Bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình mới, đừng tạo áp lực
Từ năm học 2020 – 2021, bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp THCS, cấp học có nhiều thay đổi lớn, trong đó có 2 môn học mới là khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý.
Bộ GD-ĐT tập huấn 200 cán bộ nguồn cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thông – THANH HÙNG
Môn khoa học tự nhiên tích hợp 3 môn vật lý, hóa học và sinh học; môn lịch sử và địa lý tích hợp 2 môn lịch sử và địa lý. Điều này gây lo lắng cho giáo viên (GV) đang giảng dạy các môn lý, hóa, sinh, sử và địa. Vì vậy, cần có kế hoạch bồi dưỡng một cách hợp lý, hiệu quả cao nhưng không làm quá tải đối với GV.
Rất ít giáo viên dạy tất cả các phân môn trong môn tích hợp
Để phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM triển khai một số đề tài liên quan đến đội ngũ GV phổ thông. Năm 2018, nhóm của thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Ba nghiên cứu về “Giải pháp giảng dạy tích hợp môn khoa học tự nhiên cho học sinh các trường THCS vùng Đông Nam bộ”. Qua khảo sát GV THCS đang giảng dạy lý, hóa, sinh ở TP.HCM và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho thấy có 7,8% trình độ CĐ, 87% ĐH và 5,2% thạc sĩ, trong đó có 58,4% được đào tạo sư phạm đơn môn và 41,6% đa môn.
Còn thạc sĩ Nguyễn Thị Phú nghiên cứu về “Giải pháp giảng dạy tích hợp môn khoa học xã hội cho học sinh các trường THCS vùng Đông Nam bộ” cho thấy có 53,9% GV được đào tạo sư phạm đơn môn và 46,1% đào tạo đa môn. Tuy nhiên, đa số GV dạy sử hoặc địa riêng rẽ, chỉ có 15,8% GV giảng dạy đồng thời cả hai môn.
Qua các nghiên cứu trên cho thấy, tỷ lệ GV THCS có trình độ ĐH trở lên khá cao (trên 75%). Đối với GV các môn khoa học tự nhiên có khả năng dạy 2 môn lý – hóa hoặc hóa – sinh dưới 30%, rất ít GV có thể dạy đồng thời 3 môn hoặc 2 môn lý – sinh. Còn GV lịch sử, địa lý có khả năng dạy cả 2 môn khoảng 16%.
Trao đổi với chúng tôi, thạc sĩ Nguyễn Từ, nguyên Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở GD-ĐT Quảng Trị, cho rằng một GV tự nhiên khó có khả năng dạy tốt cả 3 phân môn lý, hóa, sinh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Từ, GV cũng không quá lo lắng, vì đã có nhiều giải pháp từ Bộ GD-ĐT, các địa phương và nhà trường.
Giải pháp của Bộ GD-ĐT
Từ thực tiễn đội ngũ hiện nay, Bộ đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp. Trước hết, xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018 tích hợp cao ở các lớp, cấp học thấp và phân hóa dần ở các lớp, cấp học cao. Kế đến, Bộ cho phép nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học không theo tiết của tất cả các môn từng tuần, mà có thể xây dựng kế hoạch dạy học nhiều tuần. Theo đó, GV có thể dạy nhiều tiết theo mạch kiến thức của môn học hoặc phân môn, thuận lợi cho hoạt động trải nghiệm, qua đó học sinh khám phá, lĩnh hội, vận dụng kiến thức liền mạch, không bị đứt gãy theo tiết học như trước đây. Tiếp theo, về kiểm tra, đánh giá, nhà trường và GV có quyền chủ động, sáng tạo, đa dạng các hình thức đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình), còn đánh giá định kỳ thực hiện 1 lần giữa học kỳ và 1 lần cuối học kỳ. Điều này tạo điều kiện cho GV dạy từng phân môn đánh giá thường xuyên riêng rẽ, nhưng khi đánh giá định kỳ có thể phối hợp, tích hợp các phân môn. Bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho GV và cán bộ quản lý.
Giải pháp từ các trường sư phạm
Về đào tạo GV, các trường sư phạm đã triển khai giảng dạy về tích hợp, mở ngành mới về sư phạm khoa học tự nhiên và sư phạm lịch sử và địa lý. Trong đó, 2 năm đầu là học chung nhiều mạch kiến thức, nhưng đến năm thứ ba, sinh viên có thể chọn theo một mạch, hai mạch hoặc ba mạch để học. Sinh viên tốt nghiệp sư phạm khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý có thể giảng dạy cấp THCS và THPT. Ngoài ra, một số trường sư phạm đã mở đào tạo văn bằng 2 cử nhân sư phạm khoa học tự nhiên, sư phạm lịch sử và địa lý, tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm hay GV đang giảng dạy ở trường phổ thông học văn bằng 2 để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của giáo dục phổ thông mới.
Về bồi dưỡng GV, các trường sư phạm tham gia biên soạn và thực hiện bồi dưỡng theo 9 mô đun quy định của Bộ, bồi dưỡng trực tiếp hoặc trực tuyến, trong đó, coi trọng tự học, thảo luận, thực hành của GV; tập trung bồi dưỡng đội ngũ GV cốt cán, đây chính là lực lượng hạt nhân quan trọng thúc đẩy hoạt động chuyên môn ở trường nhằm thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Hiện nay các địa phương, ngoài chuần bị các điều kiện về nguồn lực con người, tài chính cơ sở vật chất để thực hiện bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ còn khuyến nghị các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo, phát triển quy mô trường lớp, thiết bị dạy học… đảm bảo đủ điều kiện triển khai chương trình ở địa phương mình.
Cần khẳng định rằng, GV là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục và sự thành bại của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. GV cũng không nên quá lo lắng, mà mỗi người xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp để từng bước nâng cao năng lực dạy học, giáo dục, kiểm tra, đánh giá học sinh.
Video đang HOT
Chưa yêu cầu một giáo viên phải dạy cả 2 – 3 môn
Định hướng của Bộ GD-ĐT là tăng cường dạy học tích hợp liên môn và giáo dục STEM để phát triển phẩm chất, năng lực HS, đáp ứng yêu cầu của giáo dục 4.0; chưa yêu cầu một GV phải dạy cả 2 hoặc 3 môn, nhưng khuyến khích GV tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để hiểu biết được nhiều lĩnh vực, nhằm thực hiện tốt việc dạy học tích hợp.
Cách giải bài toán đầu ra cho sinh viên sư phạm của một thủ khoa
Ngay từ khi còn học tập tại giảng đường đại học, sinh viên sư phạm phải nỗ lực học tập, khẳng định khả năng bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm cho chính mình.
Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được Chính phủ ban hành ngày 25/09 có quy định: Sinh viên sư phạm sẽ được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả sinh hoạt phí trong thời gian học tập tại trường.
Với chính sách này, ngành giáo dục kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng đầu vào, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, cần phải mở rộng đầu ra, đảm bảo công việc cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường mới là giải pháp cần thiết.
Trên thực tế, ngoài những yếu tố về cơ chế chính sách thì vấn đề học tập và khả năng thích ứng của sinh viên trước những thay đổi của môi trường, xã hội, cũng như trước những đổi mới của ngành giáo dục là vấn đề cần phải lưu tâm.
Chia sẻ vấn đề này với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Hồ Văn Nhật Trường, thủ khoa khoa Sinh năm 2020 của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là giáo viên của Trường Trung học Thực hành - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định:
Ngành sư phạm cũng như những ngành nghề khác, trong quá trình học tập, sinh viên cần phải biết tìm kiếm những cơ hội cho bản thân mình, phải chủ động mọi cơ hội, khẳng định bản thân nhiều hơn để không phải rơi vào tình trạng "tốt nghiệp là thất nghiệp".
Thầy Hồ Văn Nhật Trường khẳng định sinh viên sư phạm cần tìm kiếm cơ hội việc bằng cách học tập và khẳng định bản thân. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Theo thầy Trường, đối với ngành sư phạm, cần phải có niềm đam mê mới có thể theo đuổi đến cùng và cống hiến cho công việc.
Bằng tình yêu nghề, nhiệt huyết và hành trình phấn đấu nỗ lực của bản thân, trước ngày tốt nghiệp, Hồ Văn Nhật Trường đã được nhận công tác tại một trường phổ thông như mong ước.
Chia sẻ về kinh nghiệm của bản thân, thầy Trường cho biết, bản thân phải tìm kiếm mọi cơ hội để được học và học những điều mới. Thầy Trường nêu ra 5 bài học kinh nghiệm dành cho sinh viên sư phạm.
Thứ nhất, sinh viên cần xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng đối với hoạt động kiến tập, thực tập tại các trường học.
"Thời gian kiến tập, thực tập là cơ hội tốt nhất để mình có những trải nghiệm với nghề. Trước đây, mình chỉ được học lý thuyết nhưng việc đứng lớp dạy học sẽ giúp hình thành những kỹ năng, kiến thức mới quan trọng hơn.
Trước khi đăng ký kiến tập, thực tập, mỗi sinh viên cần xác định, định hướng mục tiêu rõ ràng cho bản thân.
Với tôi, thời gian kiến tập, tôi xác định chọn trường phổ thông có nhiều thử thách, một môi trường có nhiều tình huống sư phạm để mình học hỏi, cọ xát và tìm cách giải quyết vấn đề.
Năm cuối thực tập, tôi chọn một ngôi trường có phân chia lớp chuyên, đặc biệt là chuyên về khoa học tự nhiên theo đúng ngành của mình".
Với vị trí thủ khoa khoa Sinh của trường, Hồ Văn Nhật Trường tìm được công việc trước ngày tốt nghiệp. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Việc lựa chọn như vậy theo thầy Trường là để đạt mục tiêu bản thân đặt ra.
Khi là sinh viên năm ba, chắc chắn còn bỡ ngỡ với việc đứng lớp nên cần phải học hỏi nhiều kỹ năng, học hỏi cách ứng biến với những tình huống sư phạm thực tế để rèn luyện mình, bản lĩnh hơn, hiểu và yêu nghề hơn.
"Giai đoạn kiến tập, lớp tôi có những học sinh hơi quậy, mình phải tìm cách tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em.
Đây là lúc tôi thử các phương pháp sư phạm của mình, để biết các em có xem mình là bạn không, có sẵn sàng chia sẻ khó khăn với mình không?
Theo quan điểm hiện đại thì giáo viên chính là người bạn của học sinh, khi người thầy cho các em cảm giác an tâm, các em sẽ chia sẻ với mình những khó khăn, những tâm tư và từ đó, thầy giáo sẽ giúp học trò tiến bộ hơn, trưởng thành hơn", thầy Trường chia sẻ.
Tuy nhiên, mục tiêu năm cuối ở trường đại học của thầy Trường là tăng cường khả năng truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Việc chọn thử thách mới sẽ giúp cho thầy giáo tương lai tập trung chuyên sâu về chuyên môn, kiến thức chuyên ngành của mình.
Theo thầy Trường, sinh viên sư phạm cần phải làm nghiên cứu khoa học, làm các đề tài khóa luận liên quan đến các chủ đề trong chương trình mới (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Theo chia sẻ của thầy Hồ Văn Nhật Trường, quá trình dạy học khi kiến tập và thực tập phải chú trọng kỹ năng quan sát:
"Quan trọng nhất là quan sát trong lớp học, quan sát những điều nhỏ nhặt nhất như xích mích nhỏ của học sinh, nếu tinh tế thì mình sẽ nhận ra và biết cách giúp học sinh tháo gỡ. Như vậy, sau này mình gặp phải những tình huống đó thì mình sẽ giải quyết được".
Tuy nhiên, để thực sự rèn luyện, phát triển bản thân, để có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm với nghề thì sinh viên sư phạm còn cần chủ động học tập nhiều hơn nữa.
Bài học thứ hai dành cho sinh viên sư phạm chính là phải nâng cao kiến thức, trình độ, đáp ứng với những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục.
"Khi còn là sinh viên, trước những yêu cầu đổi mới của giáo dục, tôi phải tìm hiểu để có định hướng phát triển.
Đặc biệt với chương trình giáo dục phổ thông 2018, các sinh viên sư phạm cần phải làm nghiên cứu khoa học, làm các đề tài khóa luận liên quan đến các chủ đề trong chương trình mới.
Sau đó, tôi xin phép giáo viên hướng dẫn đi học theo các khóa tập huấn dành cho giáo viên, tôi hiểu hơn tinh thần của chương trình giáo dục mới, cũng như giáo dục STEM.
Việc nghiên cứu khoa học giúp sinh viên thực hành, tích lũy nhiều kiến thức chuyên ngành, đồng thời có thể hỗ trợ công tác dạy học giúp đỡ, hướng dẫn học sinh các đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng", thầy Trường chia sẻ.
Nhờ quá trình học tập đó, thầy giáo tương lai đã có nhiều thành tích, đạt giải Nhì cuộc thi "Thiết kế Clip mô phỏng STEM 2019" của Câu lạc bộ STEM Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, nhận nhiều chứng chỉ về giáo dục STEM.
Theo thầy Trường, quá trình học tập và những thành tích đạt được sẽ mở ra cơ hội cho một sinh viên sư phạm được đứng lớp dạy học nhiều hơn.
Thứ ba, sinh viên sư phạm cần tìm kiếm thêm cơ hội dạy học để được rèn nghề nhiều hơn.
"Nếu có kiến thức về STEM, sinh viên sư phạm nên đăng ký dạy học tạo các cơ sở giáo dục phổ thông. Thời gian đầu có thể chỉ làm trợ giảng, sau này sẽ được đứng lớp, được rèn luyện, được học hỏi và trưởng thành hơn với nghề", thầy Trường chia sẻ.
Điều quan trọng thứ tư dành cho sinh viên sư phạm là cần đăng ký dạy học tại những môi trường giáo dục đa dạng khác nhau, từ trường công lập, trường tư thục đến trường quốc tế...
Theo thầy Trường, tương ứng với mỗi loại hình, môi trường giáo dục sẽ có những đặc điểm, đặc thù riêng. Từ đó, sinh viên có thể áp dụng những kỹ năng, phương pháp sư phạm khác nhau và đúc rút kinh nghiệm, những bài học thực tế giá trị nhất.
Cuối cùng, sinh viên sư phạm cần tham gia tích cực những Hội thi nghiệp vụ sư phạm.
Thầy Trường cho biết: "Các hội thi sẽ giúp phát triển kỹ năng sư phạm cho sinh viên ở cả 4 phương pháp dạy học là dạy học truyền thống, dạy học theo chủ đề ứng dụng Công nghệ thông tin, dạy học thực hành và viết vẽ bảng",
Bản thân tham gia vào tất cả các hội thi, thầy Trường đánh giá cao ý nghĩa của hội thi về nghiệp vụ sư phạm, qua mỗi lần thi, sinh viên sẽ trưởng thành hơn, được góp ý về phương pháp sư phạm của mình, đó là những bài học quan trọng cho những giáo viên tương lai.
Thầy Hồ Văn Nhật Trường nhấn mạnh: "Cuộc sống, xã hội đang thay đổi từng ngày, nền giáo dục đang đứng trước những yêu cầu đổi mới, sinh viên sư phạm hôm nay là đội ngũ giáo viên tương lai hiện thực hoá công cuộc đổi mới, cải cách giáo dục".
Để làm tốt vai trò quan trọng đó và để đáp ứng được những yêu cầu của ngành đặt ra, sinh viên cần phải chủ động, tích cực học tập để có cơ hội làm việc, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Bên cạnh đó, thầy Trường cũng cho rằng, giáo dục đại học cần tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng thực tế cho sinh viên sư phạm, đặc biệt về Luật Giáo dục, tình huống sư phạm để sinh viên ít bị bỡ ngỡ khi bước vào nghề.
Có nên đào tạo sư phạm giống ngành y? Nhiều chuyên gia cho rằng, khoảng thời gian trải nghiệm dạy học thực tiễn ở bậc phổ thông của nhiều giảng viên sư phạm không nhiều. Vậy nên, đề xuất có hình thức đào tạo sinh viên sư phạm như đối với ngành y. Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh đổi mới giáo...