Bồi dưỡng sau chọn SGK: Giáo viên chủ động trao đổi, giải đáp vướng mắc
Nắm bắt phương pháp, hình thức tổ chức các môn học qua quá trình bồi dưỡng SGK, GV các nhà trường tại Hải Phòng chủ động cùng nhau trao đổi, giải đáp những vướng mắc, xây dựng kế hoạch giáo dục cho năm học tới.
Sau những buổi tập huấn trực tuyến, GV cùng nhau trao đổi, phân tích tìm ưu điểm và cách dạy phù hợp
Giả định tình huống, chủ động phân tích giải đáp
Trường Tiểu học Quang Trung là trường có quy mô nhỏ của quận Kiến An với hơn 300 học sinh. Thực hiện nghiêm công tác phòng dịch, đảm bảo tiến độ bồi dưỡng sau lựa chọn SGK, GV nhà trường cùng tập huấn trên không gian mạng. Ngoài việc bồi dưỡng trực tuyến theo kế hoạch chung của ngành, các thầy cô giáo chủ động sinh hoạt chuyên môn, trao đổi những vướng mắc để cùng nhau gỡ khó.
Cô giáo Nguyễn Thị Lan- Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, năm học 2021-2022 nhà trường đều chọn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống để giảng dạy cho học sinh lớp 1 và lớp 2.
Thời gian học trò nghỉ học chống dịch, nhà trường làm quy trình lựa chọn sách rất kỹ. Từ những phân tích về ưu điểm từng bộ SGK, GV lựa chọn ra bộ ưng ý nhất.
Cuối tháng 5, GV được bồi dưỡng SGK lớp 2, trong tuần này là chương trình bồi dưỡng SGK lớp 1. Đến trước thời điểm tập huấn, nhà trường đã có SGK bản cứng của tất cả các môn để GV nghiên cứu.
Qua chương trình bồi dưỡng trực tuyến, GV nghiên cứu các tiết dạy mẫu. Thầy cô nắm được phương pháp, hình thức tổ chức, xây dựng được kế hoạch dạy học cho mình, đồng thời cùng nhau trao đổi bài dạy, đặt ra tình huống để phân tích, giải đáp. 13 GV chia làm 2 phòng để học bồi dưỡng đảm bảo giãn cách phòng chống dịch.
GV Trường Tiểu học Quang Trung bồi dưỡng trực tuyến SGK
Video đang HOT
Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Liễu- Khối trưởng khối 1, Trường Tiểu học Quang Trung chia sẻ:
Quá trình bồi dưỡng trực tuyến với các chuyên gia, dự các tiết dạy mẫu nếu có vấn đề không hiểu, đồng nghiệp thường cùng nhau trao đổi, xem lại tiết dạy để nắm vững hơn phương pháp tổ chức, hình thức dạy học.
Chương trình mới có nhiều điểm hay đồng thời mang tính kế thừa. Sau một năm học chương trình SGK mới, học sinh lớp 1 tại nhà trường nghe, viết, tương tác tốt, các em chủ động với các hoạt động giáo dục.
Nghiên cứu chéo tìm cách giảng dạy phù hợp
Năm học 2021-2022, Trường THCS Lê Chân, quận Lê Chân chọn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống để giảng dạy chương trình lớp 6. Theo cô giáo Cao Hồng Chín- Hiệu trường nhà trường, dù chưa nhận được bản cứng SGK nhưng với tinh thần chủ động vì chất lượng giáo dục, GV nhà trường vừa tập huấn trực tuyến, vừa cùng nhau nghiên cứu, phân tích cái hay của bộ sách. Ngoài ra, thầy cô giáo sắp xếp thời gian tự nghiên cứu và xây dựng kế hoạch giảng dạy cho mình theo chương trình mới.
GV Trường Tiểu học Nguyễn Trãi cùng bồi dưỡng sau chọn SGK, đảm bảo giãn cách phòng dịch
Cô giáo Lâm Thị Bích Liên- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, quận Ngô Quyền cho hay, năm học trước nhà trường chọn bộ sách Cánh Diều để giảng dạy lớp 1. Dù năm học vừa qua học sinh phải nghỉ học nhiều vì dịch bệnh, nhưng cuối năm học các em vẫn đọc thông, viết thạo.
Năm nay nhà trường chọn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống để giảng dạy cho học sinh lớp 2. Quá trình nghiên cứu, GV có thời gian phân tích, so sánh ưu nhược điểm của từng bộ sách.
Kết hợp với chương trình bồi dưỡng của ngành, GV tự nghiên cứu, viết bài thu hoạch. Quá trình đó nhà trường sẽ lắng nghe, tiếp nhận những ý kiến, nhu cầu của GV để xây dựng kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng tại trường. Nhà trường đã lên kế hoạch bồi dưỡng GV đợt nghỉ hè, tổ chức giờ lên lớp thực nghiệm, dự giờ, góp ý để có những giờ lên lớp hiệu quả cho năm học mới, cô Liên cho hay.
Cô giáo Lưu Thị Liên- Khối trưởng khối 2, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi cho rằng, học sinh khối 1 của trường được học bộ sách Cánh Diều, năm lớp 2 các em sẽ học bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Để chuẩn bị cho năm học tới, ngoài việc nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn SGK cho học sinh khối lớp 2, cô giáo mượn SGK lớp 1 để nghiên cứu tìm mạch nối kiến thức giúp học sinh bắt nhịp một cách nhuần nhuyễn.
Tiến sĩ cũng phải học... kỹ năng nghề ?
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp lên tiếng về việc đề nghị Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đào tạo, bồi dưỡng đối với 306 giáo viên để đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề.
Báo Pháp Luật TP.HCM có đăng bài viết "306 giáo viên ở 1 trường Cao đẳng thiếu chứng chỉ kỹ năng nghề" nói về việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đào tạo, bồi dưỡng đối với 306 giáo viên để đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề.
Sau khi đăng tải, nhiều người cho rằng một số giáo viên là tiến sĩ cũng phải học... kỹ năng nghề là chưa hợp lý. trả lời Pháp Luật TP Hồ Chí Minh , bà Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), cho rằng những thông tin trên chưa thực sự đầy đủ.
Giáo viên dạy tích hợp mới cần chứng chỉ kỹ năng nghề
.PV: Vậy quy định hiện hành có bắt buộc giáo viên phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành không thưa bà ?
Bà Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp: Pháp luật hiện hành chỉ quy định chứng chỉ kỹ năng nghề đối với giáo viên dạy thực hành, hoặc dạy tích hợp (vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành) trình độ trung cấp, cao đẳng.
Cạnh đó, thông tư 21/2020 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp, cũng quy định tùy theo cấp trình độ giảng dạy, giáo viên là nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú trở lên, hoặc có chứng nhận bậc thợ hoặc tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề, tốt nghiệp trình độ cao đẳng (theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014) là đạt chuẩn về kỹ năng nghề để giảng dạy thực hành, dạy tích hợp.
Giáo viên dạy thực hành phải đạt chuẩn kỹ năng nghề. Ảnh: V.LONG
Như vậy, những giáo viên này không cần phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên giảng dạy thực hành, tích hợp trong thời gian qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tham mưu Bộ LĐ-TB&XH ban hành các văn bản công nhận đủ chuẩn để dạy thực hành, tích hợp trình độ trung cấp, cao đẳng cho hàng nghìn giáo viên giảng dạy các ngành, nghề thuộc lĩnh vực đặc thù như y tế, giao thông.
Song song đó, công nhận các chứng chỉ chứng nhận trình độ kỹ năng nghề của giáo viên giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài tương đương chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề.
Quảng Cáo
.Vậy việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đào tạo, bồi dưỡng cho 306 giáo viên để đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề có phù hợp ?
Theo các báo cáo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, toàn bộ 306 giáo viên được nhà trường bố trí, phân công giảng dạy 19 ngành, nghề trình độ cao đẳng và 15 ngành, nghề trình độ trung cấp không có giáo viên nào có hồ sơ chứng minh đạt chuẩn về trình độ kỹ năng để giảng dạy các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định.
Nhà trường cũng báo cáo chỉ bố trí, phân công 306 giáo viên giảng dạy tích hợp, giảng dạy thực hành một số môn học, mô đun và giảng dạy tích hợp liên môn trong chương trình đào tạo của 19 ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng; 15 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp (mỗi giáo viên giảng dạy tối thiểu là 2 mô đun, môn học; tối đa là 11 mô đun, môn học).
Trường cũng không bố trí riêng giáo viên để giảng dạy lý thuyết, trừ giáo viên giảng dạy các môn học chung.
Như vậy, căn cứ hồ sơ chứng minh về trình độ kỹ năng nghề và phân công giáo viên giảng dạy của nhà trường, việc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị trường phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với 306 giáo viên để đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề là đúng quy định của Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Quy định đã có từ lâu
. Nhiều giáo viên cho rằng việc đề ra chứng chỉ kỹ năng nghề đối với giáo viên thực chất là "giấy phép con" trong ngành cần phải loại bỏ. Quan điểm của tổng cục về vấn đề này như thế nào?
Với mục tiêu đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đào tạo gắn với thực tiễn nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng được cấu trúc với 50-75% thời lượng dành cho thực hành.
Theo đó, đối với mỗi ngành nghề đào tạo, yêu cầu khoảng 50-75% giáo viên có năng lực giảng dạy thực hành, dạy tích hợp.
Vì vậy quy định giáo viên giáo dục nghề nghiệp dạy thực hành, dạy tích hợp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề không phải là quy định mới. Quy định này rất cần thiết nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho giáo viên giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp.
. Xin cám ơn bà!
Đề cao hậu kiểm Điểm mới trong bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là công thức 5 - 3 - 7. Ảnh minh họa/INT Trong đó, giáo viên có 5 ngày để nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng đã được cung cấp trên hệ thống thông qua tài khoản cá nhân. Trong tài liệu, có những clip giới thiệu định...