Bồi dưỡng giáo viên trực tuyến phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới
Giáo dục đã và đang thích ứng với dịch Covid-19 bằng việc chuyển đổi số mạnh mẽ. Trước tác động của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã linh hoạt kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, chuyển từ bồi dưỡng sang tự bồi dưỡng.
Với phương thức này, giáo viên và cán bộ quản lý trên cả nước có thể tham gia học các khóa bồi dưỡng mọi lúc, mọi nơi.
Giáo viên Trường Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dạy trực tuyến cho học sinh. (Ảnh: Trường Tiến)
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông mới, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đẩy mạnh bồi dưỡng giáo viên thường xuyên, liên tục, tại chỗ kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng có hỗ trợ của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt. Chuyên gia giáo dục Đặng Văn Huấn cho biết: Trước đây, tài liệu bồi dưỡng phần lớn là giấy, được sử dụng cho mô hình bồi dưỡng trực tiếp dẫn tới việc tiếp cận và chia sẻ bị hạn chế. Hiện nay, các tài liệu bồi dưỡng đã được số hóa để đăng trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS). Giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông có thể tiếp cận tài liệu bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không bị hạn chế số lần. Khi tham gia tập huấn, giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán sẽ tự nghiên cứu tài liệu trên mạng dưới sự hướng dẫn của giảng viên sư phạm và hoàn thành các nhiệm vụ học tập trước khi học trực tiếp. Với giáo viên, cán bộ quản lý đại trà, việc bồi dưỡng cũng thực hiện qua mạng, theo hướng thường xuyên, liên tục, tại chỗ chuyển từ bồi dưỡng sang tự bồi dưỡng, dưới sự hỗ trợ của giáo viên cốt cán và giảng viên sư phạm. Các hoạt động sinh hoạt chuyên môn tại cơ sở giáo dục phổ thông, liên trường, liên cụm được thường xuyên triển khai dưới sự chủ trì, tư vấn về chuyên môn của đội ngũ cốt cán theo môn học đã hỗ trợ tích cực việc tự bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý đại trà.
Một điểm mới đáng chú ý khác trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay là việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thực hiện bằng phương thức trực tuyến kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá cuối kỳ. Qua các đợt bồi dưỡng, các tài liệu, học liệu được giảng viên, học viên đánh giá tốt về chất lượng, phù hợp thực tiễn giảng dạy và bối cảnh hiện nay.
Video đang HOT
Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thảo, giáo viên Trường tiểu học Hương Cần (Thanh Sơn, Phú Thọ) chia sẻ: Việc học tập, bồi dưỡng trực tuyến khá thuận lợi, giáo viên được tiếp cận những nội dung, tài liệu, tìm hiểu thông tin, nội dung ngay trên mạng và được tự học mọi lúc, mọi nơi. Những nội dung tài liệu đã đáp ứng được nhu cầu thiết thực trong dạy học. Cùng quan điểm, cô giáo Dương Thị Hồng Minh, giáo viên Trường tiểu học và trung học cơ sở Văn Minh (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) cho biết: Một trong những điểm tích cực của chương trình bồi dưỡng là chất lượng các tài liệu bồi dưỡng được biên soạn công phu, súc tích. Phương thức truyền tải đa dạng, phong phú, giúp học viên dễ dàng nắm bắt kiến thức, tài liệu rõ ràng, các video minh họa rõ nét giúp việc học không bị nhàm chán. Qua các buổi bồi dưỡng trực tuyến, giáo viên đã vận dụng tất cả các kiến thức đã lĩnh hội được từ các giảng viên sư phạm chủ chốt để áp dụng vào giảng dạy. Qua đó, học sinh đã tích cực và chủ động hơn, các em không còn e dè mà tự tin, sẵn sàng chia sẻ cùng cô giáo.
Theo Phó Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Văn Hiền: Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là những người đã có kinh nghiệm cho nên việc thay đổi thói quen tư duy cho họ là một thách thức. Vì vậy, mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ đã mang tri thức đến liên tục, giúp thầy cô vừa học vừa áp dụng vào quá trình dạy học, từ đó nắm vững, hiểu sâu hơn các nội dung được bồi dưỡng. Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Tuấn Anh cho biết: Mỗi nhà giáo phải tự xác định không ngừng tự bồi dưỡng, đây chính là quá trình tự cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình công tác.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, toàn ngành đã bồi dưỡng, tập huấn 28 nghìn giáo viên cốt cán và 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán trong toàn quốc.
Nhiều trường tư buồn lòng vì phải tự bỏ tiền để học bồi dưỡng Chương trình 2018
Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục là nhiệm vụ quốc gia, ấy thế mà chương trình bồi dưỡng dành cho toàn bộ giáo viên cũng phân biệt trường công - trường tư.
Theo thông tin của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 13/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có công văn số 1196/SGDĐT-GDPT gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập hướng dẫn các cơ sở giáo dục ngoài công lập tổ chức triển khai bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ngày 13/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có công văn số 1196/SGDĐT-GDPT gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập (ảnh: T.L)
Theo đó, các cơ sở giáo dục ngoài công lập xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý tại đơn vị. Lập danh sách học viên tham gia bồi dưỡng theo mẫu gửi về Sở. Và phối hợp với đơn vị cung cấp hệ thống học tập trực tuyến LMS đã đảm bảo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo tài khoản cho giáo viên; tổ chức tập huấn quản lý và sử dụng phần mềm bồi dưỡng qua mạng.
Đến ngày 2/6/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý đại trà năm 2021 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tại kế hoạch này, Sở yêu cầu các cơ sở giáo dục ngoài công lập " triển khai tập huấn theo hướng dẫn tại Công văn 1196. Thực hiện thanh toán các khoản chi phí theo quy định. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo định kỳ và cuối năm về Sở Giáo dục và Đào tạo" .
Ngày 2/6/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý đại trà năm 2021 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (ảnh: T.L)
Hiện nay các Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn Thành phố đã có kế hoạch về việc triển khai bồi dưỡng trực tuyến, theo đó, vì Công văn 1196 hướng dẫn như vậy nên các trường ngoài công lập được hướng dẫn là từng trường ngoài công lập sẽ ký hợp đồng kinh tế với đơn vị cung ứng công nghệ thông tin, sau đó yêu cầu cán bộ quản lý và giáo viên các khối lớp tham gia bồi dưỡng.
Như vậy có nghĩa, bồi dưỡng trực tuyến về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ngân sách chỉ chi cho các trường công lập còn khối trường ngoài công lập phải tự tổ chức và lo kinh phí.
Tâm sự với phóng viên, một số lãnh đạo trường ngoài công lập chia sẻ rằng: "Rõ ràng, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục là nhiệm vụ quốc gia, nhiệm vụ bắt buộc trong khi bản thân các trường ngoài công lập cũng đóng thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đầy đủ, chưa kể còn góp phần giảm chi phí ngân sách cho công lập, ấy thế mà ngay cả một chương trình bồi dưỡng dành cho toàn bộ giáo viên cũng bị phân biệt "trường công" với "trường tư"".
"Chúng tôi thực sự rất tủi" - một số lãnh đạo trường ngoài công lập trải lòng.
Khoản 1, điều 73 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 quy định: Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo .
Nhà giáo ở đây là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này. Luật không có bất kỳ điều khoản nào phân biệt nhà giáo trường công lập hay trường tư thục.
.
Gia Lâm, Hà Nội: Ứng dụng phương pháp Montessori trong trường mầm non Ngành giáo dục huyện Gia Lâm đã và đang tích cực bồi dưỡng đội ngũ, tổ chức chuyên đề các cấp về phương pháp Montessori và STEM trong các trường mầm non. Các cô giáo của Trường Mầm non Dương Xá đóng vai cô trò khi kiến tập chuyên đề giáo dục về ứng dụng phương pháp Montessori và STEM trong các trường...