Bôi nhọ, vu khống người khác trên mạng xã hội có thể phải trả giá đắt!
Trong thời gian vừa qua, một số vụ việc tiêu biểu liên quan đến các hành vi bôi nhọ, vu khống người khác trên mạng xã hội bị đưa ra khởi tố đã khiến người sử dụng mạng xã hội không khỏi hoang mang và cân nhắc hơn khi chia sẻ thông tin.
Cuối năm 2014, một nhóm mang tên “Tập đoàn thánh bóc” đã bị khởi tố về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân theo điều 258, Bộ Luật hình sự. Trang Facebook này đã liên tục đăng tải các bài viết với nội dung xuyên tạc, bôi nhọ, xâm hại đời sống cá nhân của nhiều người nổi tiếng, tạo nên sự chấn động với giới showbiz bởi những thông tin không rõ đúng, sai.
Năm 2015, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) đã bắt giữ admin của trang Facebook “Tránh chốt CSGT Hải Phòng” để điều tra về hành vi “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet”. Trang Facebook thường xuyên đăng tải các địa điểm chốt của CSGT để thông báo tài xế “tránh chốt” nếu vi phạm giao thông và nhiều video clip, hình ảnh kèm theo bình luận không đúng sự thật để chửi bới, xúc phạm công an Hải Phòng.
Hình ảnh lan truyền trên mạng xác định là thời điểm Trần Thị Hương Giang thuộc nhóm “Tập đoàn thánh bóc” bị bắt giữ tại nhà riêng.
Mới đây, Flamingo Đại Lải Resort – khu nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Vĩnh Phúc đã bị một số facebook ảo đăng các thông tin bôi xấu về chất lượng dịch vụ, thậm chí chạy quảng cáo để hạ bệ uy tín của chủ đầu tư. Mặc dù chưa đưa ra các thông tin chính thức nhưng chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng này cho biết họ đã đưa sự việc đến các cơ quan chức năng điều tra đối tượng đưa thông tin, làm rõ động cơ.
Qua những trường hợp trên, chúng ta thấy rằng sự bùng nổ của mạng xã hội đem đến nhiều lợi ích và không ít hệ lụy. Khi đã trở thành nạn nhân của những thông tin lan truyền, dù ít hay nhiều, cá nhân, tổ chức bị bôi xấu vẫn là phía chịu thiệt hại. Mạng “ảo” nhưng về luật pháp không còn là “ảo” nữa. Những thay đổi quan trọng trong hệ thống luật khiến người dùng mạng xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý với những phát ngôn của mình.
Nhìn nhận sự việc dưới góc độ luật pháp, ông Trịnh Anh Dũng – Văn phòng Luật sư Trịnh đã giải đáp một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
Theo luật sư Dũng: “Trong đó, Khoản 1, Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Theo quy định nêu trên, người nào do lỗi cố ý hay lỗi vô ý loan truyền trên mạng internet những thông tin vu khống, bôi xấu gây thiệt hại đến quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của cá nhân/tổ chức thì trong mọi trường hợp đều có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho cá nhân/tổ chức đó.
Hơn nữa, nếu có căn cứ chứng minh người đó cố ý loan truyền các thông tin vi phạm pháp luật nêu trên hoặc cố ý chia sẻ các thông tin không có căn cứ, không rõ nguồn gốc, thì tùy vào hậu quả thiệt hại của hành vi đưa các thông tin vi phạm lên mạng internet gây ra đối với tổ chức, cá nhân, người loan truyền các thông tin vi phạm có thể bị xử lý hành chính với số tiền phạt từ 10 đến 15 triệu đồng (quy định tại điểm a, khoản 3 điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP), hoặc nghiêm trọng hơn, có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” theo quy định tại Điều 226 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 2009.
Luật sư Trịnh Anh Dũng: Bôi nhọ, vu khống người khác trên mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự.
Trong trường hợp bị vu khống trên mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử, doanh nghiệp nên thu thập các bằng chứng về hành vi vi phạm, xác định người vi phạm và tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả của các hành vi vi phạm gây ra, đồng thời, đề nghị cơ quan bảo vệ pháp luật xử căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định.
Bộ luật hình sự năm 2015 (hiện đang tạm lùi thời gian áp dụng) đã có nhiều điều thay đổi theo hướng tăng cường xử lý tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội, cụ thể, tội làm nhục người khác, hoặc tội vu khống đều có tình tiết tăng nặng mới là: sử dụng mạng máy tính, hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.
1, Các hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự nhân phẩm của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?
Video đang HOT
Nếu tính chất và mức độ của hành vi xuyên tạc, xúc phạm, vu khống là nghiêm trọng, và có đủ căn cứ, thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng tại Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:
“Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
“Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông bà, cha mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
2, Cá nhân chia sẻ lại thông tin có bị xử phạt không?
Nếu có chứng cứ chứng minh cá nhân chia sẻ lại thông tin đã: “loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền” thì hành vi này cũng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3, Cá nhân hoặc tổ chức nên làm gì khi bị bôi xấu, vu khống trên mạng xã hội?
Khi bị vu khống trên mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử, doanh nghiệp nên thu thập các bằng chứng về hành vi vi phạm, xác định người phạm tội và tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà đề nghị cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ luật hình sự năm 2015 (hiện đang tạm lùi thời gian áp dụng) đã có nhiều điều thay đổi theo hướng tăng cường xử lý tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội, cụ thể, tội làm nhục người khác, hoặc tội vu khống đều có tình tiết tăng nặng mới là: sử dụng mạng máy tính, hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội’.
Theo Dân Trí
Đánh ghen "hội đồng" trước BigC Hà Đông: Bốn cô gái bị xử lí về 3 tội danh?
Việc 4 cô gái đánh ghen, túm tóc, đấm đá, tát vào mặt rồi lột áo làm nhục cô gái 19 tuổi có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Như đã đưa tin trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một clip ghi lại hình ảnh bốn người phụ nữ đánh ghen một cô gái tại khu vực gần siêu thị Big C (phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội).
Hình ảnh trong clip cho thấy, bốn người phụ nữ này liên tục đấm đá vào người cô gái trẻ, túm tóc lôi cô gái xềnh xệch trên phố.
Vụ đánh ghen kinh hoàng giữa bốn người phụ nữ với cô gái trẻ (Ảnh: cắt từ Clip)
Không dừng lại, mặc cho nạn nhân khóc lóc van xin, những cô gái đánh ghen tiếp tục lao vào giật cúc, lột áo, thay nhau đạp vào bụng, vào người nạn nhân.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, cơ quan chức năng đã tới hiện trường và đưa hai đối tượng V. A (1994) và H.T.A (1989) cùng người liên quan về trụ sở để điều tra, làm rõ, hai người còn lại đã bỏ trốn.
Liên quan đến sự việc, trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh - Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, dưới góc độ pháp lý, hành vi đánh đập dã man, xé quần áo...của bốn người phụ nữ đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Cụ thể, hành vi của các đối tượng có dấu hiệu phạm tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS); Tội làm nhục người khác (Điều 121 BLHS); Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245 BLHS).
Luật sư thơm nhấn mạnh, Điều 20 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 qui định "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm".
Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm,hành vi của 4 đối tượng nữ đã cùng một lúc xâm phạm đến 3 khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ (Ảnh tinmoi.vn).
"Qua sự việc, có thể thấy hành vi của 4 đối tượng nữ đã cùng một lúc xâm phạm đến 3 khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ đó là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe; danh dự, nhân phẩm của công dân; Xâm phạm đến trật tự công cộng, nếp sống văn minh, quy tắc sống xã hội chủ nghĩa.
Về nguyên tắc, khi các cơ quan pháp luật định tội danh phải xác định khách thể xâm hại cao nhất. Cụ thể trong vụ việc này phải là tính mạng, sức khỏe và danh dự nhân phẩm con người", Luật sư Thơm cho biết.
Cũng theo luật sư, chỉ vì nghi ngờ chồng ngoại tình với người bị hại (Chồng không thừa nhận và người bị hại thừa nhận có quan hệ tình cảm) mà người vợ đã cùng các đối tượng đánh đập dã man gây thương tích cho người bị hại. Không những vậy, các đối tượng còn làm nhục người bị hại bằng thủ đoạn xé quần áo bêu rếu trước mặt mọi người.
Hành vi đó đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự và gây mất an ninh trật tự nơi công cộng. Hành vi phạm tội của các đối đối tượng thể hiện sự côn đồ, coi thường pháp luật, coi thường tính mạng sức khỏe và nhân phẩm người khác được pháp luật bảo vệ.
Căn cứ Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người Bị hại thì để xử lý các đối tượng về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS); Tội làm nhục người khác (Điều 121 BLHS) thì cần phải có Đơn yêu cầu của người Bị hại.
Nếu người Bị hại trong vụ việc này từ chối yêu cầu khởi tố các đối tượng và không giám định thương tích để làm căn cứ xử lý thì cơ quan điều tra vẫn có căn cứ để xử lý các đối tượng về "Tội gây rối trật tự công cộng" theo Điều 245 BLHS.
Để có căn cứ xử lý các đối tượng về Tội gây rối trật tự công cộng thì cơ quan điều tra chỉ cần xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi của các đối tượng đã gây ra trên cơ sở báo cáo của Công an phường sở tại về hành của các đối tượng đã gây hậu quả là làm mất trật tự trị an, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mọi người nơi công cộng,...
Như vậy, nếu người bị hại có yêu cầu xử lý thì các đối tượng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS); Tội làm nhục người khác (Điều 121 BLHS).
Nếu kết quả giám định tỷ lệ thương tích dưới 11% thì các đối tượng vẫn có thể bị xử lý theo khoản 1 Điều 104 BLHS với tình tiết định khung "có tính chất côn đồ"...
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a)Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; b) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Điều 121. Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng 1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; b) Có tổ chức; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; e) Tái phạm nguy hiểm.
Theo Pháp luật Plus
Blogger Anh Ba Sàm bị tuyên án 5 năm tù giam Với cáo buộc đăng tải các bài viết trên hai blog Dân Việt và Chép sử Việt có nội dung bôi nhọ, xuyên tạc, chống phá Nhà nước, Nguyễn Hữu Vinh bị Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù. Blogger Anh Ba Sàm và đồng phạm Nguyễn Thị Minh Thúy - Ảnh: Doãn Tấn Sau gần một ngày thẩm...