Bom chùm sẽ không thay đổi tình hình ở Ukraine?
Bom chùm có thực sự hiệu quả trên chiến trường Ukraine hay không khi việc chuyển giao vũ khí này đang nhận nhiều phản đối đến từ cả đồng minh của Mỹ.
Ngày 11/7, ông Vasily Kashin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu toàn diện Châu Âu và Quốc tế nói với hãng tin TASS rằng, việc chính quyền Mỹ chuyển giao bom chùm cho Ukraine sẽ không cải thiện tình hình cho Kiev mà ngược lại còn làm tăng rủi ro tiềm ẩn cho dân thường. Ông Kashin cũng nhấn mạnh rằng, Ukraine “đã và đang sử dụng bom chùm do Liên Xô sản xuất”.
“Việc sử dụng bom, đạn chùm tăng lên có thể gây nguy hiểm nhiều hơn cho dân thường, bởi môi trường xung quanh sẽ bị ô nhiễm với một số lượng lớn các mảnh bom, đạn chùm chưa nổ”, ông Kashin nói. Hiện vẫn chưa thể xác định mức độ nguy hại cụ thể mà loại vũ khí này gây ra cho người dân là như thế nào. Tuy nhiên, những lo ngại mà chuyên gia này đưa ra là có cơ sở, nếu như Nga cũng có những hành động tương tự trong thời gian tới.
Vào ngày 7/7, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói nước này đã quyết định gửi bom, đạn chùm tới Ukraine, bất chấp việc Liên hợp quốc phản đối.
Ông cũng nói rằng Kiev đã có văn bản đảm bảo với Washington rằng, những vũ khí đó sẽ được sử dụng theo cách giảm thiểu rủi ro cho dân thường. Người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho biết, Mỹ đã sẵn sàng cung cấp cho Ukraine loại bom, đạn chùm ít gây rủi ro nhất cho dân thường.
Phần còn lại của đạn pháo và tên lửa bao gồm cả đạn chùm vào ngày 18/12/2022 tại Toretsk, Ukraine.
Video đang HOT
Khi bình luận về các báo cáo trên các phương tiện truyền thông về kế hoạch Mỹ cung cấp những loại vũ khí như vậy cho Ukraine, Phó phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc Farhan Haq cho biết: “Ông Antonio Guterres ủng hộ Công ước về bom, đạn chùm và phản đối việc sử dụng những loại vũ khí như vậy trên chiến trường Ukraine”.
Các chuyên gia quân sự nhận định, việc Mỹ quyết định cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine vì muốn bù đắp những tổn thất của lực lượng này trong cuộc phản công với Nga. Một số báo cáo chỉ ra rằng, con số tổn thất của Ukraine về nhân lực cũng như thiết bị quân sự là rất lớn.
Laura Cooper, phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề Nga, Ukraine và Á-Âu giải thích thêm cho việc cung cấp bom, đạn chùm rằng: “Điều này là do nhu cầu đột phá hệ thống phòng thủ của quân đội Nga”.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng nhận định, quân đội Nga sẽ không ngồi bao giờ ngồi im trong chiến hào chờ đợi quân Ukraine ném bom chùm vào họ. Các nhà kho chứa bom chùm cũng như các loại máy bay hoặc UAV mang bom chùm của Ukraine sẽ là mục tiêu của lực lượng phòng không và hệ thống tác chiến điện tử của Nga.
Leo thang cấp độ vũ khí
Ngoài kế hoạch cung cấp bom chùm, Mỹ và các đồng minh phương Tây còn đang chuẩn bị viện trợ cho Ukraine loại máy bay chiến đấu hiện đại F-16.
Ảnh minh họa/INT
Ngoài kế hoạch cung cấp bom chùm, Mỹ và các đồng minh phương Tây còn đang chuẩn bị viện trợ cho Ukraine loại máy bay chiến đấu hiện đại F-16, nguy cơ đẩy cuộc xung đột với Nga sang một cấp độ mới.
Ngày 13/7, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Lithuania, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan xác nhận, Tổng thống Joe Biden đã đưa ra quyết định sau khi tham vấn các đồng minh về việc bắt đầu huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16.
Đây là bước đi đầu tiên để không quân Ukraine có thể tiếp nhận một trong những dòng chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới hiện nay. Việc đào tạo phi công sẽ mất một thời gian trước khi phương Tây có thể chuyển giao lô F-16 đầu tiên tới Ukraine.
Trước đó, Đan Mạch cũng tuyên bố một liên minh được thành lập để đảm nhận việc huấn luyện cho phi công Ukraine lái máy bay F-16, dự kiến bắt đầu hoạt động từ tháng 8 tới. Liên minh này do Đan Mạch và Hà Lan dẫn đầu, cùng sự tham gia của các nước khác như Bỉ, Canada, Luxemburg, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania và Thụy Điển.
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba xác nhận khóa huấn luyện sẽ bắt đầu vào tháng 8 hoặc đầu tháng 9 và trong điều kiện lý tưởng, những chiếc F-16 đầu tiên do phi công Ukraine điều khiển sẽ cất cánh vào cuối quý I/2024.
Tuy nhiên, mục tiêu này không hề đơn giản vì ngoài đào tạo phi công, để không quân Ukraine vận hành được phi đội F-16 họ còn phải đào tạo các kỹ sư, kỹ thuật viên và chuẩn bị cơ sở hạ tầng thích hợp.
Điều này đồng nghĩa những chiếc F-16 chưa thể xuất hiện sớm trong cuộc xung đột giữa Ukraine với Nga hiện nay. Tuy nhiên, động thái mới của Mỹ và các đồng minh liên quan đến F-16 đã nhận được phản ứng cứng rắn từ phía Nga.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 13/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Moscow coi kịch bản Mỹ chuyển giao máy bay F-16 cho Ukraine là "bước ngoặt cực kỳ nguy hiểm" và là mối đe dọa hạt nhân tiềm tàng vì không loại trừ khả năng những máy bay này có thể mang vũ khí hạt nhân.
Giới chức Nga trước đó từng nhiều lần kêu gọi Mỹ và các đồng minh ngừng chuyển giao vũ khí cho Ukraine vì điều này không ảnh hưởng đến kết quả của cuộc xung đột mà chỉ làm gia tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Moscow và NATO. Moscow cũng cảnh báo phương Tây "không nên đùa với lửa" bằng kế hoạch gửi F-16 cho Ukraine.
Hồi tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo rằng những chiếc F-16 sẽ "cháy rụi" giống như xe tăng phương Tây cung cấp cho Kiev. Ông thậm chí còn tuyên bố rằng Moscow sẽ tìm mọi cách tấn công các địa điểm bên ngoài Ukraine nếu những chiếc máy bay này đóng quân ở đó.
Kế hoạch của Mỹ và đồng minh gửi máy bay F-16 cho Ukraine được đưa ra chính thức chỉ vài ngày sau việc ông Jake Sullivan ngày 7/7 thông báo Mỹ quyết định gửi bom chùm cho Kiev trong gói viện trợ quân sự mới trị giá 800 triệu USD.
Đây là loại bom nổ trên không trung, phát tán các quả bom, đầu đạn nhỏ hơn ra khắp khu vực mục tiêu. Chúng được sử dụng để chống lại người và phương tiện bọc thép hạng nhẹ, đồng thời có xu hướng để lại những quả bom nhỏ chưa kích nổ, có thể tồn tại trong các khu vực xung đột trong nhiều thập kỷ.
Những tín hiệu vũ khí mới và nguy hiểm xuất hiện trên chiến trường càng cho thấy cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay có thêm nguy cơ mở rộng, đe dọa đến an ninh khu vực và thế giới với quy mô lớn hơn nhiều so với hiện nay.
Lý do xe tăng Arbrams có thể không phù hợp với chiến trường Ukraine Xe tăng M1 Abrams mà Washington gần đây đã cam kết gửi cho Ukraine có thể sẽ trở thành gánh nặng thay vì tăng cường khả năng chiến đấu cho Kiev, do nhu cầu bảo trì và hậu cần quá phức tạp. Xe tăng Arbrams. Ảnh: DPA Theo trang Financial Times, chiếc xe tăng nặng 70 tấn này có một động cơ tua-bin...