Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo quy định mới
Quy định bồi dưỡng thường xuyên giáo viên (GV), cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và GV trung tâm giáo dục thường xuyên có hiệu lực từ ngày 28/12/2019.
Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo quy định mới từ ngày 28/12/2019. Ảnh minh họa
Theo đó, Quy định này thay thế Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên GV mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Quy định gồm: Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên GV, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và GV trung tâm giáo dục thường xuyên.
Bồi dưỡng thường xuyên trong quy định mới cần đảm bảo nguyên tắc: Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm và nhu cầu phát triển của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên của địa phương và ngành giáo dục.
Bảo đảm đề cao ý thức tự học, bồi dưỡng liên tục tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm của GV, cán bộ quản lý.
Video đang HOT
Thực hiện phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp trong tổ chức bồi dưỡng thường xuyên bảo đảm thiết thực, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả.
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên thực hiện theo các Chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành gồm: Chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; Chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV trung tâm giáo dục thường xuyên.
Thực hiện bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, tăng cường tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của GV, cán bộ quản lý; Tăng cường thực hành tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa báo cáo viên với GV và cán bộ quản lý, giữa GV với nhau và giữa cán bộ quản lý với nhau.
Có 3 loại hình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên gồm tập trung, từ xa và bán tập trung.
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên gồm cơ sở giáo dục bồi dưỡng GV ( trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo); Cơ sở giáo dục bồi dưỡng cán bộ quản lý: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
GV, cán bộ quản lý giáo dục được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp (nếu có) và các chế độ, chính sách khác theo quy định trong thời gian thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
Theo kinhtedothi
Trường sư phạm sẽ tập huấn chương trình mới cho giáo viên
Cách làm này sẽ thay thế mô hình bồi dưỡng giáo viên các cấp do vụ chuyên môn của Bộ GD&ĐT thực hiện.
Chất lượng đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh minh hoạ
Đây là lần đầu tiên trường sư phạm tham gia, chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác này. Sự thay đổi này và cơ chế kết hợp giữa trường sư phạm với Sở GDĐT, dưới sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, nhằm tạo ra sự thống nhất, bài bản trong đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Theo đó, Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của từng địa phương do trường đại học sư phạm phụ trách phối hợp Sở GD&ĐT thống nhất xây dựng, báo cáo Bộ và triển khai thực hiện phù hợp. Bộ GD&ĐT sẽ thành lập ban điều hành, giám sát việc bồi dưỡng giáo viên ở các địa phương để nắm bắt, giám sát thực tế công tác tổ chức thực hiện.
"Quan điểm của Bộ GD&ĐT là giao cho các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục trực tiếp tham gia bồi dưỡng dưới sự phối hợp, hỗ trợ của các Sở GD&ĐT, các nhà trường phổ thông và chỉ đạo của Bộ GD&ĐT" - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nói.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết việc bồi dưỡng giáo viên trước đây chủ yếu theo cách truyền thụ kiến thức với một số nội dung có sẵn và giáo viên cũng muốn được mang cái có sẵn đó về giảng dạy cho học sinh. Kiểu cầm tay chỉ việc như thế rất dễ dàng cho giáo viên và người đi bồi dưỡng. Nhưng ở chương trình GDPT mới, nhận thức và cách thức bồi dưỡng đã thay đổi.
"Phải biến nhận thức và cách thức được bồi dưỡng trở thành tự bồi dưỡng", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói. Theo đó, giáo viên phải chủ động, năng động tìm hiểu, nắm bắt nội dung, yêu cầu, mục tiêu cần đạt... của chương trình GDPT mới, chương trình các môn học. Chương trình mới được thiết kế theo hướng mở để giáo viên được chủ động, sáng tạo trong cách giảng dạy của mình.
Với các video trao đổi gốc, học liệu gốc về chương trình tổng thể, chương trình môn học, nguyên lý, mục tiêu, yêu cầu cần đạt... của chương trình giáo dục phổ thông mới, được đưa lên mạng, tất cả các giáo viên đều có thể tiếp cận để nghiên cứu, học tập.
Trước khi tham dự bồi dưỡng trực tiếp, các giáo viên đều phải nghiên cứu trước các tài liệu này để nắm được các vấn cơ bản của chương trình GDPT mới. Những học liệu trên sẽ tồn tại trên hệ thống online, giúp giáo viên đọc, học, nghiên cứu nhiều lần.
Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến cũng có diễn đàn để giáo viên khi thấy khúc mắc, khó khăn có thể trao đổi ngay với giảng viên chủ chốt, giáo viên cốt cán.
Công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên sẽ phải đảm bảo tiến độ về thời gian để đáp ứng lộ trình triển khai của chương trình giáo dục phổ thông mới. Năm học 2020-2021 tới sẽ áp dụng chương trình mới cho tất cả học sinh lớp 1, năm học 2021-2022 sẽ áp dụng cho lớp 2, lớp 6, năm học 2022-2023 cho lớp 3,7,10 và cuốn chiếu đến năm học 2024-2025 tất cả các cấp học, lớp học sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
MK
Theo baochinhphu
Bồi dưỡng qua mạng - thách thức cho trường Sư phạm Chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, một trong những vấn đề gây nhiều băn khoăn là năng lực và sự đáp ứng của đội ngũ giáo viên. Để chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện thành công thì vai trò của các trường sư phạm trong việc xây dựng các chương trình bồi dưỡng giúp giáo...