Bồi dưỡng cấp tốc để ‘gánh’ chương trình
Hai môn học mới của Chương trình GDPT 2018 là Khoa học tự nhiên và Lịch sử – Địa lý được các trường THCS triển khai khác nhau.
Có trường phân công một giáo viên đảm nhận cả môn học, có nơi tách ra từng phân môn, bố trí 2-3 giáo viên cùng giảng dạy.
Cá biệt, có đơn vị năm học trước bố trí mỗi phân môn một giáo viên đứng lớp, nhưng năm học này do khó khăn về biên chế nên gom chung một giáo viên. Thực tế này khiến các thầy, cô rơi vào thế bị động, bồi dưỡng cấp tốc kiến thức trong vòng 2-3 tháng nhưng “gánh” chương trình cả môn học.
Cô Nguyễn Thị Phương Thanh, giáo viên môn Khoa học tự nhiên, Trường THCS Bạch Đằng (quận 3), bày tỏ, để dạy “đều tay” các mảng kiến thức trong môn tích hợp cần quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên. Thời điểm hiện tại, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức dạy môn tích hợp chỉ đáp ứng yêu cầu dạy học cơ bản, song để mở rộng, chuyên sâu kiến thức và kỹ năng cho học sinh thì rất khó.
Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết, thời điểm triển khai Chương trình GDPT 2018, các trường đại học chưa có mã ngành đào tạo giáo viên đa môn. Do đó, việc sử dụng đội ngũ sẵn có – dù được đào tạo đơn môn là tất yếu. Nói thêm về việc đào tạo, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn Võ Văn Thật cho biết, năm 2019 trường bắt đầu mở mã ngành đào tạo sư phạm Lịch sử – Địa lý và Khoa học tự nhiên. Theo lộ trình đào tạo 4 năm thì cuối năm 2023 mới có lứa giáo sinh đầu tiên tốt nghiệp ra trường với 30 giáo viên ở mỗi ngành học. Hiện nay, còn khoảng 90% sinh viên theo học. Như vậy, ước tính có hơn 50 giáo sinh ra trường.
Video đang HOT
Còn Trường Đại học Sư phạm TPHCM, cuối năm 2023, sẽ có hơn 100 giáo sinh đầu tiên tốt nghiệp hai ngành sư phạm Lịch sử – Địa lý và Khoa học tự nhiên. Song, câu hỏi được đặt ra là với số lượng giáo viên đa môn hàng năm tốt nghiệp ra trường, bài toán phân bổ giáo viên sẽ tính toán như thế nào để không xảy ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu như từng xảy ra với các môn học khác?
Bồi dưỡng giáo viên phải thực chất
Việc bồi dưỡng, tập huấn giáo viên nói riêng và nhiều ngành nghề khác nói chung lâu nay có ý kiến băn khoăn về hiệu quả do học kiểu "cưỡi ngựa xem hoa". Nhất là một số chương trình hiện nay tổ chức bồi dưỡng trực tuyến thì liệu thực chất đến đâu?
TS Lê Thị Kim Anh.
TS Lê Thị Kim Anh, chuyên gia tư vấn của Ban Quản lý Chương trình phát triển các trường Sư phạm ETEP (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết về vấn đề này.
PV: Để triển khai thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một trong những giải pháp quan trọng đó là tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên. Song trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, việc tập huấn trực tiếp có những mô đun chuyển sang bồi dưỡng trực tuyến, giáo viên tự xem và học qua tài liệu. Nhiều ý kiến lo ngại việc học trực tuyến sẽ khó đạt hiệu quả bồi dưỡng, thưa bà?
TS Lê Thị Kim Anh: Trước hết phải nói rằng việc học "cưỡi ngựa xem hoa" xảy ra ở các cấp học, không chỉ khi bồi dưỡng giáo viên mà ngay cả đối với học sinh, sinh viên đại học cũng vậy. Điều này bộc lộ vấn đề là lâu nay chúng ta chú trọng đến việc đánh giá đầu ra ở giai đoạn cuối cùng và thường chỉ tập trung đến đó. Những bài kiểm tra 15 phút hay 1 tiết vẫn dừng lại ở chỗ học sinh có thể học cho xong, thiếu tập trung trong quá trình học... Với ý nghĩa đó, chúng tôi tổ chức tài liệu điện tử học trên mạng với thiết kế nội dung bài tập cuối cùng chỉ là một phần chiếm 20-30% đánh giá kết quả khóa bồi dưỡng. Kết quả học tập được đánh giá rải ra trong quá trình học.
Tài liệu điện tử này được thiết kế để giảm thiểu tối đa hiện tượng học tập qua quýt, bằng cách tài liệu được thiết kế thành những đơn vị nhỏ có những video để minh hoạ, có ví dụ thực tiễn và không thể bấm tua nhanh tài liệu, học trong vòng 2-3 tiếng là xong.
Quá trình học đòi hỏi phải có sự tương tác, nghĩa là xem khoảng 10 phút phải trả lời câu hỏi và buộc người học phải thực sự xem tài liệu và hiểu. Nếu chưa trả lời câu hỏi, sẽ dừng chương trình ở đó. Nếu trả lời sai, người học có quyền trả lời lại nhưng phải dành thời gian xem lại mới được trả lời chứ không phải cứ bấm chọn bừa cho xong. Khi mất thời gian xem đi xem lại, người học sẽ ít nhiều lĩnh hội được bài học hoặc hiểu ra việc chú tâm học tập trung sẽ đỡ mất thời gian hơn so với việc xem đi xem lại.
Nhìn chung tài liệu này tương đối dài, được thiết kế học trong vòng 5-7 ngày nên giáo viên đã học trong quá trình nghiên cứu tài liệu rồi, các bài tập hoàn thành cuối khóa học chỉ là một phần. Kết quả của khóa học không chỉ phụ thuộc vào bài tập cuối cùng mà là cả quá trình họ đã học được những gì.
Việc đánh giá hiện nay cũng đã thay đổi, chuyển từ đánh giá sau sang đánh giá quá trình, trong đó bắt buộc sự tham gia của người học là tích cực. Trong đó, các giảng viên sư phạm thiết kế ra các câu hỏi kiểm tra xem người học có học thật không.
Trong bối cảnh học sinh, sinh viên ở nhiều địa phương đang học trực tuyến thì đây là một kinh nghiệm quý giá. Theo bà, các trường, các thầy cô nên áp dụng kinh nghiệm này khi triển khai dạy học cho học sinh, sinh viên ra sao?
- Kinh nghiệm này thực tế đã được triển khai ở các trường ĐH sư phạm và các trường khác. Đó là tăng cường các hoạt động của học sinh, sinh viên không chỉ là đọc sách mà trên nền tảng kiến thức mình tiếp thu được, họ phải thao tác, hoạt động trong nhóm, ra một sản phẩm. Chính quá trình đó sẽ giảm thiểu việc học không thực chất. Người học phải áp dụng những kiến thức đã học được để phát triển thành những hoạt động ra sản phẩm, sau đó trình bày sản phẩm này để cho thầy cô, bạn bè góp ý. Đó là cách để dạy học phát triển năng lực, bao gồm không chỉ năng lực về phẩm chất mà cả năng lực tư duy, hành động, làm việc theo nhóm, năng lực trình bày thuyết phục...
Trân trọng cảm ơn bà!
Theo TS Lê Thị Kim Anh, quá trình học đòi hỏi phải có sự tương tác, nghĩa là xem khoảng 10 phút phải trả lời câu hỏi và buộc người học phải thực sự xem tài liệu và hiểu. Nếu chưa trả lời câu hỏi, sẽ dừng chương trình ở đó. Nếu trả lời sai, người học có quyền trả lời lại nhưng phải dành thời gian xem lại mới được trả lời chứ không phải cứ bấm chọn bừa cho xong.
Cô giáo dạy Giáo dục Công dân chia sẻ bí kíp để học sinh thích môn 'phụ' Với phương pháp dạy học sinh động, những tiết GDCD của cô Bùi Thị Minh Hương (THPT Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn được học sinh thích thú, hưởng ứng. Suốt 20 năm giảng dạy, cô giáo Bùi Thị Minh Hương luôn tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học. Bí kíp dạy môn "phụ" Giáo dục công dân (GDCD) là môn học giáo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025