.
Những phân đoạn trống dồn dập gợi nhớ đến hình ảnh lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh mà ông từng đạo diễn. Bên cạnh đó, rừng tên và tạo hình ấn tượng của cánh quân Hạc Phi cùng các nữ chiến binh nhảy từ trên cao lại có nét giống với kinh kịch Trung Quốc. Ông tiếp tục mang đến những thước phim thẩm mỹ, phối trộn màu sắc một cách sống động.
Dàn diễn viên đa quốc tịch: Cảnh Điềm, Lưu Đức Hoa, Matt Damon... là những tên tuổi đáng chú ý trong Tử Chiến Trường Thành
Qua bàn tay "phù thủy" của mình, Trương Nghệ Mưu muốn biến Tử Chiến Trường Thành tác phẩm đột phá nhất từ trước đến nay của mình, từng chi tiết nhỏ trong phim được ông dành nhiều thời gian nghiên cứu để có kết quả hoàn hảo nhất.
Trương Nghệ Mưu thậm chí đã cho gửi đến nhà thiết kế sản xuất của bộ phim - John Myhre hai chiếc hai chiếc thùng lớn chứa đầy những cuốn sách và tranh ảnh về thời kỳ 1100 sau Công Nguyên (bối cảnh trong phim) để John có thể hiểu thêm về bối cảnh thời gian cũng như khắc hoạ một cách chân thực và ấn tượng Vạn Lý Trường Thành trên màn ảnh rộng.
Trương Nghệ Mưu đã dành nhiều thời gian cùng John Myhre để bàn bạc và đề ra các phương án đảm bảo được tính chính xác về thiết kế cũng như ý nghĩa lịch sử của bức tường thành vĩ đại này. Đoàn làm phim nhận thấy rằng không còn bất cứ đoạn tường nào của bức Trường Thành còn giữ nguyên được hiện trạng ban đầu.
Vì vậy họ đã đi tới rất nhiều đoạn khác nhau của Trường Thành và chụp lại những chi tiết nhỏ nhất còn sót lại. Và đoàn làm phim, dưới sự chỉ đạo của Trương Nghệ Mưu, đoàn làm phim đã dùng hơn 200.000 viên gạch để dựng nên bức tường thành phục vụ cho cảnh quay. Bức tường được dựng bằng đá, gạch và đất, hệt như cách người ta đã xây dựng nên Vạn Lý Trường Thành ở thế kỷ thứ 12.
Từng chi tiết trên mỗi khung hình được chăm chút cẩn thận để mang lại trải nghiệm hoàn hảo nhất
Màu sắc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ phim, đặc biệt đối với nhà làm phim được coi là bậc thầy về màu sắc như Trương Nghệ Mưu. Được lựa chọn cho vai trò nhà thiết kế phục trang trong phim lần này là nhà thiết kế kỳ cựu Mayes Rubeo, người đã góp phần làm nên thành công cho những bom tấn đình đám như "Avatar", "Apocalypto" và "Warcraft". Rubeo đã dành rất nhiều thời gian để bàn bạc về ý nghĩa của từng gam màu trước đi đưa ra quyết định về việc lựa chọn màu sắc nào cho trang phục của các diễn viên.
Nhà thiết kế này cho biết: "Bộ phim lấy bối cảnh là thời kỳ Bắc Tống ở thế kỷ 12, vì thế rất nhiều mẫu trang phục đã được thiết kế lấy cảm hứng từ thời kỳ lịch sử này. Cùng với những loại vải vóc Châu Á, tôi cũng đã sử dụng rất nhiều loại vải được đưa tới từ Châu Âu, Pháp và Ý rồi sử dụng những kỹ thuật may vá và thêu thùa Châu Á để làm nên những bộ trang phục đẹp mắt trong phim."
Trang phục của Matt Damon trong phim vừa phải khéo léo lồng ghép các yếu tốt giữa văn hóa Châu Âu - nơi anh xuất thân với kỹ thuật áo giáp phương Đông đầy mạnh mẽ
Trương Nghệ Mưu luôn là người đi tiên phong nâng tầm vóc của điện ảnh Châu Á. Với mức kinh phí 150 triệu USD, đồng thời được hỗ trợ bởi đội ngũ sản xuất lừng danh của Hollywood cùng các diễn viên tên tuổi như Matt Damon, Lưu Đức Hoa và Cảnh Điềm, Trương Nghệ Mưu hứa hẹn tạo nên Tử Chiến Trường Thành hoành tráng, lôi cuốn nhất trong lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới của điện ảnh.
Liệu đây có phải là một Avatar của châu Á, tác phẩm đánh dấu bước cách tân mang tầm vĩ mô của một thời đại nghệ thuật trên màn ảnh rộng?
Ngập tràn những phân cảnh đẹp mê hoặc lòng người, Tử Chiến Trường Thành hứa hẹn gây kinh ngạc cho người xem bởi sự duy mỹ của đạo diễn Trương Nghệ Mưu
Tử Chiến Trường Thành dự kiến khởi chiếu từ 03.02.2017 tại Việt Nam.
Trailer đậm chất kỹ xảo của bộ phim
Theo Danviet
Dàn diễn viên cực "đỉnh" trong bom tấn của Trương Nghệ Mưu Điểm danh dàn diễn viên cực khủng trong bom tấn "Tử Chiến Trường Thành" đắt giá nhất của Trương Nghệ Mưu. The Great Wall (Tựa Việt: Tử Chiến Trường Thành) là tác phẩm mới nhất đánh dấu sự trở lại của của đạo diễn tài danh Trương Nghệ Mưu sau hơn 2 năm vắng trên màn ảnh rộng. Đây là tác phẩm tâm...