Bồi dưỡng qua mạng – thách thức cho trường Sư phạm
Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, một trong những vấn đề gây nhiều băn khoăn là năng lực và sự đáp ứng của đội ngũ giáo viên.
Để chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện thành công thì vai trò của các trường sư phạm trong việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng giúp giáo viên đóng vai trò quan trọng.
Ảnh minh họa -nguồn internet
Phát huy vai trò của công nghệ thông tin
PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền, Trưởng khoa Quản lý Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội cho biết: Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với giáo dục nói chung và đào tạo giáo viên nói riêng, việc phát huy vai trò của công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học là rất quan trọng.
Đối với vấn đề hỗ trợ hoạt động tự học, tự nghiên cứu, các hệ thống học tập trực tuyến e-Learning và những trang mạng hỗ trợ học tập khác sẽ giúp giảm bớt chi phí, thời gian, công sức của chúng ta trong khâu tổ chức lớp, đồng thời giúp người học học tập chủ động mọi lúc, mọi nơi.
Nhiều trang mạng và ứng dụng công nghệ hỗ trợ người dạy lưu trữ học liệu cũng như chia sẻ, hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá kết quả học tập, giúp hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
Tránh khỏi tình trạng “biết một, dạy một”
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Văn Hiền, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: Thực tế ở Việt Nam những năm qua cho thấy, công tác tập huấn,bồi dưỡng GV chủ yếu được thực hiện theo hình thức trực tiếp, tập trung.
Trong đó, Bộ GD&ĐT tổ chức các đợt tập huấn cho GV cốt cán làm báo cáo viên cho các khóa tập huấn mở rộng tại các địa phương. Cách làm này đã góp phần nâng cao được nhận thức và năng lực của một bộ phận cán bộ quản lí và GV nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong việc nhân rộng, duy trì và hỗ trợ thường xuyên cho GV trong quá trình triển khai thực hiện.
Bồi dưỡng GV- yếu tố quan trọng trong quá trình đổi mới (ảnh internet)
Video đang HOT
Bên cạnh đó, do điều kiện tập huấn tập trung thường ngắn ngày nên thường chưa đủ thời gian để GV suy nghĩ, trao đổi và thảo luận sâu sắc về nội dung học tập. Các khóa tập huấn mở rộng tại địa phương cũng còn nhiều hạn chế vì không tránh khỏi tình trạng “biết một, dạy một” của báo cáo viên – những GV cốt cán tập huấn lại những điều họ vừa được học…
Hơn nữa, chu trình đổi mới, cập nhật của chương trình và sách giáo khoa cũng ngày càng được rút ngắn. Theo đó, nhu cầu được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV các cấp ngày càng lớn, điều này cũng đòi hỏi cần có một nguồn tài liệu đa dạng và có tính cập nhật thường xuyên.
Như vậy, bồi dưỡng GV theo hình thức qua mạng sẽ là một lựa chọn hợp lí. Tập huấn GV theo e-learning với hình thức học kết hợp, học đảo chiều chính là đảm bảo các tiêu chí học tập: vừa đủ, kịp thời, cá thể hóa, mọi lúc, mọi nơi, thường xuyên, liên tục, tiết kiệm chi phí.
Học qua mạng còn khắc phục được hiện tượng suy giảm chất lượng đào tạo qua các bậc của mô hình “đào tạo cán bộ đào tạo” (Training of Trainers). Bởi GV sẽ được học chủ động với những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực liên quan. Đặc biệt, sử dụng mạng trong học tập còn có tác động tức thì tới hình thành cộng đồng học tập và tác động lâu dài tới văn hóa chia sẻ, nền tảng của một xã hội học tập.
Lựa chọn chiến lược sư phạm phù hợp
Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV qua mạng, PGS.TS. Nguyễn Văn Hiền cho rằng: Việc xây dựng kịch bản dạy học, lựa chọn chiến lược sư phạm phù hợp cho một khóa bồi dưỡng e-learning có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của khóa học, bởi có một sự khác biệt rất lớn đối với bài giảng trực tiếp và bài hướng dẫn học qua mạng. Trong quá trình hướng dẫn học, các báo cáo viên cần phải đánh giá hết sức khách quan, biết cách kích thích sự nhiệt tình của học viên qua những nhận xét, bình luận.
Sự kết hợp giữa Bộ GD&ĐT với các trường ĐHSP, các Sở GD&ĐT cùng hệ thống báo cáo viên cấp Bộ, các GV cốt cán cần được tổ chức nhịp nhàng, theo kế hoạch và lộ trình thống nhất. Người học trong quá trình học qua mạng luôn cần được quản lý, đánh giá thường xuyên; sự trao đổi thông tin thường xuyên, liên tục giữa các thành phần tham gia và tổ chức khóa bồi dưỡng là hết sức cần thiết.
Nền tảng công nghệ là quan trọng trong việc tổ chức bồi dưỡng qua mạng. Hệ thống mạng, máy chủ phải ổn định và tối ưu hóa kỹ thuật làm nội dung sẽ đảm bảo chất lượng đa phương tiện được truyền tải tốt. Hệ thống cần phải quản lý và giám sát được người học, lưu trữ kết quả học tập và tự động thông báo cho người học khi cần thiết.
“Chất lượng giáo viên đa dạng, thời gian giáo viên phổ thông có thể dành cho việc bồi dưỡng không nhiều, trong khi đó nội dung bồi dưỡng hoặc đào tạo lại có thể rất cần sự hệ thống và bài bản. Chính vì thế một thách thức cho trường sư phạm là xây dựng được các chương trình bồi dưỡng đảm bảo yêu cầu chất lượng đầu ra nhưng với thời lượng và cách thực hiện linh hoạt để phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thời gian hạn hẹp của người học”, PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền chia sẻ.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Trường sư phạm cùng giáo viên phổ thông bàn cách thức bồi dưỡng GV đáp ứng CTGDPT mới
Sáng nay (21/4), Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên phối hợp với Sở GD&ĐT Thái Nguyên tổ chức hội thảo khoa học Chương trình GDPT mới và định hướng chương trình bồi dưỡng giáo viên.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh Việt Hà
Dự hội thảo có bà Trịnh Hoài Thu - Phó Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học (Bộ GD&ĐT); PGS.TS Nguyễn Thị Tính - Hiệu trưởng; PGS.TS Mai Xuân Trường - Bí thư Đảng ủy; ông Nguyễn Mạnh Sơn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên.
Đông đảo cán bộ, giảng viên trường sư phạm - những người trực tiếp tổ chức bồi dưỡng, giáo viên các trường phổ thông trong tỉnh Thái Nguyên, chủ thể trực tiếp được bồi dưỡng CT, hoạt động giáo dục và PPGD CTGDPT mới trong những năm tới - tham dự và có nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo.
Cách tiếp cận - yếu tố thực hiện thành công chương trình mới
Các giảng viên trình bày báo cáo khoa học tại hội thảo. Ảnh Việt Hà
Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Thị Tính cho biết: Phát huy vai trò dẫn đường của trường sư phạm và vai trò nòng cốt của giáo viên cốt cán phổ thông trong đổi mới CT giáo dục, giảng viên các khoa chuyên ngành của Trường ĐH Sư phạm đã cùng giáo viên cốt cán của các môn học của các trường phổ thông tiến hành seminar so sánh CTGDPT mới với CTGDPT hiện hành nhằm xác định điểm khác biệt giữa CTGDPT mới với CTGDPT hiện hành;
Trên cơ sở đó xác định những điểm mới của CT, năng lực cần bổ sung cho giáo viên để đáp ứng CT phổ thông mới và nội dung các chuyên đề cần bồi dưỡng.
Kết quả hầu hết các seminar đã khẳng định nội dung của CTGDPT mới về cơ bản không thay đổi nhiều về nội dung kiến thức cơ bản mà chỉ cập nhật một số nội dung mới, điểm khác biệt cơ bản của CT mới với CT hiện hành là cách tiếp cận CT, tiếp cận dạy học và đánh giá kết quả học tập được triển khai theo định hướng phát triển năng lực học sinh, theo đó giáo viên phải thay đổi về quan điểm phát triển CT nhà trường và CT môn học; đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá kết quả dạy học.
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và triển khai thực hiện giữa giảng viên sư phạm và giáo viên phổ thông về tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, cách tiếp cận CT, cách tiếp cận dạy học trong CT và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ đó xác định các chuyên đề bồi dưỡng, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp, góp phần thực hiện thành công, hiệu quả CTGDPT mới.
Phải đổi mới nếu không muốn bị động
PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh trình bày báo cáo khoa học tại hội thảo. Ảnh Việt Hà
Trình bày báo cáo khoa học: "Nghiên cứu, đánh giá CTGDPT mới", PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh - Trưởng Phòng Đào tạo đã phân tích những thay đổi của CTGDPT mới, những môn học mới và hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo; Đồng thời cho rằng: những môn mới, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và những định hướng năng lực mới của chương trình sẽ là những định hướng cần thiết để cả trường sư phạm và các nhà trường phổ thông phải thay đổi để đáp ứng ngay từ bây giờ nếu không muốn bị động.
Về phía trường sư phạm, đổi mới chương trình đào tạo, mở mới ngành đào tạo và xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viênđáp ứng CTGDPT mới là yêu cầu cấp thiết.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thực tế nhu cầu giáo viên, xu hướng người học trong thời gian tới để định hướng công tác đào tạo mang tính chiến lược quan trọng, tránh được sự thiếu hụt giáo viên cả về số lượng, cơ cấu giáo viên của các địa phương.
Ông Nguyễn Hà Sơn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Việt Hà
Nêu lên bức tranh chung về đội ngũ giáo viên, thực tế giảng dạy ở bậc tiểu học của tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Hà Sơn - Trưởng phòng Tiểu học, chia sẻ: Trong quá trình thực hiện CTGDPT mới, cần tìm hiểu kỹ CT mới, kiến thức kỹ năng, mạch CT mới; Cần làm rõ đâu là điểm kế thừa, khác biệt, đâu là những yếu tố đổi mới; Các PPDH, hình thức, kỹ thuật dạy học theo hình thức đổi mới phương thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Quan tâm đến PPDH phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng bậc học.
Giáo viên các bậc học phổ thông tại hội thảo. Ảnh Việt Hà
Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong quá trình bồi dưỡng, chú trọng những tiết dạy mẫu, hình ảnh minh họa, có SGK, tiếp đó là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp với giáo viên dạy ở từng bậc học.
Hội thảo đã quy tụ được nhiều nghiên cứu đánh giá, nhiều đề xuất chuyên đề bồi dưỡng có chất lượng nghiên cứu sâu sát với thực tế giáo dục phổ thông hiện hành và CTGDPT mới.
Hội thảo cũng đã đề xuất chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; đề xuất nội dung bồi dưỡng giáo viên, tập huấn giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; một số đề xuất trong biên soạn tài liệu nội dung giáo dục địa phương cấp trung học tỉnh Thái Nguyên theo chương trình giáo dục phổ thông mới...
Bá Hải
Theo GDTĐ
Gần 1 triệu giáo viên phổ thông sẽ được bồi dưỡng chương trình GDPT mới Có 4 nhóm đối tượng cần tập trung bồi dưỡng, gồm: Cán bộ quản lý sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT; giảng viên cốt cán các trường sư phạm; hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên phổ thông. Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, đến năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho đối tượng cốt cán bao gồm: 800 giảng...