Boeing 737 MAX tiến gần hơn tới mục tiêu cất cánh trở lại
Ngày 21/7, Cơ quan Hàng không Dân dụng Mỹ (FAA) cho biết sẽ sớm tiếp nhận các ý kiến cộng đồng về việc cấp lại chứng nhận an toàn cho dòng máy bay Boeing 737 MAX, vốn bị cấm bay kể từ tháng 3/2019 sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến dòng máy bay này.
Máy bay Boeing 737 MAX hạ cánh sau chuyến bay thử nghiệm của Cơ quan Hàng không Dân dụng Mỹ (FAA) tại Seattle, Washington, Mỹ, ngày 29/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
FAA cho biết sẽ ban hành một hướng dẫn đánh giá khả năng bay với dòng máy bay này, công bố trên Sổ đăng kiểm Liên bang – tạp chí chính thức của chính phủ Mỹ. Công chúng có thể đóng góp ý kiến về những thay đổi trong thiết kế và trong các quy trình bay “nhằm giảm thiểu những vấn đề về an toàn được phát hiện trong quá trình điều tra các vụ tai nạn máy bay của hai hãng hàng không Lion Air và Ethiopian Airlines”. Giai đoạn tiếp nhận ý kiến kéo dài trong vòng 45 ngày.
Thông báo của FAA đánh dấu Boeing 737 MAX gần hơn tới mục tiêu được cấp chứng nhận trở lại bầu trời sau khi cơ quan này hoàn thành các chặng bay thử nghiệm dòng máy bay nói trên hôm 1/7.
Video đang HOT
Theo FAA, dù đây là một “cột mốc quan trọng” nhưng cơ quan này cũng nhấn mạnh quy trình cấp lại chứng nhận cho Boeing 737 MAX vẫn chưa chắc chắn và còn nhiều thủ tục khác sau quá trình tiếp nhận ý kiến công chúng.
Các thủ tục sau đó bao gồm biên bản báo cáo cuối cùng về việc đánh giá và khắc phục những phản ánh từ công chúng, cũng như phê duyệt tài liệu về bản thiết kế hoàn chỉnh của Boeing. Tất cả các máy bay thuộc dòng MAX được chế tạo sau 2 vụ tai nạn trên cũng sẽ được các nhân viên của FAA trực tiếp kiểm tra nghiêm ngặt.
FAA cho biết cơ quan này sẽ chưa đưa ra quyết định khi nào các thủ tục trên được hoàn thành, đồng thời tiếp tục thực hiện quy trình phê duyệt một cách thận trọng và theo dõi kỹ những điều chỉnh của Boeing đối với 737 MAX. Cơ quan này sẽ chỉ gỡ bỏ lệnh cấm bay sau khi các chuyên gia khẳng định dòng máy bay nói trên đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận an toàn.
Boeing 737 MAX đã bị cấm bay từ hôm 13/3/2019, sau vụ tai nạn của hãng hàng không Ethiopian Airlines khiến 157 người thiệt mạng. Trước đó, một vụ tai nạn tương tự với hãng Lion Air (Indonesia) hồi tháng 10/2018 cũng đã cướp đi sinh mạng của 187 người. Hệ thống điều khiển bay tự động MCAS của dòng máy bay này được cho là nguyên nhân gây ra cả 2 vụ tai nạn nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình thay đổi thiết kế, Boeing cũng phát hiện các lỗi kỹ thuật khác, bao gồm lỗi liên quan đến hệ thống điện, cũng khiến quy trình xem xép cấp lại chứng nhận an toàn kéo dài hơn dự kiến.
Mỹ truy tố hai người Trung Quốc ăn cắp bí mật quốc phòng, dữ liệu Covid-19
Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố hai công dân Trung Quốc có liên quan tới chiến dịch gián điệp mạng kéo dài cả thập niên.
Mỹ truy tố hai người Trung Quốc ăn cắp bí mật quốc phòng, dữ liệu Covid-19. Ảnh: The New Arab
Hai người này được cho là đã nhắm vào các nhà thầu quốc phòng, các nhà nghiên cứu về dịch Covid-19 cùng hàng trăm nạn nhân khác trên toàn cầu.
Theo Reuters, nhà chức trách Mỹ ngày 21/7 cho biết, Li Xiaoyu và Dong Jiazhi đã đánh cắp nhiều terabytes thiết kế vũ khí, thông tin về thuốc, code nguồn phần mềm cũng như dữ liệu cá nhân của hàng trăm mục tiêu.
Mỹ cáo buộc hai người này làm việc cho chính phủ Trung Quốc chứ không phải là gián điệp.
Tuyên bố tại một cuộc họp báo, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ về vấn đề an ninh quốc gia John Demers cho biết, việc lấy trộm thông tin cho thấy Trung Quốc "sẵn sàng nhắm mắt trước các tội phạm tin tặc đang hoạt động trong phạm vi biên giới nước này".
Cáo trạng hầu như không đề cập tới tên các cá nhân và công ty bị nhắm tới, song luật sư William Hyslop - người tham gia họp báo cùng ông Demers nói, có hàng trăm nạn nhân ở Mỹ lẫn toàn cầu.
Giới chức Mỹ cho hay, điều tra đã được tiến hành sau khi tin tặc xâm nhập vào một mạng lưới thuộc Hanford Site - khu liên hợp hạt nhân hiện không còn sử dụng của Mỹ tại phía đông bang Washington hồi 2015.
"Li và Dong là một trong những nhóm tin tặc hoạt động mạnh nhất mà chúng tôi từng điều tra", đặc vụ FBI Raymond Duda, đứng đầu văn phòng FBI tại Seattle cho biết.
Bản cáo trạng được công bố ngày 21/7 viết, vào 27/1, khi sự bùng phát của virus corona được nhiều người chú ý, Li và Dong đã cố đánh cắp nghiên cứu vắc xin ngừa Covid-19 tại một công ty công nghệ sinh học Massachusett.
Nổ súng tại 'khu tự trị' Mỹ, một người chết Một người đàn ông bị bắn chết và một người bị thương nặng ngày 20/6 tại "khu tự trị" do người biểu tình lập ở Seattle, bang Washington. Cảnh sát cho biết vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 2h30 ngày 20/6 (16h30 giờ Hà Nội) tại nơi được gọi là "Khu Tự trị Capitol Hill" (CHOP). "Các cảnh sát đã cố gắng...